4 bộ phim chân thật nhất về căn bệnh trầm cảm và cách nó tác động đến cuộc sống của mỗi người
Trầm cảm đã từ lâu đã không còn là cái tên quá xa lạ. Dẫu vậy, việc hiểu được thứ mà nạn nhân của căn bệnh này đã phải chịu đựng trước khoảnh khắc cuối đời thật sự sẽ khiến người xem phải chua xót.
Không chỉ tập trung vào nhân vật chính cùng những thứ tồi tệ mà họ đã trải qua, những bộ phim này cũng đã vô cùng thành công trong việc xây dựng cốt truyện chân thật và trần trụi. Điều này giúp cho khán giả không chỉ hiểu hơn về bệnh tâm lý mà còn được tận hưởng những thước phim vô cùng hấp dẫn và kịch tính. Sau đây là danh sách 4 phim hay series mà bản thân mình cho là đáng xem nhất.
4. Christine
Mở đầu danh sách là bộ phim dựa trên một sự kiện hoàn toàn có thật. Chính xác là vào tháng 7 năm 1974, một nữ phóng viên 29 tuổi – Christine Chubbuck đã dùng súng tự sát ngay trong một chương trình truyền hình trực tiếp tại Sarasota, bang Floria, Mỹ. Đây thật sự là một sự kiện làm chấn động toàn bộ ngành truyền thông nói riêng và nước Mỹ nói chung. Mãi đến năm 2016, các nhà làm phim mới lật lại những tình tiết đã xảy ra vào năm đó để dựng lên một bộ phim về cô gái đáng thương kia.
Đoạn video ghi lại cảnh tự sát năm xưa đã bị xóa do yêu cầu từ phía gia đình của chính Christine, âu cũng là một điều vô cùng dễ hiểu. Bộ phim quá đỗi thành công trong khâu khắc họa những chuỗi ngày vô cùng tồi tệ mà cô gái đã trải qua, khi đối mặt với sự cự tuyệt của người bạn trai, sự quản lý gắt gao từ người mẹ và áp lực kinh khủng trong công việc.
Trailer phim Christine
Norwegian Wood (Rừng Na Uy) là tác phẩm điện ảnh của đạo diễn kiêm nhà biên kịch Trần Anh Hùng. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Haruki Murakami.
Cốt truyện xoay quanh Watanabe Toru, một chàng trai trải qua nhiều cuộc tình chớp nhoáng với nhiều cô gái khá phóng khoáng. Dẫu vậy, Toru vẫn có cho mình 2 mối tình khắc cốt ghi tâm là Naoko, người yêu của người bạn thân nhất – một cô gái không ổn định về cảm xúc, và Midori, một cô gái luôn vui vẻ, năng động. Các nhân vật trong truyện hầu hết là những con người cô được liên kết với nhau. Có những nhân vật đã phải tìm đến cái chết để giải thoát khỏi nỗi đau đớn ấy.
Mạch phim thật sự bắt đầu từ khi xảy ra vụ tự tử đúng vào sinh nhật 17 tuổi của Kizuki. Cái chết này để lại nỗi đau và vết thương chẳng thể nào được chữa lành trong tâm hồn của người bạn thân Toru Watanabe và cô người yêu Naoko. Hai người còn sống sẽ phải nương tựa vào nhau để cùng nhau vượt ra nỗi đau.
Trailer phim Norwegian Wood
13 Reasons Why đang là một trong những series được quan tâm nhất hiện nay một vấn đề nóng hổi bậc nhất trong xã hội: bạo lực học đường. Bộ phim đang được chiếu trên kênh truyền hình Netflix và đã phát sóng đến mùa 4.
