4 bước đơn giản để môi bạn không bị khô
Môi bạn sẽ căng, mọng trong cả mùa hanh nếu luôn ghi nhớ 4 bước dưới đây.
Bước 1: Cố gắng thở bằng mũi
Luôn cố gắng thở bằng mũi và hạn chế tối đa thở bằng miệng
Luôn cố gắng thở bằng mũi và hạn chế tối đa thở bằng miệng. Khị bạn phải thở bằng miệng, bạn đã trực tiếp “phơi” môi mình ra gió và không khí, dẫn đến việc đôi môi bạn sẽ càng bị khô.
Bước 2: Bổ sung nước
Video đang HOT
Uống nhiều nước càng tốt, nước rất cần cho da nhất là vào lúc thời tiết hanh khô. Nên có một máy tạo hơi ẩm trong phòng nếu làm việc dưới máy điều hòa nhiệt độ. Ăn nhiều hoa quả, những loại giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo… sẽ rất tốt cho làn da trong mùa khô hanh. Hạn chế một số đồ ăn có thể gây khô, nứt môi như hạt tiêu, ớt…
Bước 3: Bảo vệ môi
Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đặc biệt vào mùa đông bạn nên dùng khăn quàng để che môi lại khi ra đường. Đối với mùa hè bạn nên sử dụng son dưỡng môi có chứa thành phần chống nắng.
Bước 4: Dùng sữa tươi
Sữa là một trong những loại thực phẩm cung cấp nhiều loại protein và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Với 5 thành phần chủ yếu như: đạm, chất béo, đường lactose, vi khoáng chất và nước thì sữa cũng là một trong những thực phẩm tự nhiên giúp đôi môi trở nên mịn màng hơn.
Khi môi của bạn xuất hiện hiện tượng khô và nứt nẻ thì có thể lựa chọn sữa tươi để khắc phục hiện tượng khó chịu này. Trước tiên, bạn cần làm sạch môi bằng nước ấm và xoa nhẹ một lớp sữa lên đó. Để chúng trên môi khoảng 10 phút rồi dùng một miếng bông nhúng nước ấm thấm sạch. Áp dụng hàng ngày với biện pháp này có thể giúp bạn lấy lại sự mịn màng cho đôi môi.
Theo Alobacsi
Chống nứt môi mùa lạnh
Môi nứt nẻ đặc biệt hay gặp trong thời tiết lạnh ẩm. Nguyên nhân gây ra tình trạng như bạn kể là do môi trường, thời tiết làm cho da ở môi bị tổn thương.
Tôi năm nay gần 30 tuổi, không có bệnh tật gì nhưng môi rất hay bị khô và sau đó là nứt ra rất đau, kéo dài vài tuần mới khỏi hẳn. Xin cho biết nguyên nhân gây ra chứng bệnh này, có chữa khỏi hẳn được không?
(Lê Hoài Thanh - Ninh Thuận)
Môi nứt nẻ đặc biệt hay gặp trong thời tiết lạnh ẩm. Nguyên nhân gây ra tình trạng như bạn kể là do môi trường, thời tiết làm cho da ở môi bị tổn thương. Môi thường bị khô và những vùng da xung quanh môi xuất hiện vết đỏ.
Có một số điều cần làm và cần tránh để bảo vệ đôi môi của bạn. Không liếm môi: sự liếm môi nhiều lần mục đích làm bớt khô thật sự không có ích lợi, liếm môi nghĩa là cho môi tiếp xúc nhiều lần với nước sẽ làm mất lớp ẩm trên môi, gây cho chúng càng khô hơn.
Dùng dầu bôi làm ẩm: trên thị trường có nhiều loại dầu dùng riêng cho môi. Bạn chỉ cần bôi lên môi một lớp bảo vệ bằng dầu sẽ giữ được độ ẩm làm mềm môi, chống nứt nẻ do bị khô.
Dùng son môi: ngày nay son môi khá phổ biến với bạn gái. Chúng làm đẹp và tạo hấp dẫn cho đôi môi của bạn, chúng không những chống được khô môi gây nứt nẻ mà còn chống lại tác dụng độc hại của ánh nắng mặt trời nếu bạn chọn những loại son có chất lượng tốt.
Tránh ánh nắng mặt trời: vì vùng môi không chứa chất melanin (hắc tố) nên dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời (gây bỏng môi). Khi ra nắng nóng bạn nên bôi son hay dầu dưỡng môi để bảo vệ trước.
Kiểm tra kem đánh răng: một số sản phẩm vệ sinh răng miệng có thể gây dị ứng cho môi gây đỏ, rộp da môi. Bạn cần lưu ý đến kem đánh răng đang dùng và cả nước xúc miệng.
Lưu ý đến những thứ đi qua đôi môi: đôi khi một số thức ăn cũng gây khô, nứt môi. Bạn cần lưu ý tránh những loại như: tiêu, rượu, ớt...
Theo SKĐS
Chế độ ăn uống giúp ngăn rụng tóc từ chuyên gia Có một sự kết nối, tương quan rất lớn giữa chế độ ăn uống và sức khỏe của mái tóc. Trên thực tế, nhiều chuyên gia chỉ cần quan sát mái tóc của bạn, có thể đoán được chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia Priya Kathpal để mái tóc của bạn giảm thiểu tình trạng...