37 năm cống hiến, về nghỉ hưu lương vẫn không đủ sống

Theo dõi VGT trên

Cho ý kiến về điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), đại biểu Phạm Huy Hùng (đoàn Hà Nội) cho rằng, khi về hưu nhiều người được nhận lương hơn 1 triệu đồng không giải quyết được việc gì, còn cán bộ cao cấp 37 năm công hiến sau đó về nghỉ cũng chỉ được lương vài triệu không đủ sống.

Ngày 22/5, Quốc hội thảo luận ở tổ vềĐiều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong quá trình lao động để có thể hưởng lương hưu hàng tháng nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.

37 năm cống hiến, về nghỉ hưu lương vẫn không đủ sống - Hình 1

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, phải phân tích rõ công nhân đóng bảo hiểm 20 năm được hưởng lợi gì

Cho ý kiến về vấn đề trên, đại biểu Phạm Huy Hùng (đoàn Hà Nội) cho rằng, khi về hưu nhiều người được nhận lương hơn 1 triệu đồng không giải quyết được việc gì, còn cán bộ cao cấp, 37 năm công hiến sau đó về nghỉ cũng chỉ được lương vài triệu không đủ sống. “Vận động, làm tư tưởng gì chăng nữa, 43/47 nơi phản ứng là lớn. Chúng ta cần cho người lao động hiểu tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng gì?”, ông Hùng nói.

Tán thành sửa đổi điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, đại biểu Trần Thanh Hải – Phó chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam (đại biểu TPHCM) cho rằng, nên tạo điều kiện để người lao động được lựa chọn hưởng một lần hoặc tích lũy đến khi về hưu. Lý giải tại sao người lao động lại phản ứng về điều luật này, ông Hải cho biết, làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất rất khắc nghiệt. Hơn nữa, người lao động phải dịch chuyển chỗ làm rất nhiều lần và rất ít người có điều kiện để về hưu.

“Vậy có phải người lao động không hiểu được nhận trợ cấp một lần thì thiệt thòi hơn là tới khi về hưu? Họ hiểu cả, nhưng họ vẫn lựa chọn như vậy”, đại biểu Hải nói.

“Lương hưu bèo bọt thì làm sao khuyến khích người dân đóng bảo hiểm xã hội để nhận tiền hưu khi về già? Tôi đề nghị ngoài sửa đổi điều 60 phải sớm thực hiện cải cách tiền lương để giải quyết vấn đề căn bản về tiền lương cho người lao động”, đại biểu Trần Thanh Hải nêu kiến nghị.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, nhiều cử tri đặt vấn đề xem lại cách làm luật của Quốc hội. Vì sao một số điều luật Quốc hội thông qua gần đây tính khả thi không cao, dễ bị đối tượng chịu tác động của luật phản ứng. Đại biểu cho rằng, đây là ý kiến đáng lắng nghe vì nhiều luật chưa kịp thi hành đã bị phản ứng.

“Phản ứng của công nhân như vậy, tôi thấy còn có một tín hiệu vui, vì đó là phản ứng để bảo vệ quyền lợi của mình. Đây là cách phản ứng chống lại sự áp đặt về chính sách với họ” – đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.

Cùng vấn đề trên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) cho rằng, người làm luật không được áp đặt mà phải tạo điều kiện cho người chịu tác động lựa chọn các phương án. “Vấn đề lương hưu cần khảo sát thật kỹ, không được tước đoạt quyền chọn lựa của người lao động”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa kiến nghị.

Đại biểu Võ Thị Dung (đoàn TPHCM) cũng đồng tình sửa đổi điều 60 để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Khi chứng kiến công nhân phản ứng, đại biểu Dung cảm thấy có lỗi, xấu hổ với họ. Do vậy, đại biểu Dung đề nghị Quốc hội cầu thị trong việc sửa đổi điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội.

Video đang HOT

“Bảo hiểm xã hội là vấn đề nhỏ, mà chính sách với người lao động mới là vấn đề lớn. Phải có chính sách toàn diện với người lao động chứ không phải người lao động phản ứng đến đâu lo đến đấy. Hưởng lương một lần người lao động thiệt thòi, phải bảo tồn nguồn người ta đóng góp không để người ta thiệt thòi như vậy. Chính sách hiện nay đóng 5 đồng chỉ nhận được 4 đồng rưỡi thôi là không công bằng”, đại biểu Võ Thị Dung phân tích.