Dựa theo tiểu thuyết tâm lý cùng tên của tác giả Jay Asher, cốt truyện chính của series phim xoay quanh Hannah, một cô bé quyết định tự sát ở tuổi 17. 13 cuốn băng được cô bé ghi lại kể về những thứ đã day dứt cô đến tận cùng, để rồi cái chết là thứ Hannah tìm đến để giải thoát bản thân mình. Bộ phim đã có một góc nhìn vô cùng sắc bén nhưng không kém phần trần trụi về vấn đề nhạy cảm nhưng cũng nóng nhất của xã hội hiện thời: nạn bắt nạt học đường, các bệnh tâm lí cùng một số chủ đề như trầm cảm, tự sát
Trailer phim 13 Reasons Why
1. Joker
Sẽ thật sự là một thiếu sót nếu không nhắc đến hắn – biểu tượng tội ác của vũ trụ DC. Bộ phim Joker quả thực là một tuyệt tác để người xem có thể hiểu hơn về người đàn ông Arthur Fleck, cũng như cái cách mà xã hội đã đẩy một con kẻ chừng như đáng thương đến bờ vực của sự điên loạn.
Joker hoàn toàn khác với những gì đã từng được ra mắt trước đây, khi sự điên loạn và tù túng được đẩy lên một cấp độ hoàn toàn khác. Khán giả sẽ thật sự sững sờ với những tình tiết nghẹt thở và bạo lực liên hồi xuyên suốt thời lượng phim. Chưa có bất kì bộ phim nào có thể mang lại bầu không khí đen tối và nặng nề như cái cách mà Joker đã làm. Việc phát triển câu chuyện một cách vô cùng chậm thật sự khiến người xem không khỏi ngợp thở. Sự vô nhân tính mà con người ở thành phố Gotham bộc lộ, không sớm thì muộn, cũng sẽ nhấn chìm và vùi dập người đàn ông đáng thương kia đến tận cùng của sự thống khổ, dằn vặt.
Có ý kiến cho rằng, việc bộ phim Joker nằm trong danh sách này là không hợp lí, vì nhân vật chính – người mắc căn bệnh trầm cảm kia không hề chết. Nhưng có lẽ người xem đã quên mất, rằng nhân vật chính của bộ phim, Arthur Fleck – người được Penny Fleck gọi với cái tên là Happy, thật sự đã không còn tồn tại trên cõi đời.
Trailer phim Joker
Theo saostar
10 bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Stephen King xứng đáng được remake
10 phim dưới đây đều là các phim chuyển thể thất bại tiểu thuyết của Stephen King.
Những cuốn sách của nhà văn kinh dị Stephen King từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho nền điện ảnh xứ cờ hoa. Trong những năm qua, các bộ phim tái hiện những trang sách của ông ở những năm 90 cho đến 2000 ít nhiều đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng khán giả. Trong số đó, It được remake (làm lại) và gặt hái được thành công đáng kể sau 2 phần phim.
Dưới đây là 10 bộ phim chuyển thể từ những nguyên tác tiểu thuyết của Stephen King mà theo người viết có thể gây ấn tượng như It phiên bản hiện đại nếu được mạnh dạn làm lại.
1. The Dead Zone (1983)
Ngày nay, không một người hâm mộ của King có thể tưởng tượng được diễn viên nào có thể hóa thân thành nhân vật chính Johnny Smith của bộ phim The Dead Zone và để lại được những dòng cảm xúc mãnh liệt như Christopher Walken. Vì lẽ ấy, nếu phải có một phiên bản remake của The Dead Zone, thì phim nên tập trung khai thác một nhân vật không kém hấp dẫn là chính trị gia loạn trí Greg Stilson (được Martin Sheen thủ vai trong phiên bản năm 1983).
The Dead Zone (1983) đã không hoàn toàn chuyển tải những phân cảnh rùng rợn về nhân vật Stilson. Một số những chi tiết mà đạo diễn Cronenberg đã bỏ qua vẫn đủ sức làm tiền đề cho một phiên bản The Dead Zone dưới góc nhìn của Stilson. Nhất là trong bối cảnh sự chia rẽ chính trị đang bị đẩy lên cao trào ở khắp nơi, một bộ phim kinh dị về một chính trị gia có thể để lại ấn tượng đáng sợ khó phai.
