39 người chết ở Anh: Mối quan hệ giữa “ông trùm” tên Truong và nữ chúa “đầu rắn”
Người đàn ông bí ẩn tên Truong được cho là đang bị công an truy lùng vì liên quan đến vụ 39 người chết trong xe container ở Anh.
Truong được cho là ông trùm đường dây đưa người Việt ra nước ngoài lao động và có mối quan hệ mật thiết với chị Ping – nữ chúa băng đảng “đầu rắn” ở Trung Quốc.
Nữ chúa của băng đảng “đầu rắn” chị Ping (ảnh phải) được cho là có mối liên hệ mật thiết với ông trùm đường dây buôn người Việt Nam tên Truong.
Thông tin người đàn ông Việt Nam bí ẩn tên Truong đang bị công an truy lùng được báo Anh Mirror công bố. Theo đó, Truong được cho là ông trùm của đường dây đưa người Việt ra nước ngoài lao động bất hợp pháp và phải chịu trách nhiệm trong vụ 39 người chết trong xe container ở Anh.
Lời thú nhận của một người Việt bám gầm xe tải tới Anh
Đến nay, thông tin về người đàn ông bí ẩn này vẫn rất nhỏ giọt. Truong được cho là một triệu phí vì đã bỏ túi hàng triệu bảng Anh từ những gia đình nghèo ôm mộng đổi đời ở trời Tây.
Theo trang news.com.au của Úc, ông trùm người Việt này đã bắt tay làm ăn với Jing Ping Chen hay còn được gọi là chị Ping – nữ chúa băng đảng buôn người “đầu rắn” ở Trung Quốc ngay từ những năm 1980.
Chị Ping – “Mẹ của tất cả các đầu rắn” là người đầu tiên xây dựng băng đảng “đầu rắn” để đưa lậu người từ Trung Quốc sang các nước phương Tây, bao gồm Tây Âu như Anh cũng như vùng Bắc Mỹ, Australia, hoặc một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, Đài Loan.
Chị Ping sau đó bị bắt ở China Town, New York, Mỹ. “Mẹ của tất cả các đầu rắn” phải ra tòa vì tội buôn người. Chị Ping sau đó bị tuyên án 35 năm tù. Năm 2014, chị Ping chết trong nhà tù ở Texas.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cái chết của chị Ping không khiến đường dây buôn người “đầu rắn” sụp đổ. Băng đảng này vẫn đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và thủ lĩnh mới của nó vẫn chưa lộ mặt.
Sau khi chị Ping bị bắt và chết trong nhà tù Mỹ, Truong được cho là vẫn duy trì được mối quan hệ làm ăn khăng khít với các băng đảng “đầu rắn” Trung Quốc để tạo thành một mạng lưới buôn người quốc tế chuyên tổ chức đưa lậu lao động từ các vùng quê nghèo ở Việt Nam hoặc Trung Quốc ra nước ngoài, đặc biệt là các nước châu Âu và Mỹ.
Mirror dẫn một nguồn tin cho biết: “Mặc cho băng đảng buôn người muốn lẩn trốn trong bóng tối, tên của chúng vẫn bị người dân xì xào, bàn tán. Hiện tại, chúng đang đe dọa mọi người phải giữ im lặng, nhưng công an vẫn từng ngày dựng lên bức tranh về hoạt động của Truong ở nước ngoài”.
Khi phóng viên Mirror đặt câu hỏi về người đàn ông tên Truong với các gia đình có người thân đang mất tích, nghi là nạn nhân trong thảm kịch 39 người chết trong xe container ở hạt Essex, bố mẹ của Phạm Thị Trà My, 26 tuổi cho biết, Truong chính là người nhận khoản đặt cọc trước 22.000 bảng Anh của họ để đưa Trà My sang Anh. Sau khi sang đến nơi, Truong sẽ thu nốt số tiền còn lại. Theo bố mẹ Trà My, khoản tiền họ phải trả cho Truong tổng cộng là 40.000 bảng Anh.
Vụ 39 người chết trong thùng xe container ở hạt Essex, phía đông thủ đô London hôm 23/10 đang gây chấn động trên toàn nước Anh. C ảnh sát Essex ban đầu cho rằng các nạn nhân mang quốc tịch Trung Quốc, nhưng sau đó thông báo họ có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau
Theo danviet
Nữ chúa "đầu rắn" đứng sau vụ 39 người chết trong container ở Anh là ai?
Đường dây buôn người Trung Quốc có biệt danh "đầu rắn" bị cho là đứng sau vụ 39 người chết trong container ở Anh. Thủ lĩnh "đầu rắn" là "nữ chúa" có biệt danh chị Ping khét tiếng.
Chị Ping - "Mẹ của tất cả các đầu rắn"
Theo Daily Mail, nữ thủ lĩnh nổi tiếng tàn ác của đường dây buôn người "đầu rắn" có biệt danh chị Ping tên đầy đủ là Cheng Chui Ping được mô tả là "Mẹ của tất cả các đầu rắn".
Chân dung nữ chúa "đầu rắn" chị Ping - tên đầy đủ là Cheng Chui Ping
Chị Ping chính là người đầu tiên xây dựng băng đảng "đầu rắn" để đưa lậu người từ Trung Quốc sang các nước phương Tây, bao gồm Tây Âu như Anh cũng như vùng Bắc Mỹ, Australia, hoặc một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, Đài Loan.
