37 năm thời trang đường phố Tokyo làm kinh ngạc thế giới (1980 – 2017) (Phần 1)
Cho đến nay, thời trang đường phố Tokyo vẫn được coi là “Thời trang Đường phố” là một phong cách được kết hợp từ nhiều yếu tố (âm nhạc, thể thao, thời trang, và nhiều yếu tố khác) để giới trẻ thể hiện cái tôi của mình thông qua những bộ trang phục đầy sáng tạo.
Đường phố Shibuya, Tokyo. (nguồn ảnh: culture trip)
Fashion and Culture Research Institution “ ACROSS” (tạm dịch Viện Nghiên cứu Thời trang và Văn hóa ACROSS) được thành lập vào ngày 8 tháng 9 năm 1980, tọa lạc trên những con đường tại Shibuya, Harajuku, và Shinjuku. Từ những năm đó, Viện nghiên cứu đã quan sát các thành phố, người dân, phong cách thời trang và đo đếm số người qua lại và những phụ kiện thời trang theo mốt, cũng như phỏng vấn kĩ lưỡng.
Với concept “ street fashion marketing”, hướng tiếp cận “cultural studies – nghiên cứu văn hóa”, và phương pháp thực hiện được đặt tên “Teiten Kansoku – Quan sát Định điểm”, Viện nghiên cứu đã tổng hợp tư liệu về phong cách thời trang của giới trẻ Tokyo qua 37 năm với những hình ảnh chân thực.
Giai đoạn 1980 – 1989
Thập niên 70 là khi giới trẻ lần đầu tiên cảm nhận được tinh thần cộng đồng và đoàn kết thế hệ và cùng chung tay chống đối người lớn. Đây là bước khởi đầu của trào lưu thời trang đường phố tại Nhật Bản, và cuối thập niên 70 là khi giới trẻ từ bỏ những giá trị lạc hậu của thế hệ trước và chống đối bằng những phong cách mới.
Nửa đầu thập niên 80 là khi lối sống “trưởng thành” lên ngôi, được thể hiện qua những phong cách như nyutora (new traditional – tân truyền thống), hamatora (Yokohama traditional – truyền thống Yokohama), và preppy trong những tạp chí thời trang như JJ và POPEYE. Lấy sinh viên Mỹ làm hình mẫu lý tưởng, POPEYE và những tạp chí khác đã mang những giá trị sống từ Mỹ đến Nhật Bản.
Đến giữa thập niên 80, phản văn hóa một lần nữa trở lại (biến đổi từ phong cách trưởng thành đến trẻ trung), cũng giống như xu hướng đầu thập niên 80 đối lập với cuối thập niên 70. Đây cũng là lúc DC phát triển mạnh mẽ (DC viết tắt cho “designer – thiết kế” và “character – nhân vật”) và trở thành xu hướng thời trang đầu tiên có nguồn gốc Nhật Bản chứ không du nhập từ một nền văn hóa khác. Dẫn đầu xu hướng này là thế hệ shinjinrui (được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1961 – 1970) với mong muốn được tự do và thoát khỏi những giá trị của thế hệ baby boomers/ dankai (1946 – 1964), người dẫn đầu xu hướng vào cuối thập niên 70. Cả hai thế hệ này đều vận dụng rất tốt những ý nghĩa biểu tượng.
Sau này, những phong cách từ nền văn hóa khác như bodikon (body concious – thân thức), Italian casual, và Hip hop được du nhập, thương mại hóa, và tiêu thụ bởi giới trẻ Nhật Bản.
Hamatora (1980)
Phong cách Hamatora (1980) (nguồn ảnh: ACROSS)
Phong cách thời trang thanh lịch này bắt nguồn từ Kobe vào khoảng nửa cuối thập niên 70 và thịnh hành nhất vào những năm 80, nhất là ở vùng Yokohama. Trào lưu dần lan rộng hơn sau khi xuất hiện trên tạp chí JJ.
