3.700 ngôi nhà an toàn cho vùng sạt lở, lũ lụt

Theo dõi VGT trên

Từ năm 2017 đến tháng 4-2021, Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển ở Việt Nam” đã xây dựng được 3.700 ngôi nhà an toàn dành cho dân nghèo ở vùng thiên tai và phục hồi hơn 3.300ha rừng ngập mặn tại 5 tỉnh…

Ngày 4-5 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT và Chương trình Phát triển của Liên Hiệp quốc tại Việt Nam phối hợ tổ chức cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo dự án “Tăng cường khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển ở Việt Nam”.

Theo đó, Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển ở Việt Nam” được Quỹ Khí hậu xanh (GCF) viện trợ không hoàn lại thông qua Chương trình Phát triển của Liên Hiệp quốc, bắt đầu triển khai từ năm 2017 và sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Đến tháng 4-2021, dự án đã hỗ trợ xây dựng được khoảng 3.700 ngôi nhà an toàn cho người nghèo dễ bị tổn thương ở 5 tỉnh, thành phố ven biển, đạt 93% kế hoạch đề ra. Đồng thời, đã phục hồi hơn 3.300ha rừng ngập mặn tại các tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cà Mau.

3.700 ngôi nhà an toàn cho vùng sạt lở, lũ lụt - Hình 1
Người dân Cà Mau tham gia trồng rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường. Ảnh: Camau.gov.vn

Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” đặt mục tiêu xây mới 4.000 ngôi nhà tại các điểm an toàn cho khoảng 20.000 người nghèo và dễ tổn thương; trồng và phục hồi 4.000ha rừng ngập mặn ven biển; tăng cường khả năng tiếp cận các dữ liệu về tổn thất và thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu để sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế – xã hội ở 28 tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam.

Tại cuộc họp, các đại biểu tham gia đề nghị nên kéo dài dự án này đến cuối năm 2022. Song theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, việc kéo dài dự án đến hết năm 2022 còn chờ sự chấp thuận từ Chính phủ Việt Nam và phía các đối tác quốc tế tài trợ cho dự án, nhưng việc thực hiện phải đảm bảo đầy đủ các cam kết mà dự án đề ra.

Trồng 1 tỷ cây xanh và những lợi ích lâu dài

Trồng nhiều cây xanh giúp bảo vệ môi trường, làm giảm các khí độc hại, cho chúng ta có một không gian xanh. Bên cạnh đó, cây xanh cũng góp phần giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra.

Trồng 1 tỷ cây xanh và những lợi ích lâu dài - Hình 1

Video đang HOT

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trồng cây tại lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ". Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phải 'tiếp tục trồng cây gây rừng'

Từ đầu tháng 10 đến nay, bão, mưa lũ ở các tỉnh miền Trung diễn biến hết sức phức tạp. Lần đầu tiên trong nhiều năm, lũ chồng lũ, bão chồng bão, mưa lớn kéo dài liên tiếp, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân nơi đây.

Theo đ.ánh giá của các cơ quan chuyên môn, một trong những nguyên nhân gây ra thiên tai nặng nề, thảm khốc ở miền Trung là do ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi theo hướng ngày càng cực đoan, khó dự báo. Để chung tay chống biến đổi khí hậu, ngoài việc tăng cường, tích cực bảo vệ môi trường sống, sản xuất, kinh doanh... thì hoạt động đẩy mạnh trồng thêm nhiều cây xanh, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc cũng cần thiết không kém.

Xác định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới, trong đó có cây xanh đô thị.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, dù độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng trở lại, khoảng 42%, song so với nhiều nước thì vẫn còn thấp cho nên cần "tiếp tục trồng cây gây rừng". Thủ tướng nhấn mạnh, phải tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng, vận hành hiệu quả hồ chứa, liên hồ chứa, bảo đảm an toàn cho sản xuất và cuộc sống của người dân. Đặc biệt là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về phá rừng.

Mục tiêu hoàn toàn khả thi và hữu ích

Vào ngày 28/11/1959, cách đây 61 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động ngày "Tết trồng cây" với mong muốn: "Trong mười năm, đất nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân". Lời kêu gọi "Tết trồng cây" của Bác đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân cả nước, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam cho đến hôm nay.

