38 doanh nghiệp ở TP HCM đã ghi nhận ca nhiễm
Tính đến ngày 6/7, TP HCM đã ghi nhận 796 ca nhiễm nCoV ở 38 doanh nghiệp, công ty nhiều nhất phát hiện 236 ca bệnh.
Thông tin được ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý Các khu công nghiệp, khu chế xuất TP HCM (Hepza), báo cáo tại cuộc họp về tình hình Covid-19 trên địa bàn chiều 6/7. Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh ca mắc trong cộng đồng phát hiện qua khám sàng lọc ngày càng tăng.
Theo ông Hưng, sau khi nhà máy phát hiện ca nhiễm Hepza phối hợp địa phương di chuyển các F0 tới nơi điều trị, F1 vào nơi cách ly tập trung một cách an toàn nhất. “Số lượng ca nhiễm ban đầu không quá lớn nhưng quá trình chờ đưa đi có thể tạo nguy cơ lây nhiễm chéo”, ông Hưng nói và đề xuất Ban Chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước bàn rà soát nhà xưởng, văn phòng để bổ sung cho việc cách ly F1 sắp tới.
Công nhân Công ty Nidec Sankyo trong Khu công nghệ cao được lấy mẫu xét nghiệm, chiều 29/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Bên cạnh đó, ông Hưng nêu các doanh nghiệp hiện có nhu cầu test nhanh sàng lọc công nhân trước khi vào nhà máy, do đó cần số lượng lớn các đơn vị y tế thực hiện. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp mua mẫu thử để chủ động tầm soát cho công nhân nên cần được hướng dẫn quy trình để thực hiện.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP HCM, hai ổ dịch liên quan doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp vừa được ghi nhận. Trong đó, ổ dịch tại công ty Hong IK Vina, Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, ghi nhận 38 ca; tại Công ty Nidec Sankyo ở Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, phát hiện 136 ca.
Trước đó, tại buổi họp Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, từ 6h ngày 5/7 đến 6h ngày 6/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ghi nhận 461 ca dương tính. Trong đó, 106 người phát hiện qua khám sàng lọc tại bệnh viện, 73 người đang điều tra dịch tễ, những ca còn lại trong khu cách ly, phong tỏa.
Theo ông Bỉnh, hiện số ca mắc Covid-19 tại TP HCM phát hiện qua khám sàng lọc trong cộng đồng ngày càng tăng. Qua điều tra truy vết, những trường hợp này thường ở tại khu nhà trọ công nhân, buôn bán tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối trên địa bàn.
Ban Chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM đã thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đặc biệt là Chỉ thị 10. Các chợ đầu mối không đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19 như chợ Bình Điền, Hóc Môn… tạm ngừng hoạt động.
Đến chiều nay, TP HCM đã ghi nhận tổng cộng 7.114 ca nhiễm, đứng đầu cả nước; 14.107 người đang cách ly tập trung, 37.142 trường hợp đang cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.
Ngân hàng tuần qua: Eximbank tổ chức ĐHCĐ lần 3, NHNN bơm lượng tiền 'khủng' ra thị trường
19 ngân hàng "sạch" nợ xấu tại VAMC; Ngân hàng Nhà nước bơm lượng tiền "khủng" ra thị trường; Eximbank tiếp tục tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) lần thứ 3; tiền gửi lãi suất cao dần đáo hạn; doanh nghiệp đổ dồn hơn 236.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 2 tháng... là những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua.
Eximbank tiếp tục tổ chức ĐHCĐ lần 3 tại Hà Nội sau khi hoãn vì dịch Covid-19
Video đang HOT
Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm thống đốc NHNN cho bà Nguyễn Thị Hồng
Chiều 16/11, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm thống đốc NHNN Việt Nam đối với bà Nguyễn Thị Hồng.
Giao nhiệm vụ cho tân Thống đốc và ngành ngân hàng, Thủ tướng nêu rõ, trước hết, cần kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, thực hiện tốt các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, trong đó phải thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN và cũng là thành quả quan trọng nhiều năm qua, khi lạm phát từ mức trên 18% vào năm 2011 đã giảm xuống dưới 4% trong suốt nhiệm kỳ này.
Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng chi phí thấp, thủ tục đơn giản, thuận tiện.
Thứ ba là cần tiếp tục củng cố và tăng cường năng lực hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống.