Japanese Preppy (1981)
Phong cách Preppy (1981) (nguồn ảnh: ACROSS)
Cùng lúc phong cách joshidaisei (nữ sinh đại học) gây bão tại Nhật Bản, các nam sinh cũng lấy cảm hứng từ đồng phục của các trường tư danh giá và tạo nên trào lưu mới mang tên Preppy. Điển hình của trào lưu này là áo blazer và cardigan gắn huy hiệu, áo sơ mi, và giày loafer.
Karasu-zoku – ‘Phong cách Quạ đen’ (1982)
Phong cách Karasu-zoku / ‘Quạ đen’ (1982) (nguồn ảnh: ACROSS)
Thời trang ‘Quạ đen’, khi phụ nữ mặc màu đen từ trên xuống dưới, và thời trang DC lên ngôi. Rei Kawakubo và Yohji Yamamoto cho ra mắt bộ sưu tập Paris, và những ấn phẩm đến từ nhà xuất bản Magazine House như anan và POPEYE càng trở nên nổi tiếng.
Japanese Preppy (1982)
Phong cách Preppy (1982) (nguồn ảnh: ACROSS)
Thời trang Preppy ngày càng thịnh hành hơn với những người trẻ ở độ tuổi 20. Những ấn phẩm “mook” (magazine book) liên quan đến xu hướng này được xuất bản: Cheap Chic (NXB Shoshisha) và The Official Preppy Handbook (NXB Kodansha). Từ đây, thời trang đã trở thành một phần trong đời sống của người dân.
Tại Đại lộ Shibuya Koen-dori, Tokyo (1983)
Đại lộ Shibuya Koen-dori, Tokyo nổi tiếng với giới trẻ (1983) (nguồn ảnh: ACROSS)
Vào thập niên 80, Đại lộ Koen-dori trở thành nơi tập trung phổ biến của giới trẻ. Các chị em thường đi dạo quanh Shibuya thư giãn sau một tuần làm việc mệt mỏi.
Thế hệ mới / Joshi daisei (1983)
Phong cách joshidaisei (1983) (nguồn ảnh: ACROSS)
Phong cách joshidaisei đang thịnh hành nhất tại thời điểm này. Nối tiếp tạp chí JJ, số đầu tiên của tạp chí CanCam được xuất bản vào năm 1982 bởi NXB Shogakukan.
New Wave (1983)
New Wave (1983) (nguồn ảnh: ACROSS)
Thời trang và âm nhạc Nhật Bản dần chuyển mình bước vào thời kì new wave sau khi thời của nhạc punk đã qua. Phong cách thời trang thể hiện âm nhạc trở nên thịnh hành.
Olive Girl đến từ Pinkhouse (1984)
Phong cách Olive Girl được ‘lăng xê’ bởi tạp chí Olive (1984)
Phong cách kawaii (dễ thương) nữ tính được quảng bá bởi tạp chí Olive – xuất bản bởi Magazine House năm 1982 – và được hưởng ứng nhiệt liệt bởi sinh viên và học sinh cấp 3. Trong giai đoạn đầu của xu hướng này, thời trang otome (thiếu nữ) rất được ưa chuộng vào năm 1984, với đặc điểm nổi bật là những bộ trang phục cồng kềnh với cổ áo to, nhún bèo, ruy băng, và những màu sắc đỏ, hồng, trắng. Thương hiệu PINK HOUSE, nổi tiếng với những người theo phong cách thời trang này, đã thành lập công ty riêng vào năm 1982.
Thời trang “Character – Nhân vật” / Chekkers (1985)
Phong cách thời trang ‘Nhân vật’ / Checkkers (1985)
Thập niên 80 là thời hoàng kim của những “idol”. Kiểu tóc ‘Seiko-chan’, dựa trên kiểu tóc của ca sĩ Seiko Matsuda, đã khởi nguồn trào lưu bắt chước kiểu tóc và trang phục nghệ sĩ ở giới trẻ. Vào thời gian này, phong cách thời trang của ban nhạc The Checkers và kiểu tóc Fumiya rất được nam giới Nhật Bản ưa chuộng.