Với đề xuất trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới của Thủ tướng, nhiều chuyên gia cho rằng, việc này là hoàn toàn khả thi, rất hữu ích, thiết thực và ý nghĩa.

Cho ý kiến về đề xuất trồng 1 tỷ cây xanh, GS.TS. Vũ Tiến Hinh, Viện trưởng Viện Lâm nghiệp và đa dạng sinh học nhiệt đới cho rằng, mục tiêu này hoàn toàn khả thi.

"Với nhiều diện tích đất rừng trống, đất đồi, núi xung yếu có nguy cơ sạt trượt thì Bộ NN&PTNT và các địa phương cần tập trung trồng bổ sung cây bản địa, cây lâu năm vào những khu vực này để phục hồi và nâng cao chất lượng rừng đã mất", ông Hinh đề xuất.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho hay, tại các đô thị, cây xanh mang lại nhiều lợi ích như mang bầu không khí trong lành, hấp thụ CO2, nhả oxy, hạn chế bụi mịn PM2.5. Cây xanh không những mang lại một không gian xanh, giúp cho đô thị tươi đẹp hơn, mà còn giúp giảm nhiệt độ đường phố, hạn chế tác hại các bức xạ mặt trời. Cây cũng hấp thụ các khí độc thải ra từ khói xe, quán ăn, bụi bẩn nhà máy, rác thải và nhiệt từ chính con người tỏa ra, từ đó giúp giảm bớt nhiệt.

Ở khía cạnh khác, cây xanh, cây rừng còn giúp tiết kiệm nước và giảm xói mòn đất, bởi cây xanh có thể làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí. Lượng nước do rễ cây giữ lại có thể được tái tạo và trở thành các mạch nước ngầm. Rễ cây có tính thấm hút nước tốt, do đó khi đến mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước và cản trở quá trình chảy ào ạt của dòng nước, thổi ào ạt của gió, từ đó hạn chế tình trạng bão, lũ lụt, xói mòn đất do nước chảy mạnh. Tại các vùng đồng bằng ven biển, vai trò của rừng ngập mặn cũng rất quan trọng, giúp làm hạn chế thủy triều, sóng, bão...

Ngoài ra, cây xanh còn tạo ra cơ hội phát triển kinh tế. Trồng cây ăn quả sẽ giúp chúng ta cải thiện được thu nhập, trồng cây cảnh đẹp có thể giúp tạo cảnh quan đẹp, tạo nên nét đặc trưng cho đất nước, thu hút du lịch, từ đó giúp phát triển kinh tế.

"Việc trồng cây xanh mang lại những hiệu quả rất thiết thực, điển hình mấy năm gần đây, Hà Nội triển khai phong trào chồng 1 triệu cây xanh đã mang lại hiệu quả và sự thay đổi rất rõ nét. Hà Nội xanh, đẹp hơn với nhiều loại cây trồng khác nhau, mang lại cảnh quan đẹp và vừa là 'lá phổi' giúp cho Thủ đô trong sạch hơn", ông Hoàng Dương Tùng cho hay.

Tuy nhiên, theo TS. Hoàng Dương Tùng, để hiện thực hóa được đề xuất trồng 1 tỷ cây trong 5 năm, cần có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Các cơ quan, bộ ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu kỹ các phương án trồng cây, trồng cây gì cho phù hợp với vị trí, phù hợp với cảnh quan và giúp bảo vệ môi trường. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần cẩn trọng hơn trong việc xem xét, phê duyệt các dự án, chú trọng đến phát triển kinh tế, nhưng không có nghĩa là dễ dàng chấp nhận, đ.ánh đổi môi trường với phát triển kinh tế. "Bởi nếu không để ý đến môi trường, vô hình trung chúng ta sẽ phạm phải nguyên tắc đ.ánh đổi môi trường để lấy sự phát triển kinh tế, chỉ nghĩ lợi ích trước mắt, chứ không nghĩ đến những lợi ích lâu dài".

