4 bác sỹ ở Indonesia và Malaysia tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2
Các bác sỹ này ở độ tuổi từ 34-70, có người bị nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) trong quá trình làm việc, có người bị nhiễm khi đi du lịch và đã không qua khỏi.
Phun thuốc khử trùng phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 18/3/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Indonesia (IDI) Muhammad Faqih ngày 22/3 xác nhận 3 bác sỹ nước này đã tử vong do nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), gồm 1 chuyên gia tai mũi họng (ENT), 1 bác sỹ thần kinh 34 tuổi ở Bekasi, Tây Java và 1 bác sỹ phẫu thuật 70 tuổi đến từ Bogor, Tây Java.
Những bác sỹ này qua đời sau khi được điều trị tại các bệnh viện ở Thủ đô Jakarta.
Video đang HOT
Trước đó, Thống đốc Jakarta – ông Anies Baswedan hôm 20/3 cho biết có ít nhất 25 nhân viên y tế trong thành phố mắc COVID-19.
Đến nay, Indonesia đã xác nhận 450 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 trên phạm vi toàn quốc, trong đó có 38 ca tử vong.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Y tế Malaysia cho biết ca tử vong thứ 9 vì virus SARS-Cov-2 ở nước này là một bác sỹ 48 tuổi.
Thông báo cho biết bệnh nhân này làm việc tại bệnh viện Tuanku Fauziah, có lịch sử du lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ, về nước ngày 8/3 và nhập viện này từ ngày 17/3 sau khi có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp nghiêm trọng.
Ngày 18/3, vị bác sỹ này cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-Cov-2 và qua đời sáng 22/3.
Tính đến trưa 22/3, Malaysia đã ghi nhận 1.183 trường hợp mắc bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19./.
Số ca nhiễm nCoV ở Malaysia vượt quá 1.000
Malaysia ghi nhận thêm 130 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng ca nhiễm lên 1.030 và cao nhất Đông Nam Á, trong đó ba người đã chết.
Trong 130 ca nhiễm nCoV mới, 48 người từng tham gia một buổi cầu nguyện tập thể của 16.000 tín đồ Hồi giáo tại thánh đường Sri Petaling, ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur hồi tháng 2. Số ca nhiễm nCoV tại Đông Nam Á liên quan đến buổi cầu nguyện là 670, riêng tại Malaysia là 624.
Giới chức y tế Malaysia cho biết người thứ ba chết vì nCoV tại nước này là nam giới 58 tuổi, từng tham gia buổi cầu nguyện tập thể. Khoảng 4.000 trong số 14.500 tín đồ Hồi giáo Malaysia tham gia buổi cầu nguyện đã được khám sàng lọc nCoV.
Y tá đo thân nhiệt để phát hiện người có triệu chứng nhiễm nCoV tại một bệnh viện tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia ngày 3/2. Ảnh: Reuters.
Malaysia đóng biên, đóng cửa trường học, yêu cầu các doanh nghiệp không thiết yếu dừng hoạt động và kêu gọi dân chúng ở nhà. Tuy nhiên, dân Malaysia phớt lờ lệnh phong tỏa, vẫn ra ngoài đi ăn trưa hoặc đưa gia đình tới công viên.
Giới chức y tế Malaysia lo ngại nước này có thể hứng chịu "đợt sóng thần" Covid-19 nếu không tuân thủ các biện pháp ứng phó. Quân đội được huy động nhằm "thực thi hiệu quả hơn" lệnh phong toả, ngăn tụ tập đông người từ 22/3.
Số ca nhiễm nCoV tại các quốc gia Đông Nam Á gia tăng vài ngày qua. Indonesia xác nhận 369 ca nhiễm nCoV, tăng 60 ca so với hôm qua, trong đó 32 người chết. Singapore phát hiện 345 ca nhiễm nCoV và Thái Lan ghi nhận 322 ca.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại 182 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 252.000 ca nhiễm nCoV, hơn 10.400 người chết và hơn 89.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)
Malaysia: Đợt bùng phát Covid-19 thứ ba có thể 'lớn hơn cả sóng thần' Quan chức y tế Malaysia lo ngại đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ ba có thể xảy ra nếu dân chúng chủ quan. "Chúng ta chỉ có cơ hội mong manh để ngăn chặn chuỗi lây nhiễm Covid-19", ông Noor Hisham Abdullah, quan chức cao cấp của Bộ Y tế Malaysia cho biết. "Không được phép thất bại. Chúng ta sẽ phải đối...