Bài học từ chế độ “về một cục”

Đồng tình với đề xuất sửa Điều 60 của Chính phủ nhằm giải quyết nguyện vọng cho dân nhưng Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng (Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá) cho rằng, về lâu dài vẫn phải tiến tới thực hiện quy định này vì nội dung điều luật rất đúng đắn, nhân văn. Vấn đề, theo ông Thăng là cần tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của việc này.

Ông Thăng dẫn lại việc trước đây Nhà nước ra quyết định 176 quy định những người lao động nghỉ việc nhận các chế độ trợ cấp thôi việc một lần… Thế nhưng, vào thời điểm ấy, khi lấy “một cục” người lao động cũng được rất ít, sau khi tiêu hết khoản tiền đó thì người lao động lại trở về tình trạng tay trắng.

“Việc xây dựng thủy điện sông Đà là một ví dụ điển hình của việc này. Khi kết thúc dự án, hàng chục ngàn lao động nghỉ việc đã xin nhận “chế độ 176″, được nhận tiền một lần nhưng khoản tiền không đáng kể, không đủ làm gì. Những công nhân đó sau hầu như đều rất khó khăn, sự khó khăn ấy kéo dài và dai dẳng đến tận bây giờ…” – ông Thăng nói.

Đối chiếu với Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 lần này, người từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo TCTy xây dựng Sông Đà nhận định, tạm thời sửa luật là cần thiết vì đó là thực hiện theo nguyện vọng chính đáng của nhiều người dân nhưng phải kèm theo lộ trình, giao Chính phủ ra Nghị định về việc này. Công việc sau đó là thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến để người lao động và toàn dư luận hiểu được rằng, luật đề ra là vì lợi ích lâu dài người dân chứ không phải luật chưa thấu đáo nên phải sửa.

Tán thành với góp ý sửa luật với một điều kiện cụ thể về lộ trình áp dụng, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi. Sau cuộc đình công, ngừng việc để phản ứng vừa qua, các cơ quan tiến hành khảo sát và thấy ở Đà Nẵng có tình trạng các đối tượng gom sổ bảo hiểm xã hội của người lao động để lấy chế độ 1 lần. Vì vậy, đáng ra người lao động được hưởng 10 đồng bảo hiểm thì qua “cai” chỉ còn 7 đồng vì 3 phải trả cho “cai sổ”.

Nhấn mạnh quan điểm làm luật vì mục đích an sinh cho người lao động nhưng nếu chính người thụ hưởng chính sách chưa chấp thuận thì phải điều chỉnh nhưng ông Lợi cũng bày tỏ tâm tư, quy định mới thực sự có lợi hơn cho người lao động, sớm muộn cũng phải thực hiện.

“Khi biểu quyết, 28/36 ủy viên UB Các vấn đề xã hội đồng tình sửa nhưng với điều kiện chỉ áp dụng với những người lao động có điều kiện khó khăn và cũng phải có lộ trình thực hiện dần quy định. Ví dụ, điều kiện kèm theo là người lao động phải làm từ 3 năm trở lên thì mới được hưởng bảo hiểm 1 lần để khi lĩnh tiền cũng có được một khoản tương đối đủ để làm được việc gì đó. Còn nếu chỉ làm 1-2 năm đã lấy thì số tiền nhận được cũng không đáng bao nhiêu” – ông Lợi lo lắng.

Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Lê Minh Thông (đại biểu tỉnh Thanh Hóa) nhận xét, việc sửa luật lần này là hi hữu vì quy định chưa có hiệu lực thi hành đã sửa. Quan điểm về an sinh xã hội của điều luật là đúng đắn, hướng tới nền an sinh tiên tiến, nhân đạo nhưng tại thời điểm hiện nay, với tính chất lao động của Việt Nam thì nếu chỉ cho người lao động một lựa chọn duy nhất là đóng cho đủ bảo hiểm để được hưởng lương hưu thì chưa phù hợp.

Sửa luật để người lao động có thêm quyền lựa chọn hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần, hoặc tiếp tục đóng đủ để hưởng lương hưu, theo ông Thông, cũng là biểu hiện của xã hội dân chủ. Sửa luật từ những đòi hỏi thực tiễn cũng cho thấy luật pháp biết lắng nghe, bám sát đời sống.