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ cây xanh, cây rừng là việc làm rất quan trọng. Đưa ra giải pháp bảo vệ cây rừng, TS. Hoàng Dương Tùng cho hay, chúng ta đang trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, do đó phương pháp theo dõi hiện trạng, diện tích rừng qua các công cụ giám sát, quản lý hiện đại là giải pháp tiết kiệm nguồn nhân lực và ít tốn kém. "Dựa trên phương pháp này, các cơ quan, đơn vị chức năng cần giám sát chặt chẽ, thường xuyên thông báo diện tích rừng cho các cơ quan địa phương. Như vậy, chúng ta mới có những có giải pháp ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra tình trạng tàn phá rừng, khai thác gỗ trái phép".

Trồng 1 tỷ cây xanh và những lợi ích lâu dài - Hình 2

Gắn trồng cây với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

GS.TS. Vương Văn Quỳnh, nguyên Viện trưởng Viện sinh thái rừng và môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp nhận định, mục tiêu này rất khả thi, mang lại lợi ích cao. Tuy nhiên, trồng 1 tỷ cây xanh là quy mô lớn, do đó việc tổ chức cần chặt chẽ, chương trình thực hiện cần cụ thể để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đi vào phân tích cụ thể, GS.TS. Vương Văn Quỳnh cho hay, 1 tỷ cây xanh nếu quy ra diện tích tương đương 300.000-500.000 ha rừng trồng. Đây là diện tích không quá lớn nếu kết hợp cả trồng rừng tập trung cũng như trồng cây phân tán: "Trước đây Việt Nam còn hàng triệu ha đất lâm nghiệp nhưng chưa có rừng. Vài năm gần đây, việc trồng rừng tốt hơn, nhưng theo tôi vẫn còn khoảng từ 600.000-700.000 ha đất chưa có rừng có thể trồng được. Như vậy quỹ đất vẫn còn nhiều để thực hiện mục tiêu 1 tỷ cây xanh".

Theo ông Vương Văn Quỳnh, cần phải lưu ý khi trồng rừng là chọn cây hiệu quả cả về kinh tế và môi trường, phù hợp với điều kiện từng nơi. Nên khuyến khích trồng cây bản địa phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng lâu đời, chung sống với nhiều loài cây khác xung quanh. Cần trồng các loại cây đa tác dụng, cây gỗ không chỉ đem lại ý nghĩa về môi trường, sinh thái mà còn đem lại giá trị về kinh tế cho người trồng rừng. Hoàn toàn có thể tạo ra những khu rừng có giá trị cao về môi trường, kể cả rừng trồng, nhưng cách trồng sẽ phải khác hiện nay là kiểu trồng độc canh, trồng cùng lúc và thu hoạch cùng lúc. Cần trồng rừng giống kết cấu rừng tự nhiên như trồng nhiều loại cây, nhiều tầng cây khác nhau như cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây bụi... thì sau 20 năm đến 30 năm chúng ta sẽ có những khu rừng không khác gì rừng tự nhiên và cho hiệu quả kinh tế và môi trường.

GS.TS. Vương Văn Quỳnh gợi ý, những loài cây trồng cho phòng hộ, giảm thiểu lũ quét, sạt lở đất nên là cây bản địa đa tác dụng như dẻ, trám, sấu, lát hoa, re gừng, lim xanh, ràng ràng mít, pơ mu, hoàng đàn, vù hương, táo mèo, giổi.

Ở miền núi có thể thêm như sến, mật, táu, trầm hương, vàng tâm, gụ, chò nâu, xoan đào. Dưới thảm thực vật có thể trồng thêm sâm, ba kích, sa nhân, thảo quả. Đây hầu hết là những cây lâu năm có rễ sâu và cứng chắc, chịu được đất khô hạn, tăng cường khả năng giằng giữ đất.

Các cây trồng ven biển cần có rễ ăn sâu, rộng, thân khỏe phân bố cành đều trên thân làm cho khả năng chắn sóng hiệu quả như đước, bần, mấm, trang, sú, vẹt.

Cây trồng đô thị được chọn là những cây sống lâu năm, thường xanh, tán đẹp, hoa đẹp, thơm, rễ sâu, có khả năng chống gió bão, ít sâu bệnh, không có nhựa hoặc hương độc, che bóng và giữ bụi tốt như ngọc lan, bằng lăng, phượng, móng bò...

