4 bí quyết giúp bạn “miễn dịch” với cảm cúm
Thời tiết mùa đông lạnh và thay đổi đột ngột là những nguyên nhân chính dẫn đến cảm cúm. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cảm cúm cho mình bằng những cách vô cùng đơn giản và hiệu quả.
Dưới đây là 4 bí quyết giúp bạn nói “không” với cảm cúm theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội y học Mỹ:
1.Thường xuyên đi ra ngoài để hít thở không khí trong lành
Bất cứ ai trong chúng ta đều có tâm lý sợ rét và có chung một quan niệm sai lầm đó là mùa đông nên ngồi nhà, đắp chăn hoặc ngồi bên lò sưởi. Tuy nhiên, chính hành động ấy của chúng ta đã vô tình tạo điều kiện cho các loại virus trong không khí cũng như các virus cảm cúm từ những người xung quanh lây lan một cách dễ dàng.
Việc đi ra ngoài và hít thở không khí trong lành không những giúp bạn thoải mái hơn mà còn tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm. Theo ông Ather Ali- trợ lý Giám đốc nghiên cứu y học thuộc trung tâm y tế dự phòng Yale-Griffin cho biết “Chúng ta thường có xu hướng ở nhà tránh rét vào mùa đông nên lười đi ra ngoài và lười tập thể dục. Tuy nhiên, tập thể dục có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nó giúp tăng cường các tế bào trung tính, các đơn bào và tăng chức năng hệ miễn dịch. Vì vậy, biện pháp tránh cảm cúm tốt nhất là tập thể dục chứ không phải là ngồi nhà sưởi ấm và xem tivi”.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
2. Ngâm mình trong nước
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong hàng ngàn cách thư giãn, chúng ta luôn chọn ngâm mình trong nước? Câu trả lời rất đơn giản, ngâm mình trong nước sẽ giúp bạn làm quen dần với cái lạnh và tăng cường khả năng thích nghi khi thời tiết thay đổi.
Ông Ali cũng cho biết thêm “Nước có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa trạng thái cơ thể, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn. Đồng thời, nó còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch nhờ kích hoạt một chuỗi các phản ứng từ cơ thể khi tiếp xúc”.
3.Luôn rửa tay thật sạch
Đây là một trong những phương pháp phòng bệnh rất đơn giản nhưng lại thường bị bỏ qua. Chúng ta cần nhớ kĩ rằng cảm cúm lây lan dễ nhất qua tiếp xúc với da tay. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, chúng ta nên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.
Ngoài ra , bác sĩ Dana thuộc trung tâm y tế Mercy ở Baltimore cũng cho biết “cần đảm bảo bàn tay không bị ẩm ướt bởi virus cúm dễ lây lan trong không khí ẩm. Khi rửa tay nên chọn loại xà phòng có tác dụng kháng khuẩn để đảm bảo an toàn”.
4.Ngủ đủ giấc
Thức khuya, dậy sớm hoặc làm việc quá sức đều không tốt cho sức khỏe và cực kì đe dọa tới hệ miễn dịch của bạn. Mặc dù các nhà nghiên cứu từng khẳng định thời gian và cách thức ngủ của mỗi người là khác nhau tùy theo nhu cầu và đồng hồ sinh học của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của nhóm Carnegie Mellon đã cho thấy ngủ dưới 7 tiếng vào ban đêm có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ cảm cúm.
Ông Leslie Swanson- chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ tại đại học Michigan chia sẻ “Với nhiều người trong chúng ta, thời điểm thích hợp nhất để suy nghĩ các vấn đề mà chúng ta đang băn khoăn, lo lắng là vào lúc nửa đêm, trước khi ngủ. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định rằng đó là một thói quen xấu và rất có hại cho sức khỏe. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn làm suy giảm khả năng miễn dịch của bạn. Vì thế, hãy giữ tâm trạng thật thoải mái khi đi ngủ và đừng đem bất cứ băn khoăn, lo lắng nào lên giường”.
Theo VnMedia
Văcxin ngừa 'bệnh thế kỷ' không còn xa
Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha vừa thử nghiệm loại văcxin mới MVA-B, và phát hiện 22 trong số 24 người khỏe mạnh đã có phản ứng miễn dịch với HIV.
Giáo sư Mariano Esteban, trưởng nhóm dự án tại Trung Tâm Công nghệ sinh học quốc gia ở Madrid, cho biết: "Nó giống như việc bạn đưa ra một bức chân dung HIV cho cơ thể nhận diện, và sẽ nhận ra nếu gặp lại trong tương lai".
Theo Telegraph, mũi văc xin này chứa 4 gene của virus HIV, sẽ kích thích tế bào bạch cầu lympho B và T hoạt động.
Giáo sư Esteban giải thích: "Cơ thể chúng ta đầy các tế bào lympho, và mỗi tế bào ấy được lập trình để chống lại một tác nhân gây bệnh khác nhau. Việc "huấn luyện" cơ thể làm quen với một tác nhân nào đó - chẳng hạn HIV- là cần thiết, vì virus này không thể bị đánh bại theo cách tự nhiên".
Tế bào B sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus, trước khi virus xâm nhập vào các tế bào lành, còn tế bào T sẽ phát hiện và phá hủy những tế bào lành đã nhiễm bệnh.
Nghiên cứu cho thấy gần 3/4 số người tham gia thử nghiệm đã có kháng thể chống lại HIV ở thời điểm 11 tháng sau khi tiêm văcxin.
Hơn 1/3 đã sản sinh một dạng tế bào T chống lại HIV có tên gọi CD4 , trong khi hơn 2/3 sản sinh một dạng tế bào T khác có tên gọi CD8 .
Tính chung, 92% đã có những đáp ứng miễn dịch ở dạng nào đó. Tuy nhiên, con số này không đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ không bị nhiễm HIV: đáp ứng văcxin có thể không đủ để bảo vệ.
Giáo sư Esteban cho rằng đây mới là giai đoạn đầu, và mô tả rất "hứa hẹn". Bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm văcxin trên những người đã nhiễm HIV để xem nó có "chữa bệnh" được không, tức là có giúp giảm số lượng virus nhân lên trong cơ thể hay không.
T. An
Theo vnexpress
2 hộp sữa chua mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường miễn dịch Theo Tô chưc Y tê Thê giơi, lơi khuân Probiotics co vai tro quan trong trong các chức năng miễn dịch, tiêu hoa va hô hâp. Sữa chua bổ sung nhiều lợi khuẩn, nên nếu ăn 2 hộp mỗi ngày se giup tăng cương miên dich cho cơ thê. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, dinh dương trong sữa chua đươc cơ...