390 thương nhân Trung Quốc “đổ bộ” vùng vải thiều Lục Ngạn, mua giá cao
Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa cho biết, tính đến ngày 13/6, toàn tỉnh đã tiêu thụ hơn 66.100 tấn vải thiều, trong đó vải sớm đã bán gần hết, vải chính vụ gần 29.000 tấn. Trên địa bàn, hiện đang có khoảng 390 thương nhân Trung Quốc đến đặt điểm cân, thu mua vải thiều để xuất sang Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng.
Cả người dân và thương lái đều tất bật chọn mua vải thiều tại Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: T.Q
Những ngày này, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sôi động hơn bao giờ hết, nhất là quanh khu vực phố Kim, xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn) – “thủ phủ” vải thiều của tỉnh. Vào giờ cao điểm, tuyến quốc lộ 31 đoạn từ huyện Lục Nam đi Lục Ngạn, Sơn Động thường xuyên lâm vào tình trạng tắc nghẽn vì cảnh người mua, người bán tấp nập, xe cộ nối đuôi nhau xếp hàng chờ cân vải.
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Bắc Giang), tính đến ngày 13/6, toàn tỉnh đã tiêu thụ hơn 66.100 tấn vải thiều, trong đó vải sớm đã tiêu thụ gần hết với trên 37.000 tấn, vải chính vụ gần 29.000 tấn.
Một lái buôn Trung Quốc (áo xanh) kiểm tra, lựa chọn vải trước khi đóng thùng xốp đưa về nước. Ảnh tư liệu
Trên địa bàn hiện có hơn 500 điểm cân vải, tập trung chủ yếu ở huyện Lục Ngạn, Lục Nam. Đặc biệt, với trên 1.000 thương nhân tham gia mua bán vải thiều, trong đó có khoảng 390 thương nhân người Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt điểm cân, do đó việc tiêu thụ vải thiều hiện rất thuận lợi, nhanh chóng.
Video đang HOT
Hiện giá vải đang ổn định ở mức cao, trong đó vải sớm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (vải lai Lục Ngạn) giá từ 40.000 – 60.000 đồng/kg; vải sớm loại đẹp có lúc cao điểm đạt trên 70.000 đồng/kg, các loại khác cũng dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/kg. Giá vải năm nay cao gấp 2-3 lần so với năm ngoái nên bà con trồng vải rất phấn khởi.
Với giá bán như trên, ước tính doanh thu từ việc bán quả vải trên địa bàn tỉnh đạt khoảng trên 2.000 tỷ đồng.
Năm nay sản lượng vải thiều Lục Ngạn sụt giảm mạnh so với năm ngoái, tuy nhiên giá bán tăng cao gấp 2-3 lần vì mẫu mã quả đẹp, đồng đều, ít bị sâu đục cuống. Ảnh: T.Q
Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang cho biết, đến thời điểm này giá các loại phụ kiện như thùng xốp, đá cây, dịch vụ vận tải, nhân công tuy có tăng nhưng không đột biến. Hiện đá cây giá từ 35.000 – 50.000 đồng/cây; thùng xốp từ 28.000 – 42.000 đồng/chiếc (tùy loại to hay nhỏ). Ước tính các dịch vụ phụ trợ này cũng đem về giá trị hơn 350 tỷ đồng.
Về việc thu mua vải thiều của thương lái Trung Quốc, ông Trần Quang Tấn – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết đang diễn ra thuận lợi, chưa có vướng mắc gì vì năm nay tỉnh Bắc Giang đã sớm tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại ở Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
“Tại hội nghị này, những vấn đề chuẩn bị cho khâu thu mua, xuất khẩu vải thiều và những yêu cầu mới của Trung Quốc đã được 2 bên giải quyết sớm. Từ đó, Bắc Giang nhận diện được diện tích, sản lượng vải thiều có chất lượng vượt trội, triển khai thực hiện cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc… Khi vào vụ, 2 bên thống nhất bố trí thêm cán bộ, làm thêm giờ để thực hiện giám định nhanh, thông quan các lô hàng kịp thời. Còn về phía tỉnh, chúng tôi tạo điều kiện tối đa về kho bãi, vốn, thủ tục xuất nhập cảnh… cũng như giám sát thường xuyên hoạt động thu mua của thương nhân Trung Quốc để tạo điều kiện tiêu thụ vải thiều thuận lợi”, ông Tấn cho biết thêm.
Theo Danviet
Loại quả thượng hạng Dương Quý Phi còn xiêu lòng sắp đổ bộ Thủ đô
Sáng nay (4/6), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức họp báo Tuần lễ vải thiều Vải thiều Lục Ngạn và Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2019 tại Hà Nội.