Trong khi đó, ThS. Phạm Đình Sâm, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, cho rằng đê thưc hiên đê xuât trồng 1 tỷ cây xanh co hiêu qua thì phai ra soat, đanh gia lai hiên trang va tinh trang suy thoai rưng theo cac tiêu chí về phòng hộ, đa dạng sinh học, gia tri kinh tê va xa hôi trên cac vung sinh thai trong điêm.

Tiếp đến cần đ.ánh giá các rừng phòng hộ ít xung yếu và ít đa dạng hơn có thể kết hợp các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp như trồng cây công nghiệp, rừng trồng có năng suất cao, cây ăn quả hay nông lâm kết hợp cả cây nông nghiệp và chăn nuôi để bảo đảm duy trì hệ sinh thái - nhân văn cân bằng do nhu cầu sản xuất và chăn nuôi gia súc của các hộ dân là yêu cầu tất yếu ở vùng đầu nguồn.

Việc "trồng cây gây rừng" không chỉ là truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng mà còn giúp cho đất nước có một không gian xanh. Trồng cây cần có kế hoạch, quy hoạch rõ ràng; cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, gắn cây với phát triển kinh tế; gắn bảo vệ môi trường với xây dựng đời sống nhân dân. Việc mỗi người góp sức chung tay trồng cây xanh, bảo vệ rừng là việc làm thiết thực, góp phần cải thiện không khí, chống biến đổi khí hậu, mang lại một môi trường xanh - sạch - đẹp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
17:13:14 17/09/2024
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa 250km, sắp mạnh thành bão số 4 giật cấp 10
05:56:39 18/09/2024
Bão số 4 sắp hình thành, hướng vào Quảng Bình - Quảng Ngãi
20:57:09 17/09/2024
Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024

Tin đang nóng

Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
12:43:16 19/09/2024
Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn
12:28:48 19/09/2024
Mỹ nam đẹp đến mức khiến vợ thành kẻ thù số 1 của cả đất nước
12:58:30 19/09/2024
Nhan sắc giả dối của Triệu Lộ Tư
13:02:48 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư kết hôn?
11:53:20 19/09/2024
HOT: 1 nữ diễn viên Vbiz và đại gia sắp đón con đầu lòng
14:05:05 19/09/2024
Cận cảnh biệt thự từng bị rao bán rẻ bèo của Lệ Quyên
10:44:11 19/09/2024
Đăng tải clip "Quả báo Làng Nủ" khiến dư luận phẫn nộ, Sunrise Media chính thức lên tiếng
11:54:02 19/09/2024

Tin mới nhất

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

12:29:03 19/09/2024
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Sạt lở tại miền núi Quảng Nam, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

12:21:28 19/09/2024
Trưa 19/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường, ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

08:48:46 19/09/2024
Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.

Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển

06:43:55 19/09/2024
Tàu hàng chở 4.000 tấn đá bột chìm trên vùng biển Quảng Nam, 8 thuyền viên trên tàu lên bè cứu sinh. Cảnh sát biển đã ứng cứu thành công trong điều kiện xấu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Cụ bà 80 t.uổi suýt bị kẻ giả danh công an lừa 800 triệu

06:34:00 19/09/2024
Theo Công an huyện Đức Cơ, vào ngày 12/9 bà C. (80 t.uổi, trú tại địa phương) đến cơ quan công an trình báo về việc nhận được một cuộc gọi lạ. Người này tự xưng là cán bộ của Công an huyện Đức Cơ, thông báo bà C. có liên quan đến một vụ ...

Bão không quá mạnh nhưng có thể gây lụt

06:03:39 19/09/2024
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, cơn bão số 4 hình thành ngay sát bờ. Đặc biệt quan ngại là đợt mưa khá lớn tập trung từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, không loại trừ tương tự như đợt mưa gây ra trận lụt tồi tệ năm 2020.

Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn

22:49:05 18/09/2024
8 thuyền viên gặp nạn trên tàu hàng bị chìm ở vùng biển Quảng Nam đã được cơ quan chức năng cứu hộ đưa vào bờ an toàn.