Olive Girl (1986)
Video đang HOT
Những cô bé Olive Girl lựa những chiếc ribbon dễ thương tại Harajuku (1986)
Tạp chí Olive trở thành vật bất li thân của những bạn trẻ ở độ tuổi teen. Phong cách thời trang và lối sống Parisienne lúc này được nhiều người ngưỡng mộ, và thời trang trong giai đoạn này đang dần mở rộng quy mô đến thời trang và phụ kiện handmade, second hand. Một số ví dụ cho phong cách Parisienne là trang phục dáng rộng và crushed denim.
Teen “Áo Đen” (1986)
Phong cách Parisienne cùng chiếc áo khoác đen MA-1 (1986)
Vào nửa cuối thập niên 80, màu đen cùng với thời trang denim của phong cách Parisienne trở nên thịnh hành. Thế hệ shinjinrui trưởng thành hơn, và chiếc áo khoác đen MA-1 được ưa chuộng bởi thế hệ dankai junior (baby boomer đời thứ 2, lúc này đang ở độ tuổi teen).
Đầm liền theo phong cách “bodikon – thân thức” (1987)
Thời trang “body-conscious – thân thức” với bộ trang phục liền ôm lấy dáng người (1987)
Phản ứng lại sự phát triển của những thương hiệu DC là phong cách “sexy” với kiểu tóc ngang và trang phục theo trào lưu thân thức – với những đường nét ôm gọn cơ thể.
JJ sophis (1988)
Phong cách JJ Sophis đầy nét nữ tính và thanh lịch (1988)
Vào cuối thập niên 80, phong cách joshidaisei của tạp chí JJ dần phát triển thành một phong cách thời trang trưởng thành hơn. Những người phụ nữ thời hậu JJ khoác lên mình một vẻ thanh lịch và cá tính. Những thương hiệu nổi tiếng trong thời kì này là Junko Shimada, MOGA, Zelda, Ingeborg, Chanel, và Louis Vuitton.
Phong cách Shibuya Casual (1988)
Phong cách Shibuya Casual – shibukaji (1988)
Shibuya Casual ( shibukaji) thịnh hành tại những trường trung học tư thục, nơi thế hệ dankai junior đang theo học. Phong cách thời trang thanh lịch này gồm những chiếc áo blazer xanh đậm cùng quần denim Levi”s 501. Nữ diễn viên Atsuko Asano và Yuko Asano cũng rất nổi tiếng trong thời gian này.
Phong cách Thể thao (1989)
Phong cách thể thao (1989)
Thế hệ dankai junior giờ đây đang dẫn đầu các xu hướng thời trang đường phố, hướng đến phong cách giản dị casual. Thể dục nhịp điệu được đưa vào Nhật Bản, ca khúc Physical của Olivia Newton-John trở thành một cú hit, và phong cách thể thao giờ đây tràn ngập trên đường phố.
Phong cách Shibuya Casual (1990)
Shibuya Casual – shibukaji (1990)
Câu hỏi “Tôi nên mặc gì” đã dần trở thành “Tôi nên mặc món đồ này như thế nào”. Phong cách đơn giản với áo và quần denim vẫn được ưa chuộng, với những chiếc túi và khăn choàng làm điểm nhấn. Tư tưởng thời trang là sự phối hợp trang phục càng được lan rộng.
1990 – 1999
Dường như để đối lập với thời trang DC nửa đầu thập niên 80, trẻ trung và với nhiều thay đổi, trọng tâm của những xu hướng nửa cuối là sự trưởng thành và ổn định. Xu hướng bodikon và shibukaji ra đời. Thời trang bodikon đại diện cho thời đại nữ quyền, khi các “Hanako-san” (những người phụ nữ giống trong tạp chí Hanako) cũng làm việc bình đẳng như nam giới, và xu hướng Shibuya Casual đại diện cho việc trao quyền dẫn đầu xu hướng từ thế hệ shinjinrui cho thế hệ dankai junior.