Trong nhiệm vụ thứ năm, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng không ngừng hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng gắn với đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, hiệu quả; đi tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa, góp phần giảm chi phí, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
19 ngân hàng "sạch" nợ xấu tại VAMC
Cùng với Vietinbank, 18 ngân hàng khác "sạch" nợ tại VAMC là Vietcombank, Agribank, ACB, VIB, TPBank, Nam A Bank, MB, SeABank, Techcombank, OCB, VPBank, KienLongBank, HDBank, LienVietPostBank, BIDV, VietCapital Bank, MSB và VietBank.
Trong đó, VietinBank, BIDV, HDBank, LienVietPostBank, MSB, VietCapitalBank, VietBank "sạch" nợ xấu tại VAMC trong năm nay. Đây là nỗ lực rất lớn của những ngân hàng này, bởi cuối năm 2019, một số nhà băng vẫn còn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC.
Hiện nay, nhiều ngân hàng khác cũng đặt mục tiêu tất toán toàn bộ trái phiếu của VAMC như ABBank, Sacombank, Eximbank... trong năm 2020.
Việc sớm xử lý được toàn bộ nợ xấu VAMC cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho các nhà băng trong thời gian tới khi nợ xấu nội bảng có chiều hướng gia tăng do tác động của Covid-19. Bởi nếu vẫn để nợ xấu tại VAMC, định kỳ mỗi năm, các ngân hàng phải trích lập chi phí dự phòng 20% giá trị trái phiếu đặc biệt đối với kỳ hạn 5 năm và 10% đối với kỳ hạn 10 năm. Áp lực trích lập này là không nhỏ đối với những ngân hàng đang có lợi nhuận khiêm tốn.
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện bơm ròng 1,1 tỷ đồng qua thị trường mở (OMO) và không có hoạt động nào trên kênh tín phiếu.
Tuy nhiên, theo thống kê của Công ty Chứng khoán SSI, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, tương đương khoảng hơn 30 nghìn tỷ đồng được bơm ra thị trường.
Nhờ vậy, thanh khoản thị trường vẫn rất dồi dào. Lãi suất liên ngân hàng theo đó vẫn duy trì ở mức thấp, chỉ 0,19%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,25%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Trong khi đó, lãi suất tiền gửi vẫn giữ ở mức 2,5-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
"Thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn dồi dào dù đã bước vào mùa cao điểm cuối năm và chúng tôi dự báo lãi suất sẽ tiếp tục đi ngang", chuyên gia của SSI nhận định.
Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhìn nhận thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tiếp tục duy trì ở trạng thái dư thừa, một phần do tăng trưởng tín dụng thấp (tính tới ngày 26/10/2020 chỉ tăng 6,15% so với đầu năm), do đó lãi suất liên ngân hàng được dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức thấp (dưới 1%/năm) trong hai tháng cuối cùng của năm 2020.
Lãi suất huy động đã chạm đáy?
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa giảm lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng thêm 0,1 - 0,2%/năm so với cuối tháng 10. Cụ thể, lãi suất huy động 1 tháng còn 2,5 - 3,1%/năm, 3 tháng từ 2,7 - 3,3%/năm, 6 tháng từ 4 - 4,8%/năm, 12 tháng từ 4,3 - 5,3%/năm...
Lãi suất huy động tiền đồng không kỳ hạn của Techcombank ở mức 0,1%/năm. Lãi suất huy động của Vietcombank ở mức thấp tiếp theo khi kỳ hạn 1 tháng là 3,1%/năm, 3 tháng 3,4%/năm, 6 tháng là 4%/năm, 12 tháng là 5,8%/năm...
Các ngân hàng khác có mức lãi suất huy động tiết kiệm dao động từ 3,3 - 4%/năm ở kỳ hạn dưới 6 tháng; 4,4 - 6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6 - 7 %/năm.
Riêng lãi suất giao dịch của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng từ nhiều tháng trở lại đây đang ở mức rất thấp, có kỳ hạn gần 0%/năm. Chẳng hạn, lãi suất bình quân liên ngân hàng ngày 12.11 kỳ hạn qua đêm ở 0,11%/năm, 1 tuần 0,21%/năm, 2 tuần 0,19%/năm, 1 tháng 0,57%/năm, 3 tháng còn 1,67%/năm, 6 tháng còn 1,543%/năm.