Với thông điệp "Chắp cánh thương hiệu - kết nối cung cầu", từ ngày 7/6-16/6, tại khu Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và tế thương mại (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy) sẽ diễn ra Tuần lễ Vải thiều Lục Ngạn và Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2019 tại Hà Nội.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp sự kiện Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn được tổ chức tại Hà Nội. Các sự kiện Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn đã tạo được hiệu ứng lan tỏa và thu được những thành công quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu, mở rộng phân phối tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh vượt trội của sản phẩm vải thiều Lục Ngạn tại thị trường trong và ngoài nước.
Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội sẽ cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô những trái vải tươi ngon nhất. Ảnh: I.T
Theo kế hoạch, chương trình khai mạc Tuần lễ Vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội năm 2019 được tổ chức vào 14h00 ngày 7/6/2019. Sau chương trình khai mạc, các hoạt động quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm được duy trì đến hết ngày 16/6. Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn tại Hà Nội năm 2019 dự kiến cũng được diễn ra chiều 7/6.
Theo ông Cao Văn Hoàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, năm nay, dự báo tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn đạt khoảng 80.000 tấn, trong đó, vải thiều chín sớm khoảng 13.000 tấn, vải thiều chính vụ đạt khoảng 67.000 tấn. Do sản lượng ổn định, chất lượng, mẫu mã sản phẩm được đánh giá tốt hơn hẳn so với những năm trước, nên từ đầu vụ thu hoạch năm 2019 đến nay, giá bán các loại vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn liên tục tăng cao, dao động bình quân từ 30.000 - 60.000 đồng/kg.
Một tín hiệu vui nữa đó là các doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc và các tỉnh miền Nam đã đến khảo sát, đặt mua hàng từ rất sớm ngay từ đầu vụ. Do vậy, phần lớn sản phẩm quả vải thiều tươi Lục Ngạn được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Trung Quốc và cung cấp cho các tỉnh, thành phía Nam.
Vải thiều Lục Ngạn từng là loại quả "tiến vua", nghĩa là rất quý hiếm. Ảnh: I.T
Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn - cho biết thêm, có thông tin cho rằng vải thiều mất mùa, nhưng Bắc Giang không phải mất mùa mà do sản lượng năm 2018 đạt kỷ lục, còn năm 2019 sản lượng được đánh giá là hơi thấp hơn so với mức bình quân mọi năm. Mặc dù sản lượng có giảm hơn so với năm ngoái nhưng do bà con đầu tư thâm canh nên chất lượng vải thiều cao hơn so với mọi năm.
"Bà con nông dân Lục Ngạn coi trọng cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Năm 2018, sản lượng vải thiều xuất khẩu tại Lục Ngạn đạt trên dưới 55%, còn lại tiêu thụ nội địa. Năm 2019, phấn đấu sản lượng xuất khẩu vải thiều cũng đạt trên 50%" - ông Bình nói.
Ông Đào Văn Hồ - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) - cho hay, Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn nhằm quảng bá, giới thiệu vải thiều và các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tại thị trường Hà Nội; giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu, phân biệt vải thiều, mỳ gạo Chũ, mật ong... của huyện Lục Ngạn với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Đồng thời, giúp các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện Bắc Giang và Hà Nội tìm kiếm đối tác, ký kết hợp tác đầu tư, giao thương, tiêu thụ sản phẩm. Tạo lập, duy trì kênh cung ứng chính thức và mạng lưới các điểm bán vải thiều, các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tại Hà Nội để phục vụ nhu cầu người dân Thủ đô. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vải thiều nói riêng và các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn nói chung tại thị trường nội địa và xuất khẩu.
Bên cạnh các thị trường trong nước, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhiều năm nay, vải thiều Lục Ngạn đã xuất khẩu và có mặt tại các thị trường như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh,... và đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia.
Năm 2019, ngoài 18 mã vùng trồng do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp tại 7 xã, thì Trung Quốc đã cấp 36 mã số vùng trồng vải thiều Lục Ngạn tại 30 xã, thị trấn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Thời xưa, vải là một loại quả quý hiếm, chỉ vua chúa mới được ăn. Trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, quả vải được hết mực khen ngợi, đề cao: "mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết". Tương truyền, vải cũng là loại quả ưa thích của một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc - Dương Quý Phi.
Theo Danviet
Xếp thứ 3 thế giới, quả vải Việt vẫn yếu thế vì chế biến kém Việt Nam là nước có diện tích nhãn, vải lớn thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ nhưng do chưa đẩy mạnh chế biến sâu nên giá trị gia tăng của loại quả này chưa đạt được như kỳ vọng. Cho đến nay, mới có khoảng 10% sản lượng nhãn, vải được chế biến. Đứng thứ ba thế giới về...