4 bước sơ cứu người bị bong gân, trật khớp
Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, bớt vận động, chườm đá giảm đau, dùng băng thun quấn nhẹ nhàng và kê cao vùng bị tổn thương để giảm sưng.
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Huy, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, sơ cứu ban đầu rất quan trọng với người bị chấn thương bong gân, trật khớp. Sơ cứu kịp thời giúp giảm rủi ro, không làm nặng thêm chấn thương, thuận lợi cho việc điều trị tiếp theo tại cơ sở y tế.
Nếu bị đụng dập, nạn nhân tổn thương gân cơ (nối các cơ). Khi khớp bị kéo căng hay bong gân, là tổn thương của dây chằng (giúp liên kết 2 đầu xương với nhau). Trong cả 2 trường hợp, bạn nên thực hiện 4 bước sơ cứu sau:
Nghỉ ngơi
Hạn chế vận động để giảm đau, có thể dùng nạng, gậy hoặc nẹp vải nếu chấn thương nhẹ. Trường hợp sau chấn thương các cử động thông thường bị giới hạn, nên để vùng tổn thương được nghỉ ngơi hoàn toàn bằng cách nẹp cố định qua hai khớp bằng bất cứ vật gì dài và chắc.
Lưu ý: Không nên cố gắng nắn, bẻ, chỉnh sửa nơi bị đau để cố đưa về vị trí bình thường hoặc lặp đi lặp lại các cử động mặc dù khó khăn, sẽ gây đau và làm tổn thương nặng hơn.
Chườm đá
Để giảm đau và sưng phù, nên dùng thuốc xịt giảm đau và các túi chườm lạnh nhanh. Bạn có thể lấy đá lạnh cho vào túi nilon rồi dùng khăn bọc lại chườm để tránh tê cóng.
Trong 24 giờ đầu, nên chườm đá khoảng 3 lần, mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Đặc biệt là không thoa dầu nóng hoặc dùng nhiệt trong 24 giờ đầu vì có thể làm sưng, bầm nhiều hơn.
Video đang HOT
4 bước sơ cứu người bị bong gân, trật khớp.
Băng ép
Dùng băng thun quấn nhẹ nhàng và đều tay giúp vùng tổn thương giảm sưng nề và mau hồi phục. Không nên băng quá chặt lấy tay làm ảnh hưởng đến tuần hoàn phía sau nơi băng ép.
Lưu ý: Luôn kiểm tra các đầu ngón chân xem có tím hoặc tê bì không, nếu có thì cần phải nới lỏng băng thun.
Kê cao
Bạn cần kê vùng tay chân bị tổn thương lên cao hơn tim để tăng lượng máu tĩnh mạch dồn về hệ tuần hoàn, giảm sưng nề.
Nạn nhân sau khi té ngã không thể đứng dậy được, đau nhiều vùng lưng hay vùng cổ, không thể xoay trở cổ, mất cảm giác và vận động, nhiều khả năng bị chấn thương tủy sống. Bạn cần bình tĩnh gọi cấp cứu để được hỗ trợ y tế ngay, vì mọi cố gắng xoay trở hay khiêng vác nạn nhân lúc này đều có thể làm nặng hơn các tổn thương ở tủy sống cổ hoặc lưng, dẫn đến liệt.
Bác sĩ Huy khuyên nên có biện pháp phòng ngừa tai nạn trong nhà. Chẳng hạn, cầu thang nên có tay vịn cả hai bên, không để những vật dụng không cần thiết trên cầu thang, chú ý phải đủ ánh sáng cho cả lối lên và xuống. Phòng tắm không được trơn trượt, có thể lót thảm chống trượt, hoặc làm nơi tắm riêng biệt để nước không bắn khắp sàn. Cửa sổ không nên dùng loại lùa mà lắp cửa có chấn song. Ban công đảm bảo độ cao an toàn, có che chắn phù hợp. Đối với trẻ nhỏ, người lớn luôn quan sát trẻ khi chơi ngoài hành lang, ban công, ngoài đường…
Cẩm Anh
Theo VnE
Mẹ 2 con kể lại giây phút kinh hoàng cứu sống bé trai 2 tuổi chìm nghỉm dưới sông vì đuối nước
Đến khi kể lại câu chuyện này chị Yến (26 tuồi) vẫn không khỏi kinh hãi. Nhờ tin vào linh cảm của mình mà chị đã cứu mạng được 1 bé trai thoát tai nạn đuối nước thương tâm.