2. Christine (1983)
So với truyện, nguồn gốc của chiếc xe ma ám Christine đã thay đổi chút ít. Trong phim, ngay từ khi được sản xuất, Christine có sẵn bản tính độc địa. Theo sách, Christine lại chỉ là một chiếc xe bình thường bị linh hồn của chủ cũ ám quẻ. Hắn thường xuất hiện trong hình hài một tử thi lắm mồm ngồi ở băng ghế sau.
Đạo diễn John Carpenter khi ấy đã thành công trong việc tái hiện bầu không khí kì quái và nét hoài cổ của nguyên tác tiểu thuyết khi chuyển tải câu truyện về chiếc xe ma ám đến cho người xem. Tuy nhiên, Carpenter thú nhận ông hối hận khi không tận dụng nguồn gốc tiểu thuyết, cũng như hình ảnh người chủ cũ của chiếc xe. Phiên bản làm lại của Christine có thể sử dụng chi tiết này để sửa chữa sự nuối tiếc của Carpenter, đồng thời gieo rắc kinh hoàng cho một thế hệ khán giả mới, đặc biệt là những ai có niềm đam mê xe cộ.
3. Silver Bullet (1985)
Với tạo hình người sói nghèo nàn và tông phim không đồng đều, bộ phim kì cục xoay quanh một cậu bé bại liệt 10 tuổi đối đầu với người sói khát máu là ứng viên sáng giá cho việc làm lại một tác phẩm điện ảnh nào đó.
Chăm chút cho tạo hình người sói, lập ra hướng đi vững chắc hơn, và để một diễn viên trẻ khuyết tật đóng chính, phiên bản remake của Siver Bullet có thể trở nên cuốn hút như nguyên tác văn học của nó vậy.
4. Maximum Overdrive (1986)
Maximum Overdrive (1986) được chính tay Stephen King chỉ đạo, chuyển thể một câu chuyện ngắn (từ cuốn Night Shift) xoay quanh cuộc chiến sinh tồn giữa một nhóm thanh niên và những chiếc tải bỗng sống dậy nhờ một cơn bão phóng xạ. Mặc dù bị các nhà phê bình vùi dập khi ra mắt, bộ phim vẫn ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ nhờ nét hài hước thô tục và bối cảnh hoành tráng.
Xét đến bối cảnh dòng phim về những chiếc xe như các thương hiệu The Fast and The Furious và Transformers ngày càng nổi tiếng, phiên bản remake kết hợp thể loại hành động xe cộ và kinh dị của Maximum Overdrive có thể là nhân tố mới mẻ thu hút người xem.
5. The Running Man (1987)
Được viết dưới bút danh Richard Bachman của King, cuốn sách The Running Man kể về Ben Richards tình nguyện tham gia trò chơi trốn tìm chết chóc với phần thưởng là xóa nợ cho gia đình. Tuy nhiên, dự án chuyển thể đã phạm sai lầm khi để diễn viên Arnold Schwarzenegger đảm nhận vai chính, dẫn đến sự thay đổi toàn bộ chủ đề của bộ phim.
Thay vì cho khán giả chứng kiến hành trình sống sót cam go thách thức những khái niệm về đạo đức của một con người tuyệt vọng nhằm chăm lo cho vợ và con anh ta, phiên bản năm 1987 lại đá sân sang thể loại khoa học viễn tưởng với các hình tượng nhân vật lố bịch và phần độc thoại sến súa. Phiên bản remake trung thành với nguyên tác tiểu thuyết của The Running Man là điều cần thiết để khôi phục danh tiếng lẫn tai tiếng của tác phẩm văn học cùng tên.
6. Misery (1990)
Bộ phim Misery (1990), kể về mối quan hệ điên cuồng giữa một nhà văn và người hâm mộ cuồng tín của ông, đoạt giải Oscar năm 1991 của đạo diễn Rob Reiner được coi là bộ phim chuyển thể hay nhất mọi thời đại lấy cảm hứng từ những trang sách của Stephen King.