Khoảng năm 1990, Shibuya Casual được học sinh cấp 3 và sinh viên tại Shibuya nhiệt liệt hưởng ứng. Thế hệ dankai dẫn đầu trào lưu này, “lăng xê” phong cách casual trang nhã hợp thời với những chiếc áo sọc, quần jeans nhập khẩu, những chiếc túi Louis Vuitton to, và giày moccasins. Đó cũng là khi cách tiếp cận thời trang chuyển mình từ “Tôi nên mặc gì” thành “Tôi nên mặc món đồ này như thế nào.” Mốt quần jeans Levi”s 501 cùng áo blazer xanh đậm với nút áo vàng thiết kế bởi Ralph Lauren được bắt gặp ở mọi nơi trên đường phố.
Vào mùa thu đông, phong cách shibukaji được thể hiện bằng việc phối hợp những thương hiệu thời trang thể thao khác nhau. Phối bốt kiểu Tây với phụ kiện bạc hoặc ngọc lam, để tóc dài, và đeo kính râm dần trở nên phổ biến. Phong cách này xuất hiện trên nhiều kênh truyền hình nổi tiếng với sự tham gia của Takuya Kimura, Eisaku Yoshida, và nhiều diễn viên khác, và dần trở thành xu hướng của toàn quốc.
Đến mùa đông 1991, Shibuya Casual không còn được như trước nữa. Chưa kể đến thời trang nam giới, những thiếu nữ Nhật Bản dần đi theo xu hướng paragal (paradise girl), với phong cách vớ slouch và bốt ngắn điển hình. Những thương hiệu Mỹ như MCM, LeSportsac, và LA Gear cũng rất được ưa chuộng, và sau này phát triển thành phong cách đầy màu sắc mang tên LA girl.
Đến năm 1992, xu hướng bỗng chuyển dần sang phong cách French Casual, đơn điệu và tối giản. Những đặc trưng của phong cách này bao gồm kẹp tóc, đồ len, và mặt dây chuyền với dây da. Concept căn bản của phong cách này là phối những phụ kiện đơn giản một cách trang nhã, cũng giống như phong cách Shibuya Casual.
French Casual (1992)
Phong cách French Casual, với những màu trung tính làm chủ đạo (1992)
French Casual – phong cách nhã nhặn và thời thượng của những cô gái Pháp – dần trở nên thịnh hành hơn, với đặc trưng cơ bản là phối đồ màu trung tính. Một trong những thương hiệu nổi tiếng tại thời điểm này là agnès b.
Paragal (1992)
Phong cách Para-gal (1992)
Trào lưu paragal (paradise girl) – được xem là tiền thân của kogyaru - xuất hiện, lấy cảm hứng từ những cô nàng LA nữ tính đang tận hưởng cuộc sống. Tạp chí JJ gọi trào lưu này là paragal, ám chỉ ý niệm “cuộc sống trên thiên đường (paradise)”
French Casual
Một chàng trai theo phong cách Parisienne
Phong cách thời trang và lối sống Parisienne ngày càng thu hút giới trẻ Nhật Bản, và French Casual càng trở nên thịnh hành hơn. Những chiếc mũ beret và dây chuyền da đến từ những thương hiệu như agnès b., NICE CLAUP, KOOKAI, và SHIPS được nhiều bạn trẻ ưa chuộng.
Femmi-O (1994)
Phong cách Femmi-o (1994)
Thời trang từ những năm 70 trở lại, nhờ một phần ảnh hưởng đến từ nhạc vũ trường. Những cửa hàng second hand mọc lên như nấm trên toàn nước Nhật, với những sản phẩm được giới trẻ săn lùng như mũ newsboy (mũ nồi lưỡi trai của những cậu bé bán báo phương Tây), mũ beret, giày odeko (giày búp bê mũi tròn), và khăn choàng.
