4 bị cáo bị kết tội “chống Nhà nước” trước vành móng ngựa
Đúng 8h sáng nay, 20/01, TAND TPHCM đã mở phiên sơ thẩm xét xử Lê Công Định cùng 3 bị cáo khác về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự.
Trong cơn mưa kéo dài, lạnh, phiên tòa thu hút đông đảo sự quan tâm của báo giới trong và ngoài nước.
Đúng 8h, phiên tòa bắt đầu.
Từ trái qua phải: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định (Ảnh: CTV)
Hầu tòa cùng với ông Lê Công Định (42 tuổi) còn có các ông Trần Huỳnh Duy Thức (44 tuổi), Nguyễn Tiến Trung (27 tuổi), Lê Thăng Long (43 tuổi).
Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung bị truy tố theo khoản 1, điều 79, Bộ luật Hình sự về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cùng tội danh trên, Lê Thăng Long bị truy tố theo khoản 2, điều 79 của Bộ luật Hình sự.
Video đang HOT
Thẩm phán chủ tọa phiên xử là ông Nguyễn Đức Sáu, Chánh tòa Hình sự TAND TPHCM. Thừa ủy quyền VKSND tối cao, đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại tòa gồm hai kiểm sát viên Đỗ Ngọc Oánh và Trần Văn Cảnh.
Bị cáo Lê Công Định tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Luật sư Triệu Quốc Mạnh bào chữa cho bị can Trần Huỳnh Duy Thức bị can Nguyễn Tiến Trung (27 tuổi) là thân chủ của luật sư Đoàn Thái Duyên Hải.
Riêng bị cáo Lê Thăng Long ban đầu có luật sư Nguyễn Minh Tâm bảo vệ. Tuy nhiên, do không thống nhất được quan điểm với luật sư nên bị cáo Long đã có đơn từ chối quyền được bào chữa.
Phần thẩm định, các bị cáo Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long không có yêu cầu gì với HĐXX nhưng bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức thì yêu cầu thay đổi tất cả HĐXX.
Phiên tòa đã tạm dừng để HĐXX hội ý. Sau khi hội ý, HĐXX khẳng định đề nghị thay đổi HĐXX của Trần Huỳnh Duy Thức là không có căn cứ. Do vậy, HĐXX đã bác đề nghị này. Phiên tòa tiếp tục diễn ra.
Đại diện Viện kiểm sát khẳng định HĐXX đã làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và cho tiến hành xét xử vụ án.
Trong phần xét hỏi sáng nay, bị cáo Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung đã khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội và bày tỏ sự ân hận đối với những hành vi phạm pháp.
Ông Lê Công Định khai nhận, ban đầu viết các tài liệu với chủ ý cải cách pháp luật nhưng về sau thì chuyển sang khuynh hướng viết có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Ban đầu, mục đích viết để góp ý nhưng khi tham gia vào “Đảng Dân chủ Việt Nam” thì bị cáo viết với mục đích chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam” – ông Định nói.
Tháng 6/2008, Lê Công Định tham gia vào tổ chức phản động có tên gọi “Đảng Dân chủ Việt Nam”. Đầu năm 2009, khi được phân công vào “Ban Thường vụ” của tổ chức này, Lê Công Định viết bài chủ yếu để phát triển lực lượng, phân tích tình hình kinh tế, xã hội, luật pháp của Việt Nam. Về “Điều lệ” của “Đảng Dân chủ Việt Nam”, Lê Công Định khai nhận chỉ có góp ý chứ không viết.
Lê Công Định cho biết bị cáo được Nguyễn Tiến Trung giới thiệu với Nguyễn Sỹ Bình. Chính Nguyễn Sỹ Bình là người đề xuất ra “Đảng Lao động Việt Nam”, LêCông Định chỉ lập ra blog cho “Đảng Lao động Việt Nam” nhưng trang blog này chưa hoạt động thì bị bắt.
Lê Công Định thừa nhận có tham gia khóa huấn luyện đấu tranh “Bất bạo động” của tổ chức “Việt Tân”. Nguồn kinh phí đi lại Định tự trang trải còn tiền tổ chức khóa huấn luyện thì “Việt Tân” lo.
“Những việc làm của bị cáo vi phạm điều 79 của Bộ luật hình sự. Vi phạm của bị cáo xuất phát do nhận định chủ quan về những tiêu cực ở Việt Nam và trong thời gian học ở nước ngoài bị ảnh hưởng bởi các tổ chức dân chủ. Đồng thời, trong thời gian làm việc, bị cáo gặp gỡ và bị ảnh hưởng bởi một số phần tử bất mãn chế độ”, ông Định nói.
Lê Công Định cho biết, gia đình có ông nội, cha mẹ và cô ruột tham gia 2 cuộc kháng chiến và được nhận Huân chương kháng chiến hạng Nhất, hạng Hai. Bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình và cảm thấy hối hận.
Bịcáo Nguyễn Tiến Trung khai, ngày 25/12/2006, Trung viết đơn xin gia nhập vào tổchức “Đảng Dân chủ Việt Nam”. Trung đã lập website và viết 16 bài cho trang web của “Đảng Dân chủ Việt Nam” và BBC Việt ngữ. Trung đã giới thiệu 5 người vào “Đảng Dân chủ Việt Nam”.
Khi tòa hỏi về mục đích của “Tập hợp Thanh niên dân chủ” màTrung lập ra, Trung cho biết tôn chỉ của tổ chức này là tuyên truyền rộng rãi về dân chủ hóa đất nước, đòi đa nguyên, đa đảng.
Trung thừa nhận 4 sai lầm của mình là: quá tin vào Trần Huỳnh Duy Thức, tổ chức “Tập hợp Thanh niên Dân chủ” lôi kéo du học sinh ở nước ngoài vào tổ chức, giới thiệu LêCông Định cho Nguyễn Sỹ Bình và cung cấp những vấn đề của Việt Nam cho một số nước phương Tây.
“Tư tưởng nóng vội, muốn đất nước phát triển nhanh như Hàn Quốc nên bị cáo mắc phải sai lầm. Bị cáo hối hận về những việc làm đã gây ra” – Nguyễn Tiến Trung nói.
Cuối buổi sáng, HĐXX xét hỏi bị cáo Lê Thăng Long. Chiều nay, phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức.
Theo Dân Trí