Ước tính, người phụ nữ này đã kiếm được hàng triệu USD từ việc buôn người trong suốt 20 năm cầm đầu băng đảng "đầu rắn" - mạng lưới những kẻ buôn người tinh vi nhất thế giới.
Chị Ping - "nữ chúa" đầu rắn được mô tả là người tạo ra "cơ hội" cho nhiều thế hệ người Trung Quốc đổi đời khi đưa họ vượt biên trái phép tới các nước phát triển, có điều kiện phúc lợi tốt với giá 20.000 bảng kể từ đầu những năm 1980.
Khoản tiền này sẽ được thanh toán trước một phần. Phần còn lại sẽ trích từ lương của những người vượt biên sau khi họ tìm được việc làm ở trời Tây. Nếu những người vượt biên không thể trả đủ tiền nợ của "đầu rắn", người thân ở Trung Quốc của họ sẽ bị ép phải trả thay cho đến những đồng cuối cùng. Nếu họ không có tiền, chị Ping sẽ cho vay với mức lãi cắt cổ và họ sẽ không bao giờ thoát được vòng tròn nợ nần chồng chất.
Cảnh sát truy bắt chị Ping tới tận China Town ở New York, Mỹ và đưa "Mẹ của tất cả các đầu rắn" ra tòa vì tội buôn người. Chị Ping sau đó bị tuyên án 35 năm tù. Năm 2014, chị Ping chết trong nhà tù ở Texas.
Tuy nhiên, cái chết của chị Ping không khiến đường dây buôn người "đầu rắn" sụp đổ. Băng đảng này vẫn đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và thủ lĩnh mới của nó vẫn chưa lộ mặt.
Dụ dộ nạn nhân và buôn lậu người
Không còn "nữ chúa" chị Ping, băng đảng "đầu rắn" vẫn hoạt động mạnh và đang chuyển mình theo thời đại khi tích cực sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc như WeChat, hoặc các ứng dụng của nước ngoài như Tinder, MoMo để dụ dỗ các nạn nhân với lời hứa hẹn di cư "100% an toàn" và một cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở trời Tây.
Bên cạnh đó, "đầu rắn" tiếp tục duy trì việc săn tìm "mục tiêu" trên khắp các đường phố, bắt chuyện làm quen với những người có tiềm năng để dụ họ vượt biên.
"Đầu rắn" hoạt động mạnh nhất tại khu vực Phúc Kiến - "trung tâm buôn người" ở Trung Quốc, và đưa "khách hàng" tới những quốc gia phương Tây giàu có như Anh hoặc Mỹ. Những người cả tin có thể phải trả cho chúng số tiền lên tới 30.000 bảng (hơn 38.000 USD) để có cơ hội đổi đời.
Phúc Kiến, Trung Quốc - nơi băng đảng "đầu rắn" hoạt động mạnh mẽ
Một nguồn tin giấu tên nói với Mirror rằng một số người có ý định vượt biên đã tự tìm đến các nhóm buôn người và "sẽ cảm thấy tự hào nếu họ thoát được khỏi Phúc Kiến và có cơ hội sống tốt hơn với nhiều tiền hơn ở những nơi như Anh".
"Họ nghĩ việc buôn người không phải là tội ác, mà là cơ hội. Đây là thỏa thuận giữa các nhóm đầu rắn và khách hàng. Hành trình rất khó khăn, rất đáng sợ chứ không hề dễ chịu, nhưng phần thưởng lại đáng giá. Cơ hội cuộc sống tốt đáng để liều lĩnh, dù trong vụ này thì kết quả không như vậy", nguồn tin nói.
"Đầu rắn" áp dụng nhiều cách khác nhau để đưa lậu người từ nước này sang nước khác cho tới khi họ tới được điểm đến cuối cùng. Chúng có thể sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp hoặc bị sửa đổi, thị thực được cấp qua con đường gian lận, hoặc hối lộ. Chúng cũng có thể giả mạo thành phái đoàn doanh nghiệp hay du khách để vượt qua kiểm soát xuất nhập cảnh.
Tuy nhiên, "đầu rắn" thường đưa các nạn nhân tới châu Âu bằng cung đường bay quen thuộc xuất phát từ Phúc Kiến. Sau đó họ bị nhồi vào các thùng xe tải, bao quanh là bóng tối, không có thức ăn, hệ thống thông gió, nước hay nhà vệ sinh.
"Chúng không quan tâm đến sự an toàn của người mà chúng đưa đi như chăn gia súc trên khắp địa cầu", The Sun bình luận.
Thảm kịch 39 người chết trong container ở Anh đã phơi bày tình trạng nhập cư lậu vào châu Âu
Trong vụ 39 thi thể trong container bị phát hiện ở Essex hôm 23/10, vụ chuyển người lậu đã không thành công.
"Bất trắc xảy ra nhưng không vì thế mà đầu rắn dừng lại. Sẽ không có giọt nước mắt nào rơi. Ở Phúc Kiến, không có việc làm, rất ít cơ hội và thu nhập cũng thấp, vì thế chúng tôi phải đi nơi khác", nguồn tin cho hay.
Theo danviet
Liên quan vụ "39 thi thể trong container": Buồn, lo ở xã có hàng trăm biệt thự Về xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), PV không khỏi choáng ngợp bởi ở đây có quá nhiều căn biệt thự lộng lẫy. Tuy nhiên, dưới bóng của những căn nhà, câu chuyện về những người mất liên lạc khi đi Anh là chủ đề mà nhiều người quan tâm nhất. Chờ đợi một phép màu Những ngày này về xã...