Femmi-O (1994)
Phong cách Femmi-o (1994)
Bộ phận nam giới kamao/femio nữ tính xuất hiện nhiều hơn trên đường phố Nhật Bản, tự do thể hiện sự khác biệt của họ bằng những bộ trang phục tự may, tự chỉnh sửa. Phong cách này thu hút sự chú ý và được thế giới biết đến như thời trang đường phố Tokyo.
Phong cách nữ sinh kawaii/dễ thương (1994)
Phong cách nữ sinh (1994)
Váy ngắn được giới trẻ ưa chuộng, và hình ảnh “nữ sinh” trở thành một phần của thời trang đường phố.
Urahara (1995)
Phong cách Urahara bụi bặm từ những góc phố nhỏ tại Harajuku (1995)
Vào năm 1993, với sự xuất hiện của cửa hàng NOWHERE của hãng GOODENOUGH (Hiroshi Fujiwara), A Bathing Ape (Nigo), và UNDERCOVER (Jun Takahashi) tại những con phố yên ắng quận Harajuku, những thanh niên trẻ đã gọi tên khu vực này là “ Ura-Harajuku” (backstreet Harajuku).
Shinorer Kawaii (1996)
Những cô bé “Shinorer” với phong cách đầy màu sắc (1996)
Tomoe Shinohara, một nghệ sỹ với phong cách trẻ trung, đầy màu sắc nổi bật đã ra mắt album đầu tay và trở nên vô cùng nổi tiếng với những bạn trẻ Nhật Bản. Cô đã dẫn đầu phong cách thời trang kawaii (dễ thương), và những bạn trẻ theo phong cách này được gọi là “Shinorer”. Cách gọi tên này lấy cảm hứng từ việc những bạn trẻ theo phong cách của Namie Amuro được gọi là “Amurer”.
Joshikosei / Phong cách nữ sinh trung học (1996)
Nữ sinh trung học – joshikosei (1996)
Với sự đình dám của vớ slouch rộng thùng thình, hình ảnh joshi kosei dẫn đầu xu hướng phát triển những sản phẩm, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm, đồ ăn vặt và dịch vụ. Những công ty tại Nhật Bản cố gắng tiếp thị sản phẩm và dịch vụ đến thị trường nữ sinh.
Amurer (1996)
Những “Amurer” theo phong cách của Namie Amuro (1996)
Những bài hát sáng tác bởi Tetsuya Komura trở nên thịnh hành trong giới trẻ, và phong cách thời trang của Namie Amuro – váy ngắn, bốt đế dày, và cardigan dài – được các bạn trẻ “Amurer” ưa chuộng. Xu hướng thời trang đã dần chuyển từ Chaneler (ưa chuộng sản phẩm Chanel) đến Amurer.
Từ Joshikosei đến Kogyaru (1997)
Phong cách Kogyaru (1997)
Vào năm 1997, phong cách joshikosei ngày càng leo thang, với màu tóc nhuộm nâu, trang điểm đậm, và váy ngắn. Những hãng mỹ phẩm drugstore giá rẻ đua nhau cho ra những sản phẩm giúp các nữ sinh sở hữu đôi chân mày sắc nét được toàn Shibuya ưa chuộng. Song, với xu hướng chuyển dần từ vớ rộng thùng thình đến vớ ôm chân xanh đen, phong cách joshikosei dần lụy tàn trong qúa trình truyền bá từ Shibuya đến Tokyo.
Angeler (1997)
Phong cách Angeler với những mô típ truyền thống (1997)
Hãng thời trang Takuya Angel trở nên nổi tiếng với những thiết kế dựa trên mô típ truyền thống Nhật Bản. Những bạn trẻ ăn mặc theo phong cách này được gọi là “Angeler.”
