39 người Việt chết trong container ở Anh: Tiếp tục các phiên tòa xét xử tài xế
Những diễn biến mới trong thảm kịch 39 người chết trong container tiếp tục mở ra khi luật sư của một tài xế nói không có gì chứng minh anh ta đã đưa họ lên xe.
Tuyên bố này được đưa ra tại phiên điều trần dẫn độ Eamonn Harrison tại Tòa án tối cao Dublin. Lái xe 23 tuổi phải đối mặt với 39 cáo buộc ngộ sát, 1 tội buôn người và 1 tội hỗ trợ người nước ngoài vượt biên trái phép..
C ảnh sát đang tìm cách dẫn độ Harrison từ Cộng hòa Ireland, nơi anh ta đang bị giam giữ.
Chính quyền Cộng hòa Ireland tổ chức các phiên tòa để quyết định có nên giao người này cho Anh hay không theo đúng quy định.
Trong phiên tòa ngày 12/12 tại Dublin, luật sư của Harrison nói rằng không có gì trong lệnh dẫn độ có thể chỉ ra tội ngộ sát vì sơ suất hoặc hành động nguy hiểm của anh ta, không có gì chứng minh các nạn nhân ở trên xe khi Harrison kiểm soát nó hoặc anh ta biết có người trong đó, và không có gì để nói rằng 39 người đã chết ở Anh.
Theo luật sư, thời gian, địa điểm và nguyên nhân cái chết của các nạn nhân vẫn chưa được làm rõ và có một số bằng chứng cho thấy một số nạn nhân vẫn còn sống khi vào Anh, nên không có đủ thông tin để lái xe đối mặt với tội ngộ sát.
Cáo trạng ngộ sát có thể mang án tù chung thân.
Theo tòa án, Harrison lái xe tải được sử dụng để chuyển một container đến cảng Zeebrugge, Bỉ và điều này được xác định bằng các cảnh quay của CCTV. Anh ta ký thông báo vận chuyển cho container mà sau đó được tìm thấy cùng với 39 thi thể bên trong.
Video đang HOT
Các luật sư của Eamonn Harrison đặt câu hỏi tại sao hành vi phạm tội xảy ra ở Bỉ mà Vương quốc Anh lại tìm cách dẫn độ lái xe này.
Ngày 13/12, các phiên tòa xét xử tài xế Eamonn Harrison, người lái xe từ Bỉ đến Anh và Maurice Robinson, người phát hiện 39 thi thể bên trong xe tại Anh sẽ được tiếp tục.
(Nguồn: BBC)
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
Tại sao nhiều người Trung Quốc và Việt Nam bị đưa trái phép sang Anh?
Việc phát hiện 39 thi thể trong container hé lộ thực trạng đáng sợ sự gia tăng chóng mặt số người Trung Quốc và Việt Nam bị đưa trái phép sang Anh.
Theo SCMP, người Việt Nam xuất hiện trong các vụ án nô lệ hiện đại được Cơ quan tội phạm quốc gia Anh đề cập đến trong năm 2018 nhiều hơn bất kỳ quốc tịch nào khác, trừ Anh và Albania, với 702 trường hợp.
Số nạn nhân Trung Quốc tăng vọt 50% với 451 người năm 2019, trong đó có 17 trẻ em, so với 293 người vào năm 2017, khiến Trung Quốc hiện ở vị trí thứ tư trong danh sách nạn nhân bị làm nô lệ hiện đại ở Anh.
Những số liệu này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, khi còn nhiều người chưa được số liệu chính thức ghi nhận.
Theo SCMP, hàng nghìn người đang ẩn nấp trong bóng tối, tại các trang trại cần sa bất hợp pháp, quán làm móng tay và nhà thổ.
Truyền thông Anh đưa tin nhiều nạn nhân trong số 39 người được cho là đến từ Việt Nam, trong khi cảnh sát Anh chưa xác định quốc tịch các nạn nhân.
Tài xế chở "quan tài đông lạnh", Maurice Robinson, 25 tuổi, bị cáo buộc hôm thứ Hai với tội ngộ sát 39 nạn nhân cũng như âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Anh ta cũng bị cáo buộc tội che giấu tài sản và chiếm đoạt tài sản.
Câu hỏi là "tại sao đích đến của những kẻ đưa lậu người lại là nước Anh" được đặt ra. Theo SCMP, một trong số các lý do có thể là do nền kinh tế cởi mở của Anh, nơi người ta dễ dàng thuê nhà hoặc mở doanh nghiệp, trong khi chính sách về ma túy tương đối hạn chế so với các nước châu Âu khác.
