39 lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật liên quan vi phạm đất rừng Sóc Sơn
80 lãnh đạo, cán bộ ở Sóc Sơn phải kiểm điểm, xem xét trách nhiệm. Trong số đó, 39 người bị kỷ luật với các hình thức từ khiển trách đến buộc thôi việc.
Theo báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn, với hàng loạt vi phạm về quản lý, sử dụng đất rừng, vi phạm trật tự xây dựng, các công trình xây trên đất rừng, UBND Hà Nội đã ban hành quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Đỗ Minh Tuấn – Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn.
Nguyên Chủ tịch UBND huyện Vương Văn Bút và nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tạ Văn Đạo cùng bị kỷ luật theo hình thức cảnh cáo.
Kỷ luật 39 cán bộ, buộc thôi việc 2 trường hợp
Huyện ủy cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Đội Thanh tra trật tự xây dựng đô thị huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với ông Đào Văn Sửu.
Hàng trăm công trình vi phạm đất rừng ở Sóc Sơn vẫn chưa bị tháo dỡ. Ảnh: Việt Linh.
Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể Ban thường vụ Huyện ủy 3 nhiệm kỳ (2005-2010; 2010-2015 và 2015-2020) và các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trách nhiệm liên quan trong 3 nhiệm kỳ trên.
Trên cơ sở báo cáo của huyện Sóc Sơn, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã có thông báo về kết quả kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức đảng, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng ở Sóc Sơn giai đoạn 2008-2018.
Cũng theo UBND huyện Sóc Sơn, 80 lãnh đạo, cán bộ thuộc diện cần kiểm điểm, xem xét trách nhiệm. Trong số đó, 39 lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật với các hình thức từ khiển trách đến buộc thôi việc.
Ngoài ra, 29 trường hợp gồm 11 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, 18 trường hợp công chức, lao động hợp đồng bị kỷ luật khiển trách; 6 trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo; 2 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý bị kỷ luật cách chức; 2 trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc.
Video đang HOT
Ngoài ra, huyện Sóc Sơn cũng xác định có 19 trường hợp sau kiểm điểm nhưng chưa đến mức phải kỷ luật.
Gần 800 công trình sai phạm theo kết luận thanh tra TP Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.
Huyện Sóc Sơn cũng báo cáo còn 22 trường hợp khác, trong đó có 7 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, 15 công chức, người lao động không kỷ luật vì hết thời hiệu với các lý do ốm, chữa bệnh.
Hàng trăm công trình xâm phạm đất rừng
Hồi tháng 3, Thanh tra TP Hà Nội công bố kết luận thanh tra đất rừng tại 2 xã Minh Trí, Minh Phú (huyện Sóc Sơn) từ 2008 đến nay.
Theo đó, UBND huyện Sóc Sơn đã không chỉ đạo khắc phục vi phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và UBND Hà Nội. UBND các xã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý dẫn đến nhiều tồn tại, sai phạm kéo dài về mua bán, chuyển nhượng đất đai, về xây dựng.
Đến năm 2017, UBND huyện Sóc Sơn xác định có 555 công trình vi phạm. Trong số này có 485 công trình vi phạm chưa được xử lý. Việc xác định số lượng công trình vi phạm của huyện năm 2017 cũng không chính xác. Trên thực tế, riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm.
Thanh tra TP kiến nghị chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra Công an Hà Nội với những vi phạm trong việc chứng thực, xác nhận mua bán, chuyển nhượng đất dẫn đến xây dựng công trình vi phạm quy hoạch rừng năm 2008.
Thanh tra TP cũng đề nghị UBND TP tổ chức cưỡng chế ngay các công trình vi phạm trật tự xây dựng năm 2017-2018 ở 2 xã Minh Trí, Minh Phú và khu vực ven các hồ, trả lại nguyên trạng ban đầu.
Tháng 10/2018, Zing.vn có loạt bài phản ánh sai phạm của huyện Sóc Sơn trong việc cấp 229 “sổ đỏ” cho hộ nhận khoán hoặc nhận chuyển nhượng đất lâm trường. Huyện này còn buông lỏng quản lý khiến rừng bị “xẻ thịt”.
Ngày 30/10/2018, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các đơn vị liên quan phải xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Sóc Sơn. Với 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng, ông Chung yêu cầu Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và huyện Sóc Sơn phải ra quyết định cưỡng chế vi phạm trong tháng 12, không được để công trình vi phạm mới nào tồn tại.
Thanh tra TP kiến nghị chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra Công an Hà Nội với những vi phạm trong việc chứng thực, xác nhận mua bán, chuyển nhượng đất dẫn đến xây dựng công trình vi phạm quy hoạch rừng năm 2008.
Theo Zing.vn
"Hô biến" đất rừng Sóc Sơn thành công trình nguy nga bằng cách này
UBND các xã, huyện... các Sở ngành liên quan buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm dẫn đến nhiều vi phạm về đất đai, mua bán chuyển nhượng, vi phạm trật tự xây dựng... dẫn đến người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã tiến hành xây dựng nhiều công trình lớn trong quy hoạch rừng ở Sóc Sơn, TP.Hà Nội.
Thanh tra TP.Hà Nội vừa có thông báo kết luận số 1113/TBKL-TTLN-P3 về Thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay...