Đuối nước là tai nạn thương tâm rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những vùng sông nước. Nếu như cha mẹ không chú ý quan sát con, chỉ cần lơ là 1 phút thôi thì rất dễ xảy ra chuyện đau lòng. Đây cũng chính là câu chuyện mà chị Kim Yến, 26 tuổi (đến từ Sóc Trăng) vừa mới trải qua và vẫn khiến chị vẫn rùng mình khi nhớ lại. Điều đặc biệt nhất đó chính là linh tính của 1 người mẹ đã mách bảo chị rằng sắp có chuyện không ổn xảy ra, nhờ thế mà chị Yến đã cứu mạng được một bé trai 2 tuổi khỏi chết đuối.
Bỗng dưng có linh cảm không ổn, chị Yến chạy xuống sông thì phát hiện một bé trai 2 tuổi rơi từ trên cầu xuống.
Chia sẻ về vụ việc, chị Yến cho hay trước đó có 3 bé trai nhà hàng xóm đến rủ con chị đi bơi nhưng chị không đồng ý. Một lúc sau chị bỗng cảm thấy có gì đó không ổn nên bảo con bế em vào nhà đóng cửa, còn bản thân chị chạy thật nhanh xuống bờ sông xem có chuyện gì không thì chứng kiến cảnh tượng bé trai 2 tuổi bị chìm hẳn xuống sông và gần như suýt chết đuối:
"Lúc này mình mới tắm cho các con xong, mấy mẹ con mới ra hành lang nhà ngồi thì bỗng cảm thấy có gì đó thật sự không ổn. Mình liền bảo các con vào nhà đóng cửa lại rồi chạy thật nhanh xuống bến sông xem đã xảy ra việc gì. Khi chạy thật nhanh xuống thì thấy 1 cháu nhỏ rơi, còn 2 anh ở trên cầu. 2 cháu trai này mải chơi nên để em rơi xuống, đến khi em mình chìm rồi mới kêu lên".
Phát hiện sự việc trên chị không ngại ngần nhảy xuống sống để cứu bé lên.
Chứng kiến cảnh tượng đáng sợ ấy chị Yến không ngần ngại mà lao xuống sông luôn để cứu bé, chị cứ lặn xuống tìm kiếm không ngừng, một lúc sau thì phát hiện bé đã nằm sát xuống đáy sông:
"Mình xuống tới thì cháu nhỏ chìm mất rồi! Ngay lập tức mình lao nhanh xuống nước. Lúc này chẳng cần biết gì nữa, mình cứ lặn thật nhanh để tìm được bé thôi vì tìm được sớm bé sẽ có cơ hội sống cao. May thay mình chạm được bé ở sát đáy và bế bé chạy thật nhanh lên bờ rồi sơ cứu. Lúc đó môi, miệng, mặt mày bé tím tái, bụng với miệng căng nước rồi. Đến lúc sơ cứu được, bé thở với khóc được rồi thì mẹ bé mới hay tin và chạy sang".
Trước khi chạy ra sông chị đã bảo các con vào nhà và khóa chặt cửa lại.
Đến thời điểm hiện tại thì sức khỏe của cháu bé đã ổn định trở lại nhưng vẫn nằm lại bệnh viện để theo dõi phổi. Sau sự việc đáng sợ lần này chị Yến không quên nhắn nhủ tới các phụ huynh khác đừng bao giờ chủ quan mà không để ý con trẻ, bởi chỉ 1 phút lơ là thôi thì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Điều quan trọng tiếp theo đó chính là hãy cho các con đi học bơi, nhất là những gia đình đang sống gần vùng sông ngòi: "Thật sự mùa này ở quê đang vào mùa nước nổi, rất dễ xảy ra những trường hợp tương tự lắm. Mình chỉ mong là các phụ huynh nên cho trẻ đi học bơi để biết tự bảo vệ mình trước, sau đó là mong phụ huynh hãy để mắt đến các con. Đừng ỷ vào các con tự chơi được nên không cần quan tâm đến nữa, nhất là những nhà ở vùng quê nông thôn nhiều sông ngòi như quê mình. Hãy đừng để xảy ra trường hợp nào như thế nữa".
Theo Helino
Máy tự lọc máu tại nhà cho người suy thận Máy lọc màng bụng giúp máu được lọc liên tục, gần giống chức năng thận tự nhiên, người bệnh có thể lọc tại nhà. Bệnh nhân 40 tuổi ở Tiền Giang bị suy thận giai đoạn cuối kèm suy tim nặng, nếu chạy thận nhân tạo sẽ có nhiều biến chứng. Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM đã...