Konsaba joshi (1997)
Konsaba joshi (1997)
Thế hệ theo phong cách kogyaru trưởng thành hơn và dần tìm đến phong cách konsaba (conservative – kín đáo). Đến cuối thập kỉ 90, những thiếu nữ konsaba với một chút yếu tố gyaru có mặt khắp nơi trên những đường phố Nhật Bản.
Kawaii: joshikosei (1997)
Những phụ kiện đầy màu sắc “kawaii – dễ thương” (1997)
Những cô bé học sinh trung học và Shinorer rất yêu thích những phụ kiện với màu sắc, thiết kế, mô típ lạ thường và độc đáo. Những phụ kiện kawaii đặc trưng thường được sử dụng là Hello Kitty, Doraemon, Scream doll, và những bông hoa cỡ lớn.
Kawaii: joshikosei (1998)
Hello Kitty được các bạn trẻ ưa chuộng (1998)
Vào nửa cuối thập niên 90, bộ phận nữ sinh trung học là những người đi đầu xu hướng thời trang. Đồng phục học sinh tại Tokyo được đổi mới: đồng phục nam sinh đổi thành áo blazer thay vì gakuran truyền thống, và đồng phục thủy thủ của nữ sinh đã thay đổi thành áo blazer và váy xếp li. Điều này đã nâng cao ý thức rằng thời trang là một phần của đời sóng hằng ngày.
Ganguro gal (1999)
Phong cách Ganguro (1999)
Phong cách ganguro gal lan truyền từ Shibuya đến những vùng lân cận. Một số người theo phong cách kogyaru trước đây cũng dần chuyển thành những ganguro gal. Đặc điểm nổi bật của phong cách này là sự kết hợp tóc giả, mi giả, và làn da ngăm.
Urahara (1999)
Các bạn nữ cũng ăn mặc theo phong cách Urahara (1999)
Phong cách urahara cũng rất được phái nữ ưa chuộng. Những thiếu nữ theo phong cách boy-ish với áo phông, quần jean dáng ôm, và giày sneaker, xuất hiện nhiều hơn tại “Phố Mèo” Harajuku.
Theo lostbird.vn
Những blog giày thể thao và thời trang đường phố bạn không nên bỏ lỡ
Không chỉ cập nhật xu hướng mới nhất, những trang tin như Hypebeast, Highsnobiety... còn mở ra thế giới thời trang đường phố đầy sôi động và là "thiên đường" dành riêng cho tín đồ yêu thích giày sneakers.
Các tín đồ giày thể thao chắc hẳn không còn xa lạ với những cái tên như Hypebeast, Highsnobiety. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trang thông tin mang đến cái nhìn tổng quan, chi tiết và đáp ứng thị hiếu của người hâm mộ sneakers trên toàn thế giới.
HYPEBEAST
Hypebeast được biết đến như điểm mua sắm trực tuyến, trang tin tức hàng đầu dành cho phái mạnh, tần suất khoảng 8 bài viết mỗi tuần. Phần tin tức hằng ngày của Hypebeast cập nhật xu hướng cũng như các khía cạnh khác liên quan đến văn hóa như nghệ thuật, âm nhạc, thiết kế và lối sống.
(Ảnh: snkrvn)
Tuy nhiên, Hypebeast mang ý nghĩa gì? Bạn rất thích các sản phẩm sneakers đến từ Supreme và Bape, nhưng bạn không biết chơi trượt ván. Bạn khao khát sở hữu những phiên bản Air Jordan huyền thoại nhưng bạn chưa từng chứng kiến tượng đài của bóng rổ mọi thời đại - Michael Jordan mang chúng thi đấu. Đó là một trong những dấu hiệu mà mọi người xung quanh gắn cho bạn cái mác không mấy dễ chịu: Hypebeast.
(Ảnh: KicksDealsCanada)
Hypebeast hay chính xác với định nghĩa Việt Nam đó chính là "những người chạy theo trào lưu". Họ là những người sẵn sàng lùng sục để tìm mua những đôi giày đắt tiền và đang gây "bão" trên mạng xã hội. "Hypebeast" không biết từ lúc nào đã trở thành những cái tên được nhắc đến rất nhiều lần trong các cuộc tranh luận về sneakers nói riêng và thời trang nói chung. Nó trở nên phổ biến đến nỗi đã có hẳn một tạp chí chuyên về sneakers và streetwear, và đó chính là Hypebeast.com.