Quang Phong – Phương Thảo

Theo Dantri

"Phiếu thuận" cho đề xuất để người lao động được lĩnh tiền "hưu non"

Ủy ban Các vấn đề xã hội đồng ý trước mắt cho phép người lao động được nhận lại số tiền đã tham gia bảo hiểm khi có nguyện vọng nhưng cần xây dựng lộ trình nâng dần điều kiện áp dụng việc này để giảm dần số người không có lương hưu khi về già...

Báo cáo Quốc hội sáng 21/5 về quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về việc nhận bảo hiểm một lần Bộ trưởng LĐ,TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, theo quy định tại luật năm 2006 thì người lao động sau 1 năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được giải quyết theo hướng này.

Phiếu thuận cho đề xuất để người lao động được lĩnh tiền hưu non - Hình 1

Nữ Bộ trưởng LĐ,TB&XH khẳng định, cán bộ hưu trí lĩnh lương hàng tháng có lợi hơn nhiều so với việc lĩnh một lần. (Ảnh minh họa)

Theo số liệu thống kê, tính bình quân trong giai đoạn 2007 - 2014, trong tổng số người được giải quyết chế độ thì có khoảng 80% giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chỉ có khoảng 20% hưởng lương hưu hàng tháng. Hàng năm, có khoảng gần 500.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần và con số này có xu hướng gia tăng qua từng năm.

Quy định này được bà Chuyền đánh giá, tuy tạo điều kiện linh hoạt cho người lao động lựa chọn nhưng chưa khuyến khích người lao động bảo lưu, tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong quá trình làm việc để có thể được hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động.

Điều 60 của luật mới, theo đó, được thiết kế theo hướng khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong quá trình lao động để có thể hưởng lương hưu hàng tháng nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

"Theo tính toán trong tất cả các trường hợp người lao động tích lũy thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ khi về già đều có lợi hơn rất nhiều so với việc lĩnh một lần" - nữ Bộ trưởng khẳng định.

Tuy nhiên, Điều luật ban hành vẫn chưa có hiệu lực thì vấp phản ứng của dư luận. Theo Bộ trưởng LĐ,TB&XH, nguyên nhân dẫn đến sự việc nêu trên được lý giải là do thực tế đời sống người lao động trong các khu công nghiệp còn khó khăn, tiền lương thực tế còn thấp nên người lao động muốn lấy bảo hiểm xã hội một lần để có tiền trang trải cuộc sống trước mắt chưa nghĩ đến cuộc sống sau này khi về già, nhiều người lao động từ khu vực nông thôn vào làm việc cho các doanh nghiệp nhưng không có ý định gắn bó lâu dài mà làm việc một thời gian để tích lũy tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội để làm vốn về quê làm ăn.

Từ đó, Chính phủ đã thống nhất đề xuất sửa Điều 60 theo hướng, trước mắt, cho phép người lao động lựa chọn việc bảo lưu hay nhận bảo hiểm "một cục" như quy định hiện hành.

Phiếu thuận cho đề xuất để người lao động được lĩnh tiền hưu non - Hình 2

Bộ trưởng LĐ,TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền.

Dự báo về tác động tiêu cực của việc sửa luật, bà Chuyền lo là với số lao động này, khi hết tuổi làm việc sẽ không có lương hưu hàng tháng, không bảo đảm ổn định cuộc sống khi về già, không bảo đảm an sinh xã hội và ngân sách Nhà nước hỗ trợ đối với những người không có lương hưu phải tăng thêm.

Ngoài ra, ngành cũng sẽ khó khăn hơn trong nhiệm vụ mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, khó khăn hơn trong việc đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm.

Nêu ý kiến về đề xuất này, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phân tích, báo cáo của Chính phủ chỉ ra, quy định của luật hiện hành dẫn đến việc hàng năm, số người lao động được thanh toán bảo hiểm 1 lần nhiều gấp 4,4 lần số người hưởng lương hưu hàng tháng và chủ yếu là người mới tham gia bảo hiểm từ 1-3 năm (chiếm 72%), tập trung vào khu vực doanh nghiệp tư nhân và liên doanh ở các ngành, nghề như dệt may, da giày.

Việc nhận bảo hiểm 1 lần như quy định của luật 2006, theo bà Mai là do thời điểm đó chưa có chính sách bảo hiểm thất nghiệp (triển khai từ 2009) và bảo hiểm tự nguyện (triển khai từ 2008) để trợ giúp người lao động giảm bớt những khó khăn trước mắt khi nghỉ việc.

