4 bị can liên quan vụ án Trịnh Xuân Thanh bị bắt
Ngày 15/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra về kinh tế, tham nhũng (C46) Bộ Công an bắt giữ thêm 4 người liên quan hành vi tham ô tài sản tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Nghi can Trinh Xuân Thanh trong danh sach truy na quôc tê cua Interpol. Anh: Ba Đô
Liên quan vụ án Trịnh Xuân Thanh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam ( PVC), ngày 15/2 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố 5 bị can, bắt tạm giam 4 người và cấm đi khỏi nơi cư trú một người.
4 bị can bị tạm giam gồm: Lương Văn Hòa (37 tuổi), nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch;Lê Xuân Khánh (41 tuổi), Trưởng phòng Kinh tế Tổng hợp Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch; Nguyễn Lý Hải (53 tuổi), nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Ban Điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch (hiện là nhân viên Phòng Kỹ thuật thi công Ban Điều hành Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2) và Nguyễn Thành Quỳnh (44 tuổi), Giám đốc Ban Kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty Miền Trung.
Ngoài ra, Lê Thị Anh Hoa (38 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Các bị can trên bị khởi tố về tội Tham ô tài sản theo Điều 278 Bộ luật Hình sự.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Video đang HOT
Phương Sơn
Theo VNE
Vinachem trực thuộc Bộ Công thương lập ban chỉ đạo giải cứu các dự án thua lỗ nghìn tỉ
Vinachem đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn của 1 số dự án nhà máy phân bón thua lỗ ngàn tỷ thời gian qua.
Ông Vũ Đình Duy (Uỷ viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Vinachem, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí PVTex) - Chủ đầu tư dự án 7.000 tỷ thua lỗ.
Thành lập Ban chỉ đạo các vấn đề còn tồn đọng
Bộ Công Thương cho biết, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) hồi cuối tháng 1 đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn của một số dự án như Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, dự án cải tạo mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc và dự án Nhà máy DAP số 2... Theo quyết định thành lập này thì Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn Hóa chất sẽ là trưởng Ban chỉ đạo. Tổng giám đốc Tập đoàn làm phó trưởng ban. 20 thành viên còn lại thuộc Ban chỉ đạo đang đảm nhận các vị trí, công việc liên quan khác.
Vinachem thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn của các dự án nhà máy phân bón thua lỗ ngàn tỷBan chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Hội đồng Vinachem triển khai nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Chính phủ và Ban chỉ đạo Bộ Công Thương xử lý các tồn tại ở những dự án cũng như doanh nghiệp thuộc tập đoàn. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Hội đồng thành viên Tập đoàn. Các dự án và doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất cần giải quyết các vấn đề tồn tại gồm Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình/Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình; dự án cải tạo mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc/Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và dự án Nhà máy DAP số 2/Công ty cổ phần DAP số 2- Vinachem và Công ty cổ phần DAP - Vinachem.
Trước đó, hồi đầu tháng 1 vừa qua, Văn phòng Chính phủ cũng có Thông báo Kết luận Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số dự án lớn của Tập đoàn Vinachem diễn ra hôm 7/12/2016.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Vinachem cần bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn hiện nay một cách khách quan, toàn diện để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển Tập đoàn một cách bền vững theo đúng chủ trương tái cơ cấu của Chính phủ.
Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Tập đoàn nghiên cứu, so sánh các phương án dừng, cổ phần hoá, liên doanh hay bán... các dự án này. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án tốt nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Có nên cứu?
Từng trao đổi với PV về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nhà nước cần phải xử lý kiên quyết và có thái độ dứt khoát đối với các dự án thua lỗ ngàn tỷ trên, không thể tiếp tục chi thêm các khoản tiền đầu tư để cứu dự án.
Lấy trường hợp Đạm Ninh Bình gửi kiến nghị lên Chính phủ xin thêm những ưu đãi mới trong bối cảnh doanh nghiệp sản xuất khó khăn, thua lỗ, GS.TSKH Lê Du Phong, Nguyên quyền Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế quốc dân cho rằng những đề nghị trên của Đạm Ninh Bình không có cơ sở khoa học và trong điều kiện hiện tại của đất nước thì không thể chấp nhận những yêu cầu như vậy.
"Nếu cơ quan quản lý nhà nước đồng ý hỗ trợ Đạm Ninh Bình thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và tiền lệ xấu với các doanh nghiệp khác. Nếu cứu Đạm Ninh Bình và có ưu đãi như vậy thì hàng trăm doanh nghiệp khác sẽ nhao ra xin ưu đãi. Như vậy là không tốt cho nền kinh tế và quản lý nhà nước", ông Phong nhấn mạnh.
Ông Phong cho rằng không thể bắt người dân chịu mãi những dự án làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp như Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc. Thay vào đó, vị chuyên gia khẳng định, cần phải để các nhà máy Đạm phá sản theo đúng cơ chế thị trường.
"Thủ tướng đã yêu cầu dừng các dự án thua lỗ rồi. Cho nên các Ban, ngành cần phải cương quyết, dừng dự án càng sớm càng tốt. Chúng ta không nên nghĩ đến việc bù lỗ, thà chịu đau 1 lúc còn hơn chịu đau mãi", GS Phong nói.
Trong khi đó, PGS.TS Lê Cao Đoàn, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng việc nhà máy Đạm Hà Bắc hay Đạm Ninh Bình thua lỗ là một nghịch lý cần phải được làm rõ và công khai trước dư luận xã hội.
Theo ông Đoàn, phân bón hiện nay đang là lĩnh vực hết sức nóng đối với nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Quy mô sản xuất được mở rộng nên nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên do vấn đề quản lý, dự báo, sử dụng công nghệ Trung Quốc nên các dự án đã không thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đối với những dự án thua lỗ nghìn tỷ này, vị chuyên gia khẳng định cần phải tiến hành tái cấu trúc lại các hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi sống còn không chỉ đối với Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình mà còn với nhiều doanh nghiệp khác như gang thép Thái Nguyên hay lĩnh vực hóa dầu...
"Chúng ta nếu không có tổ chức lại thì sẽ chắc chắn gặp khó khăn, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy này. Phải thay đổi phương thức sản xuất, hình thái kinh tế thì mới ra được vấn đề. Đặc biệt cần hết sức chú trọng đến công nghệ để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường", ông Đoàn nhấn mạnh.
(Theo Đất Việt)
Bộ Công an: Chưa xác định Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn theo đường nào Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra vẫn chưa xác định được Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn theo đường nào. Tuy vậy, vị lãnh đạo này tin tưởng, Trịnh Xuân Thanh sẽ không thể trốn thoát. Tại buổi họp báo Bộ Công an chiều 21/12, Thiếu tướng Phạm...