(Ảnh: Airfresher)
HIGHSNOBIETY
Highsnobiety, được thành lập vào năm 2005 bởi David Fischer, là một trang blog để chia sẻ về thời trang, đặc biệt là giày thể thao, âm nhạc, nghệ thuật và văn hóa từ khắp nơi trên thế giới. Sau 14 năm, trang web đã phát triển từ một dự án cá nhân thành một thương hiệu truyền thông toàn diện. Highsnobiety hợp tác với hơn 100 nhà sáng tạo trên toàn cầu, cùng với các văn phòng ở Berlin, New York và London, tất cả đều giữ cùng một niềm đam mê như ngày đầu tiên, đó chính là thời trang đường phố (streetwear).
(Ảnh: Highsnobiety)
Văn phòng Highsnobiety tại Berlin. (Ảnh: Highsnobiety)
Ngày nay, Highsnobiety chủ yếu cung cấp thông tin dựa trên các nền tảng văn hóa, truyền cảm hứng cho bạn bè quốc tế, bằng cách cung cấp góc nhìn đa chiều về văn hóa đường phố. Họ tận dụng tối đa sự sáng tạo toàn cầu và gắn nó với phong cách đường phố, tạo sự tiếp cận gần gũi người hâm mộ trong nước và quốc tế.
Một sản phẩm với sự hợp tác giữa Adidas và Highsnobiety. (Ảnh: My Fashion Life)
Sản phẩm giày thể thao do công ty Mizuno Nhật Bản và Highsnobiety. (Ảnh: Trendsmap)
SNEAKER NEWS
Sneaker News được thành lập năm 2006 với mong muốn cung cấp cho cộng đồng sneakerhead tất cả các tin tức liên quan đến thế giới giày thể thao. Kể từ đó, trang đã phát triển thành điểm cập nhật thông tin ra mắt của các dòng giày mới, nơi tiết lộ các dự án sắp tới và rất nhiều thông tin thú vị khác.
(Ảnh: Sneakernews)
Hơn nữa, với tần suất khoảng 84 bài viết mỗi tuần, trang web liên tục cập nhật và kết nối mạnh mẽ với tất cả các thương hiệu lớn. Sneaker News cũng liên tục có mặt tại các buổi ra mắt truyền thông độc quyền và ra mắt sản phẩm, mang lại cho bạn những thông tin mới nhất.
(Ảnh: Sneakernews)
SNEAKER FILES
Sneaker Files trang thông tin trực tuyến về giày sneakers trực tuyến, bao gồm nhiều chuyên mục từ đóng góp của các chuyên gia đầu ngành, lịch ra mắt kiểu giày mới và những câu chuyện về lịch sử ra đời của các kiểu giày thể thao kinh điển.
(Ảnh: My Social Mate)
Ngoài ra, trang web còn tổng hợp hình ảnh về các mẫu giày thể thao cổ điển, giày mẫu chưa phát hành, giày ý tưởng và các mẫu giày không phổ biến khác. Sneaker Files là tủ thông tin trực tuyến cần thiết để biết thêm về đôi giày thể thao của bạn.
(Ảnh: Sneaker Bar Detroit)
Theo elle.vn
Phơi vùng nhạy cảm với kiểu thời trang cắt xẻ táo bạo trên phố Hà Nội, cô gái trẻ khiến người xem kinh hãi thốt không thành tiếng Thời tiết miền Bắc đang trải qua những ngày oi bức thật đấy nhưng chắc chắn không bằng kiểu thời trang kinh hãi của cô gái này. Chuyện chị em mặc gì ra đường trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Nếu không phải là ninja kín từ đầu xuống chân thì cũng là...