UB Các vấn đề xã hội cũng đưa ra phép tính, tổng mức đóng cho bảo hiểm hưu trí là 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH, trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%. Tỷ lệ đóng 14% của người sử dụng lao động được hạch toán vào giá thành, chi phí lưu thông, giảm trừ thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (25%), thực chất là ngân sách nhà nước hỗ trợ 3,5% mức đóng góp cho chính sách bảo hiểm hưu trí để đảm bảo an sinh cho người hết tuổi lao động.

Một bài học được dẫn chiếu là chính sách "về một cục" áp dụng vào đầu những năm 90, sau đó, nhiều người lao động đã nhận tiền một lần lại mong muốn hoàn trả quỹ bảo hiểm phần đã lĩnh để tiếp tục đóng bảo hiểm, tích lũy đủ thời gian để được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già.

Xu hướng của các nước, theo bà Mai, cũng là thu hẹp điều kiện cho phép nhận bảo hiểm một lần để hướng tới mục tiêu an sinh lâu dài cho người lao động phù hợp với xu hướng già hóa dân số đang gia tăng.

Trên cơ sở nguyện vọng của nhiều người lao động chỉ làm việc ở khu vực chính thức trong một thời gian ngắn, trong điều kiện sự dịch chuyển lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức còn chậm , việc làm của người lao động chưa thật sự bền vững, UB Các vấn đề Xã hội cũng tán thành với đề xuất "trước mắt cho phép người lao động nếu có nguyện vọng thì được nhận lại số tiền đã tham gia bảo hiểm" của Chính phủ.

Cơ quan thẩm tra dự án luật đặt vấn đề, cần xây dựng lộ trình nâng dần điều kiện hưởng bảo hiểm một lần phù hợp với tỷ lệ lao động trong khu vực chính thức và sự phát triển của thị trường lao động, giảm dần số người không có lương hưu khi về già (năm 2014, ngân sách phải chi hơn 3.000 tỷ đồng cho khoảng 1,5 triệu người 80 tuổi trở lên không có lương hưu).

P.Thảo

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam ĐịnhNhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam Định
18:16:20 31/01/2025
Ô tô mất lái lao xuống sông ở Nam Định, 7 người tử vongÔ tô mất lái lao xuống sông ở Nam Định, 7 người tử vong
18:01:59 30/01/2025
Quán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt độngQuán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt động
21:26:20 31/01/2025
Vụ xe ôtô lao xuống mương 7 người tử vong: Công an công bố nguyên nhân ban đầuVụ xe ôtô lao xuống mương 7 người tử vong: Công an công bố nguyên nhân ban đầu
07:02:07 31/01/2025
Đèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình DươngĐèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình Dương
18:21:00 31/01/2025
Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý vụ ô tô mất lái ở Nam ĐịnhBộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý vụ ô tô mất lái ở Nam Định
05:14:38 31/01/2025
6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, xảy ra 308 vụ tai nạn giao thông làm chết 137 người6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, xảy ra 308 vụ tai nạn giao thông làm chết 137 người
18:07:35 30/01/2025
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chếtThủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chết
21:13:09 31/01/2025

Tin đang nóng

Cường Đô La khoe đã được nhờ Subeo, đi đâu cũng lo cho em gái từ A đến ZCường Đô La khoe đã được nhờ Subeo, đi đâu cũng lo cho em gái từ A đến Z
06:22:56 01/02/2025
Đến nhà chị dâu cũ chúc Tết, tôi sửng sốt khi thấy anh trai đang lúi húi nướng mực dưới bếp, còn gọi tiếng "Vợ ơi"Đến nhà chị dâu cũ chúc Tết, tôi sửng sốt khi thấy anh trai đang lúi húi nướng mực dưới bếp, còn gọi tiếng "Vợ ơi"
09:09:22 01/02/2025
Phim Tết gây bão toàn cõi mạng với doanh thu 4.100 tỷ sau 2 ngày, đẹp đến từng khung hình nhờ kỹ xảo quá đỉnhPhim Tết gây bão toàn cõi mạng với doanh thu 4.100 tỷ sau 2 ngày, đẹp đến từng khung hình nhờ kỹ xảo quá đỉnh
06:19:40 01/02/2025
Mùng 3 Tết, Hà Anh Tuấn khiến dân mạng không kìm được nước mắt chỉ với 1 bức ảnhMùng 3 Tết, Hà Anh Tuấn khiến dân mạng không kìm được nước mắt chỉ với 1 bức ảnh
06:38:32 01/02/2025
Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!
07:12:04 01/02/2025
Song Ngư buôn bán phát tài, Cự Giải tình cảm khắng khít ngày 1/2Song Ngư buôn bán phát tài, Cự Giải tình cảm khắng khít ngày 1/2
07:55:43 01/02/2025
Hoa hậu Đặng Thu Thảo khoe tổ ấm siêu sang với chồng doanh nhânHoa hậu Đặng Thu Thảo khoe tổ ấm siêu sang với chồng doanh nhân
09:07:01 01/02/2025
Dũng Agus - người đứng sau thành công của Dược sĩ Tiến debut làm ca sĩ: "Cái bóng của anh Tiến quá lớn"Dũng Agus - người đứng sau thành công của Dược sĩ Tiến debut làm ca sĩ: "Cái bóng của anh Tiến quá lớn"
06:29:37 01/02/2025