Đáng chú ý, Thanh tra TP.Hà Nội xác định, UBND huyện Sóc Sơn không kiên quyết chỉ đạo khắc phục vi phạm theo các kết luận của Thanh tra và ý kiến chỉ đạo các cấp. UBND các xã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm luật trong diện tích thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, môi trường như mua bán, chuyển nhượng, tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xây dựng trái phép trên đất thuộc quy hoạch rừng... dẫn đến nhiều vi phạm về đất đai, mua bán chuyển nhượng, vi phạm trật tự xây dựng.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt thì, từ ngoài xã Lâm Trường (Sóc Sơn) vào bên trong khu vực đang bị "xẻ thịt" ngay trên đất rừng này luôn cả bảng chỉ dẫn, số điện thoại của những khu biệt thự, nhà vườn, homestay,... Những công trình này được gắn cho những cái tên đẹp như Khu sinh thái Thiên Phú Lâm, Trà hoa viên Sóc Sơn... (Ảnh: Nguyễn Chương)
Một số trường hợp điển hình được Thanh tra TP.Hà Nội chỉ ra như trường hợp bà Ngô Thị Loan (xã Minh Phú) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) năm 1997, diện tích 3.856 m2 đất ở. Theo Kết luận Thanh tra Chính phủ trường hợp này phải hiệu chỉnh GCNQSDĐ xuống còn 400m2 đất ở, nhưng thực tế bà Loan đã làm thủ tục chuyển nhượng đất từ năm 2002, 2003 cho 4 hộ (hộ bà Hoàng Thị Hương, ông Hoàng Đình Thắng, ông Ngô Bá Oanh và ông Nguyễn Hữu Tú), UBND huyện Sóc Sơn đã cấp GCNQSDĐ (400m2 đất ở/hộ). Đến năm 2014, 2017 UBND huyện Sóc Sơn lại làm thủ tục cho ông Ngô Bá Oanh chuyển nhượng cho những người khác "là vi phạm quy định tại Điều 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004".
Hay như, tại khu vực 7 hồ lớn nằm trong quy hoạch rừng, có 111 trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình, nhà ở trên đất nằm trong quy hoạch rừng năm 2008, trong đó có nhiều công trình đã xây dựng với quy mô lớn nhưng không kiểm tra và xử lý "là vi phạm quy định". Điển hình có hộ ông Nguyễn Sỹ Tuấn xây dựng nhà 2 tầng, diện tích 112m2, căn cứ vào vị trí các mốc đường viền lòng hồ, công trình xây dựng của hộ ông Tuấn xác định là đất mặt nước, "hộ ông Tuấn đã san lấp, lấn chiếm lòng hồ, thay đổi hiện trạng hồ Đồng Đò".
Tại khu vực hồ Đồng Quang, hộ ông Hoàng Trọng Nguyên (nhà hàng Ngọc Linh) sử dụng 10.080m2 thuộc đất Lâm trường Sóc Sơn giao khoán bảo vệ phát triển rừng và 3.600m2 mặt nước do UBND xã Quang Tiến giao thầu, ông Nguyên đã xây dựng 21 hạng mục công trình, diện tích khoảng 2.800m2, trong đó có 5 hạng mục công trình kiên cố từ 2-4 tầng; hộ ông Nguyễn Tiến Thành (nhà hàng Hương Tràm) sử dụng 9.342m2 thuộc đất Lâm trường Sóc Sơn, diện tích xây dựng khoảng 500,2 gồm 12 hạng mục công trình, trong đó có 1 nhà bê tông xung quanh cột tre mái lá, diện tích 65m2 xâm phạm lòng hồ.
Công trình lớn được xây dựng đồ sộ, nguy nga tại huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Chương)
Khu vực hồ Kèo Cả có hộ ông Nguyễn Văn Hùng, năm 2017 ông Hùng được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp GCNQSDĐ tổng diện tích 1.608m2 (400m2 đất ở, 1.208 đất vườn). Thực tế ông Hùng sử dụng 2.680,8m2 trong đó có một phần diện tích nằm trong quy hoạch rừng năm 2008 đã xây dựng 8 hạng mục công trình, tổng diện tích 137,6m2 xâm phạm lòng hồ.
"Hầu hết các trường hợp mua bán chuyển nhượng, người bán đất không có giấy tờ sử dụng đất nhưng vẫn được UBND xã chứng thực, xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng là vi phạm... dẫn đến người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã tiến hành xây dựng nhiều công trình lớn trong quy hoạch rừng" - kết luận nêu rõ.
Nhiều lòng hồ ở huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội bị san, lấp. (Ảnh: Thành An)
Bên cạnh đó, Thanh tra Hà Nội cũng xác định, BQL rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội (trước đây là Lâm trường Sóc Sơn) không lưu trữ đầy đủ hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác giao khoán, quản lý bảo vệ phát triển rừng cho các chủ rừng và hồ sơ giao khoán các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tích vườn quả thuộc thôn Lâm Trường xã Minh Phú...;
Buông lỏng quản lý, không kịp thời kiểm tra, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương xử lý vi phạm về đất đai, không có biện pháp ngăn chặn để các hộ mua bán chuyển nhượng cho các trường hợp ngoài địa phương, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình nhà ở, công trình nhà vườn kiên cố trong phạm vi đất rừng phòng hộ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thiếu kiểm tra, hướng dẫn trong công tác quản lý nhà nước đối với BQL rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội dẫn đến những sai phạm trên.
Theo Danviet
Cả nhà bị TNGT ở Sóc Sơn: Bố uống rượu tự gây tai nạn, mẹ và 2 con tử vong Trong vụ cả nhà 4 người cùng đi trên 1 xe máy bị TNGT ở Sóc Sơn, người bố đã uống rượu trước đó. Vụ TNGT khiến người mẹ và hai con nhỏ tử vong. Hiện trường vụ TNGT thương tâm ở Sóc Sơn khiến người mẹ và hai con nhỏ tử vong, người bố bị thương nặng Sáng 23/9, trao đổi với...