38.500 DN than tìm vốn làm nông nghiệp khó như “hái sao”
Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại Việt Nam của Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017 tổ chức chiều nay (27.6) tại Hà Nội.
Ông Cao Đức Phát – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại Việt Nam. Anh: Đinh Thăng
Hội thảo tập trung đề cập sâu tới sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC). Vê vấn đề này, TS Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NNPTNT) cho biết: “NNUDCNC là xu thế phát triển nông nghiệp trên thế giới, tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng với trình độ công nghệ cao, mô hình quản trị tiên tiến theo chuỗi từ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ trên quy mô hàng hóa, mang lại lợi ích kinh tế vượt trội và đảm bảo an toàn đối với sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế”.
Cung theo ba Thuy, ngành nông nghiệp nươc ta đa xác đinh phát triển NNUDCNC là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập, là giải pháp mạnh, hiệu quả trong cơ cấu lại nông nghiệp. Trong thời gian gần đây đã xuất hiện xu hướng nhiều DN tìm hiểu và đầu tư sản xuất NNUDCNC, đang khẳng định thế mạnh và khả năng cạnh tranh vượt trội về năng suất, chất lượng sản phẩm, đang trở thành điểm sáng và là động lực tăng trưởng của nhiều vùng, địa phương trên cả nước…
Tuy nhiên, theo ba Thuy, một trong những khó khăn trong phát triển NNCNC vân là nguồn vốn. Mặc dù nguồn vốn dành cho lĩnh vực NNUDCNC có, song thực tế điều kiện để DN tiếp cận được nguồn vốn còn rât nhiêu khê, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.
Video đang HOT
Đồng tình với ý kiến trên, GS.TS Hoàng Ngọc Hòa – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Hiện nay có khoảng hơn 40.000 DN hoạt động ở khu vực nông thôn, song chỉ có 1.500 DN ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản làm ăn hiệu quả. Còn lại đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn và năng lực cạnh tranh thấp.
Những doanh nghiệp ap dung công nghệ cao như Rừng hoa Đà Lạt chưa được hưởng nhiều ưu đãi. Anh minh hoa.
Vì vậy Nhà nước phải kiến tạo được môi trường cho phát triển NNCNC, đầu tư thích đáng thúc đẩy nghiên cứu phát triển và ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất NNCNC; đồng thời sử dụng nhiều phương thức huy động vốn đầu tư, nhất là hợp tác công tư để nhân bội nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn hẹp của ngân sách Trung ương và địa phương để đầu tư xây dựng những công trình kết cấu hạ tầng trọng yếu và những khu đô thị hạt nhân trọng điểm ở mỗi vùng nông nghiệp sinh thái.
Cũng theo GS.TS Hoàng Ngọc Hòa, cac Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần chú trọng đầu tư và hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy phát triển NNCNC trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp nước ta.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để ra chương trình mục tiêu và có cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các DN công nghiệp và dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, NNCNC nói riêng.
Bộ Tài chính cần có những chính sách ưu đãi liên quan đến phát triển NNCNC, nhất là chính sách thuế, thủ tục hải quan, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tín dụng ưu đãi đối với phát triển NNCNC trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp nước ta. Nhất là chính sách cho vay vốn đối với các doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ nông phẩm.
Theo Danviet
Phú Yên đầu tư lớn cho nông nghiệp công nghệ cao
Mới đây, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) Phú Yên đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư và hợp tác các khu NNCNC năm 2016.
Theo ông Biện Minh Tâm - Trưởng Ban quản lý Khu NNCNC Phú Yên, đây là khu NNCNC được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2013, với diện tích giai đoạn 1 là 460ha tại xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa. Dự kiến mở rộng giai đoạn 2 khoảng 620ha.
Nuôi tôm sạch công nghệ cao tại DNTN Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên). Ảnh: Hùng Phiên
Giai đoạn 2015 - 2016, Ban quản lý tập trung quy hoạch chung xây dựng khu NNCNC Phú Yên đến năm 2030; triển khai ngay một số dự án đã cấp phép đầu tư; hình thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển NNCNC; liên kết Trung tâm công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam, nghiên cứu phát triển nấm bao gồm chọn, nhân giống, giá thể và quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản; kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ, đồng thời nhân rộng ra các trại và hộ nông dân trong và ngoài tỉnh.
Hiện, việc phát triển cây dược liệu, nấm được coi là đột phá bước đầu trong hoạt động của Khu NNCNC, phù hợp với đề án phát triển sản phẩm quốc gia "Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu". Một nhiệm vụ quan trọng khác cũng đang được đơn vị triển khai là đào tạo công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý về công nghệ cao trong nông nghiệp.
Đồng thời, hợp tác để chọn tạo và nhân các giống lúa mới chất lượng; liên kết với Viện Mía đường, Công ty Mía đường KCP (Phú Yên) để chọn tạo và nhân 1 - 2 giống mía chất lượng cao, phù hợp với điều kiện các tỉnh miền Trung; chọn tạo và nhân giống giống gia súc, gia cầm, sắn, cây dược liệu, cây rừng,...
Theo ông Lê Văn Trúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, tỉnh đang làm hết sức mình để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả, đặc biệt thu hút các nguồn vốn FDI, ODA và các nhà đầu tư lớn vào Khu NNCNC Phú Yên. Một mặt, tỉnh quan tâm đầy đủ chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ và một số chính sách ưu đãi của tỉnh; đồng thời, tiếp tục sửa đổi, ban hành cơ chế chính sách mới, phù hợp với xu thế phát triển chung và đặc thù của tỉnh.
Theo Danviet
Hội thảo về nâng cao hiệu quả tín dụng nông nghiệp công nghệ cao Đến nay có 8 ngân hàng thương mại đã đăng ký số vốn hơn 100.000 tỷ đồng dành cho các đối tượng đầu tư công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp, nông thôn. Tổng dư nợ cho vay ứng dụng CNC đạt con số tương đối lớn là 26.000 tỷ đồng, với 4.021 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân, 64 doanh nghiệp)....