Áp thấp mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới, tăng tốc vào miền Trung

20:49:22 18/09/2024
Áp thấp nhiệt đới còn cách Đà Nẵng hơn 400 km và sẽ mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới và tăng tốc di chuyển từ khoảng 15 km/giờ lên 20 km/giờ, hướng vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam

Quảng Nam mưa không ngớt, nhiều tuyến đường ngập sâu, học sinh được nghỉ học

20:42:17 18/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 4, từ sáng 18-9, nhiều nơi ở Quảng Nam mưa không ngớt. Cơn mưa kéo dài cả ngày, khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Tam Kỳ ngập cục bộ, gây ách tắc giao thông.

Có thể bạn quan tâm

4 lý do nhất định phải xem phim Việt hot nhất hiện tại: Trang phục đẹp miễn chê, dàn cast hay miễn bàn

Phim việt

16:32:01 19/09/2024
Trước ngày ra rạp, bộ phim kinh dị Cám đã tạo nên cơn sốt và nhận được sự mong đợi lớn từ khán giả trong nước bằng loạt hình ảnh đầy m.áu m.e, kinh dị.

5 phim Hàn đẹp đến từng khung hình: Siêu phẩm của Kim Soo Hyun khiến ai nhìn cũng ngẩn ngơ

Phim châu á

16:28:09 19/09/2024
Dưới đây là 5 bộ phim Hàn Quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả bởi sự đầu tư và vận dụng góc quay điện ảnh tài tình , hứa hẹn sẽ không làm người xem thất vọng.

Vợ chồng Lý Hải xin lỗi vụ kêu gọi từ thiện

Sao việt

16:23:32 19/09/2024
Minh Hà và Lý Hải đã lên tiếng giải đáp hết những thắc mắc của cư dân mạng về việc kêu gọi đóng góp cho bà con miền Bắc.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà toàn các món bình dân nhưng siêu ngon

Ẩm thực

16:19:57 19/09/2024
Thực đơn cơm tối đậm đà toàn các món bình dân nhưng siêu ngon. Bữa cơm nhà toàn các món đơn giản mà trôi cơm bất ngờ.

Chủ tịch Xuyên Việt Oil "qua mặt" hai Bộ để chiếm đoạt hơn 1.244 tỷ đồng

Pháp luật

16:11:01 19/09/2024
Trong vụ án tại Công ty Xuyên Việt Oil, Viện KSND tối cáo xác định, bị can Hạnh đã chiếm dụng quỹ BOG để sử dụng cho mục đích cá nhân và mang đi hối lộ nhiều người có chức vụ, quyền hạn.

Thiên Bình gặp được người tâm đầu ý hợp, Nhân Mã tràn đầy năng lượng ngày 19/9

Trắc nghiệm

15:34:53 19/09/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/9 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi thông qua Hiệp ước Tương lai để giải quyết thách thức toàn cầu

Thế giới

15:32:45 19/09/2024
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/9, ông Guterres nhấn mạnh các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên sẽ là một bi kịch .

Hiện tượng lạ của chú chó bị lạc trong lũ lụt khi gặp được chủ khiến hàng triệu người tò mò

Netizen

14:53:17 19/09/2024
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok chia sẻ nhiều clip ghi lại khoảnh khắc xúc động của một chú chó được chủ đến đón về sau nhiều ngày bị thất lạc do bão.

Long Vũ: Chải là cơ hội quá lớn với tôi

Hậu trường phim

14:49:28 19/09/2024
Chải của Đi giữa trời rực rỡ do diễn viên Long Vũ thủ vai, đã nhận được sự yêu mến về diễn xuất của đông đảo khán giả.

Bóc trần sự tàn khốc phía sau vẻ hào nhoáng của tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:33:57 19/09/2024
Sở hữu những nhóm nhạc hàng đầu thị trường, nhưng HYBE lại đang phí hoài mọi thứ, huỷ hoại Kpop vì những sách lược sai lầm.

Lá tía tô có tác dụng gì với da mặt?

Làm đẹp

14:15:26 19/09/2024
Lá tía tô cũng có thể chữa lành làn da của bạn từ trong ra ngoài. Tía tô có tác dụng làm khô da vì vậy bạn có thể đưa tía tô vào quy trình chăm sóc da của mình nếu bạn thuộc loại da dầu.