Trong thời đại của nền văn hóa hâm mộ (fandom) độc hại và ám ảnh, một Misery với phong cách hiện đại hơn có thể lột trần những góc khuất tăm tối mới của mối quan hệ méo mó giữa khán giả và nghệ sĩ và vấn nạn lạm dụng chất kích thích chưa được khai thác kĩ lưỡng, đồng thời tái hiện phân cảnh kinh dị kinh điển từ cuốn sách với nhân vật Annie Wilkes lăm lăm cây rìu thay cho búa tạ như phiên bản Misery (1990).
7. Needful Things (1993)
Ngay cả những người hâm mộ trung thành nhất của King cũng không thể không công nhận sự dở tệ của bộ phim Needful Things (1993) - bộ phim được dựa trên cuốn sách cùng tên kể về ông chủ cửa hàng kinh doanh đồ cổ gây nên mối bất hòa trong cộng đồng ông ta đang sinh sống. Trên thực tế, tác phẩm văn học làm tiền đề cho phim cũng không xuất sắc lắm. Nhưng với độ dài lên đến 690 trang, nó vẫn chứa đựng độ kinh dị nhất định đủ để làm hai mùa phim truyền hình của Needful Thing. Nếu để Alan Ball hay Ryan Murphy cầm trịch dự án, phiên bản remake của bộ phim có thể thu hút một lượng khán giả mới.
8. Desperation (2006)
Mặc dù không phải là tác phẩm đa sắc thái nhất của King, Desperation đã đem đến những hình ảnh kinh tởm và thú vị nhất trong suốt 700 trang chữ. Đến nay, tác phẩm văn học trên vẫn lôi cuốn các độc giả mới mỗi năm.
Thế nhưng, phiên bản phim dành cho màn ảnh nhỏ do đạo diễn Mick Garris chỉ đạo của Desperation được phát sóng trên đài ABC năm 2006 lại không thể xứng tầm với nguyên tác tiểu thuyết. Nhưng với những đầu tàu như Mike Flanagan (Gerald's Game) hay Zack Hilditch (1922), người hâm mộ phần nào có hi vọng về phiên bản xứng đáng hơn của Desperation.
9. Bag of Bone (2011)
Bag of Bone (2011) vốn là một phim truyền hình được xây dựng dựa theo cuốn sách ăn khách của Stephen King vào năm 1998. Series xoay quanh mối quan hệ giữ một nhà văn đang chìm trong đau khổ và một linh hồn không an nghỉ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng như diễn viên không phù hợp, hướng đi không rõ ràng, và khan hiếm những phân kinh dị, khiến bộ phim trở thành một mớ hổ lốn.
Tuy nhiên, nếu đặt nguồn tư liệu xuất sắc của tiểu thuyết cùng tên vào tay những bậc thầy kinh dị như James Wan hay Jennifer Kent, Bag of Bone vẫn có tiềm năng lột xác thành một tác phẩm phim ảnh lạnh sống lưng với những màn ma quỷ rùng rợn.
10. The Dark Tower (2017)
Người hâm mộ của King đã vô cùng thất vọng khi The Dark Tower (Tòa Tháp Bóng Đêm) trở thành một mớ hỗn độn trên màn ảnh rộng. Từ những phân cảnh hành động nhạt nhẽo, diễn xuất cứng nhắc, cho đến kĩ xảo sáo mòn, bộ phim gần như đã làm hỏng hầu hết những điều đặc biệt của nguyên tác văn học được lấy làm nguồn cảm hứng cho phim.
Dù hiện nay, miniseries của phim đang được Amazon tiến hành tạo dựng, người hâm mộ của King lẫn những ai yêu thích dòng phim súng ống vẫn cần lắm một phiên bản điện ảnh đúng tầm của The Dark Tower sau trải nghiệm tệ hại năm 2017.
Theo moveek
'Ad Astra': Có một Brad Pitt thật cô đơn giữa ngân hà Tac phâm du hanh vu tru co tiêt tâu châm rai, mơ hô nhưng không kem phân kich tinh, đưa khan gia vao hanh trinh kham pha thê giơi nôi tâm cua con ngươi giưa vu tru bao la rông lơn. Haruki Murakami tưng than răng " Sao con ngươi phai cô đơn tơi thê? Tât ca nhưng chuyên nay co nghia ly...