Các tổ chức từ thiện cảnh báo trong nhiều năm người Việt bị bọn đưa lậu người vượt biên biến thành tù nhân trong những ngôi nhà đã chuyển đổi thành trang trại cần sa. Những người phụ nữ trong các quán làm móng có thể kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng họ vẫn bị những kẻ buôn lậu ép buộc làm theo. Họ nhận thức được tình trạng của bản thân là bất hợp pháp nên không sẵn lòng hoặc không dám đến gặp cơ quan chức năng để trình báo.
Đầu tháng này, cảnh sát ở Rochdale, miền Bắc nước Anh giải cứu ba trẻ em Việt Nam từ 15 đến 17 tuổi làm công việc chăm sóc cây cần sa trong điều kiện tồi tàn. Cảnh sát tin rằng họ đã bị cấm rời khỏi nhà. Các băng đảng chưa bị bắt.
Tổ chức đưa người vượt biên trái phép, các hoạt động buôn bán ma túy và mại dâm là những lĩnh vực làm ăn trị giá nhiều tỉ USD ở Anh.
Hành trình từ Việt Nam đến châu Âu có giá từ 10.000 USD đến 40.000 USD, theo báo cáo do các tổ chức từ thiện chống nô lệ công bố. Số tiền này cũng được truyền thông xác nhận từ gia đình của một số người Việt Nam nghi là đang mất tích ở Anh.
Khi các nhà điều tra quốc tế cố gắng kết nối để tìm ra mạng lưới tội phạm quốc tế khiến 39 người chết, chính phủ Anh tuyên bố sẽ tăng cường quan chức giám sát hoạt động nhập cư ở Anh và Bỉ. Tuy nhiên, các luật sư di trú nói rằng hệ thống an ninh và giám sát biên giới vẫn còn nhiều lỗ hổng.
"Nếu chúng ta muốn tôn trọng những người đã mất mạng trong những bi kịch như vậy, chúng ta cần loại bỏ hệ thống bị hỏng của mình, hệ thống không giúp được họ ngay cả khi họ sống sót", bà Shalini Patel, luật sư của hãng Duncan Lewis, đại diện cho các nạn nhân buôn người, nói.
" Chúng tôi chưa thấy đủ số trường hợp bị kết tội với những kẻ buôn người vì sự bóc lột trong các nhà thổ, tiệm nail, nhà trồng cần sa, nhưng phần lớn những nạn nhân mà tôi đại diện đã phải trải qua khoảng thời gian đáng kể tại các trung tâm giam giữ. Họ đã bị biến thành phạm pháp vì là những nạn nhân", bà Patel cho biết thêm.
Patel đã đại diện cho một số phụ nữ Trung Quốc, bị buôn bán sang Anh để làm việc tại các tiệm massage và nhà thổ. Phụ nữ Trung Quốc hiện là nhóm lớn nhất trong nhóm nữ di dân bị giam giữ tại Anh với 420 người bị giam giữ vào năm 2018.
"Tất cả các khách hàng Trung Quốc của tôi đi máy bay tới Vương quốc Anh, khi những kẻ cho vay nặng lãi đã lấy được hộ chiếu và thị thực giả cho họ", Patel nói. " Chi phí của hành trình được cộng thêm vào số nợ khổng lồ mà họ đã nợ và họ sẽ phải trả lại thông qua các dịch vụ mà họ bị buộc phải làm trên đường đến và khi đến Vương quốc Anh", Patel nói.
Bà Patel nói rằng cái chính của vấn đề là thiếu các tuyến đường an toàn và hợp pháp cho người di cư. "Một nhiệm vụ của chúng ta là đảm bảo những chuyến đi này được an toàn và mọi người không bị lợi dụng để đến Vương quốc Anh trong những tình huống khủng khiếp như vậy đến mức có thể bỏ mạng".
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Bỉ ráo riết truy lùng tài xế, chiếc xe chở 39 người có hành trình 'bất thường' Cảnh sát Bỉ đang ráo riết truy lùng viên tài xế đã chở thùng công-ten-nơ đông lạnh đến cảng Zeebrugge của nước này trước khi nó được trung chuyển bằng phà đến Anh và bị phát hiện có chứa 39 thi thể. Một phát ngôn viên Văn phòng công tố Bỉ tuyên bố với hãng tin PA rằng, cơ quan này đang cố...