So với lãi suất huy động tiết kiệm, lãi suất giao dịch giữa các ngân hàng hiện nay đang còn một nửa đến 1/3 tùy theo thời hạn.
Eximbank tiếp tục tổ chức ĐHCĐ lần 3 tại Hà Nội sau khi hoãn vì dịch Covid-19
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông qua việc tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên lần 3 vào tháng 12 tới đây sau khi phải hoãn lại vào giữa tháng 8 vừa qua vì dịch Covid-19.
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã 2 lần tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên nhưng bất thành. Phiên họp đầu tiên vào cuối tháng 6 không đủ điều kiện tiến hành do tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông tham dự họp đại diện thấp hơn 65% tổng số phần có quyền biểu quyết.
Tương tự tại phiên họp ĐHCĐ thường niên năm 2020 lần thứ 2 tổ chức vào cuối tháng 7, tổng số cổ đông tham dự đại diện cho hơn 523 triệu cổ phần, chiếm 42,57% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong khi đó, theo điều lệ của Eximbank, số cố đông có mặt tại phiên họp ĐHCĐ thường niên lần thứ 2 phải đại diện cho tối thiểu 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Tiền gửi lãi suất cao dần đáo hạn, ngân hàng tiếp tục hưởng lợi
Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán SSI công bố mới đây nhấn mạnh nhiều điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý III/2020 của ngân hàng cũng như triển vọng quý IV và cả năm 2020.
Điều đáng chú ý đầu tiên là tín dụng tại các ngân hàng tư nhân tăng tốt hơn các ngân hàng quốc doanh.
Thống kê đối với 13 ngân hàng niêm yết thuộc phạm vi nghiên cứu của SSI cho thấy dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh tăng trưởng khá khiêm tốn, chỉ 1,1% trong quý III và 3,4% lũy kế 9 tháng. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại tư nhân ghi nhận mức tăng dư nợ tới 5,3% trong quý III và 12,9% lũy kế 9 tháng.
Điểm đáng chú ý thứ hai là một số lượng đáng kể ngân hàng đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân.
Thống kê của SSI cho thấy tổng trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng thương mại sở hữu đã tăng thêm khoảng 43.500 tỷ đồng trong quý III/2020, lên 207.000 tỷ đồng. So với đầu năm, mức tăng lên đến 69,5%, trong đó tăng mạnh nhất ở Techcombank, SHB, VPBank, MB và TPBank.
Điểm đáng chú ý thứ ba là chi phí vốn của các ngân hàng giảm mạnh. Chi phí vốn đã giảm 0,24 điểm% trong quý III/2020, lũy kế giảm 0,37 điểm% trong 9 tháng.
SSI cũng nhấn mạnh các khoản tiền gửi lãi suất cao đang dần đáo hạn, trong khi đó lãi suất huy động đã giảm thêm 0,2-0,4 điểm% trong tháng 10. Do vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngành được kỳ vọng sẽ cải thiện trong những quý tới.
Doanh nghiệp đổ dồn hơn 236.000 tỷ vào ngân hàng chỉ trong vòng 2 tháng
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy riêng trong tháng 9/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng đã tăng trên 155.500 tỷ đồng.
Trong đó, tiền gửi của dân cư chỉ tăng trên 14.600 tỷ đồng, còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trên 140.900 tỷ đồng.
Tổng hợp hai tháng 8 và 9, các tổ chức kinh tế đã gửi ròng tới hơn 236.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, tương đương khoảng 10 tỷ USD.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng tăng 5,77% lên 5,1 triệu tỷ đồng, trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 10,39% lên trên 4,37 triệu tỷ đồng.
Bên cạnh số liệu tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước cũng công bố chi tiết dư nợ tín dụng 9 tháng.
Theo đó, tính đến cuối tháng 9/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,08% so với đầu năm, trong khi mức tăng tiền gửi khách hàng cao hơn đáng kể với 7,85%.
Xét về số tuyệt đối, tổng lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng là trên 9,48 triệu tỷ đồng, so với mức dư nợ tín dụng gần 8,69 triệu tỷ đồng.
35 doanh nghiệp chốt trả cổ tức tuần từ 23-27/11 Tuần từ 23 - 27/11 có 35 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức; trong đó, có 30 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt; 4 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu và 1 doanh nghiêp thưởng cổ phiếu. Tuần từ 23 - 27/11, có 35 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức và thưởng cổ phiếu. Ảnh...