Tin mới nhất

Rác thải sinh hoạt không phân loại có thể bị từ chối tiếp nhận

Rác thải sinh hoạt không phân loại có thể bị từ chối tiếp nhận

09:02:36 01/02/2025
Công nhân môi trường có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại, không sử dụng bao bì, thùng chứa theo quy định của chính quyền địa phương.
Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'

Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'

09:01:26 01/02/2025
Liên quan đến vụ một quán bún riêu tại Hà Nội chém khách 400.000 đồng một tô vào ngày Tết, mới đây đại diện quán bún riêu đã lên tiếng giải thích sự việc 3 bát bún riêu giá 1.2 triệu đồng là sự cố nhầm lẫn .
33 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 3 tết

33 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 3 tết

21:35:38 31/01/2025
Trong ngày mùng 3 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông khiến 33 người chết và 52 người bị thương.
Hàng xóm nhớ lại chuyến xe định mệnh cướp đi 7 sinh mạng ngày mùng 2 Tết

Hàng xóm nhớ lại chuyến xe định mệnh cướp đi 7 sinh mạng ngày mùng 2 Tết

21:21:13 31/01/2025
Tang thương bao trùm thị trấn Giao Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) khi 7 người trong một gia đình gặp nạn trên chuyến xe định mệnh, vĩnh viễn rời xa người thân.
Nam Định: Va chạm với ô tô, người phụ nữ bị văng xuống sông

Nam Định: Va chạm với ô tô, người phụ nữ bị văng xuống sông

21:18:45 31/01/2025
Vụ tai nạn giao thông xảy ra chiều nay (31/1) tại khu vực cống Xác (thôn Đông Lĩnh, xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) khiến một người phụ nữ bị văng xuống sông.
Người đàn ông bơi ra giữa sông cứu một phụ nữ nhảy cầu

Người đàn ông bơi ra giữa sông cứu một phụ nữ nhảy cầu

19:05:53 31/01/2025
Chiều 31/1, lãnh đạo UBND thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, một phụ nữ đã được cứu sống sau khi nhảy cầu.
Mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn

19:03:10 31/01/2025
Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, trong ngày mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, vi phạm về tốc độ hơn 970 trường hợp.
Điều tra vụ nhà dân cháy khiến 3 người bị thương

Điều tra vụ nhà dân cháy khiến 3 người bị thương

18:34:58 31/01/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ nhà dân bị cháy khiến 3 người bị thương ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025.
Bí thư Nam Định thăm hỏi nạn nhân trong vụ tai nạn ô tô khiến 7 người tử vong

Bí thư Nam Định thăm hỏi nạn nhân trong vụ tai nạn ô tô khiến 7 người tử vong

05:12:17 31/01/2025
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn thăm hỏi, động viên người nhà và nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên Quốc lộ 21.
Trục vớt ô tô mất lái lao xuống mương khiến 7 người tử vong ở Nam Định

Trục vớt ô tô mất lái lao xuống mương khiến 7 người tử vong ở Nam Định

05:09:48 31/01/2025
Ô tô do bà Nguyễn Thị D. điều khiển di chuyển trên QL 21 địa phận phường Nam Vân hướng Cầu Vòi đi TP Nam Định bất ngờ mất lái lao xuống dòng nước bên đường.
Xu hướng thể thao kết hợp cộng nghệ trong xã hội hiện đại

Xu hướng thể thao kết hợp cộng nghệ trong xã hội hiện đại

20:47:05 30/01/2025
Thể thao đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Từ việc luyện tập thường xuyên để nâng cao sức khỏe cho đến việc theo dõi các sự kiện thể thao quốc tế, mỗi người ngày càng yêu thích và gắn bó với các môn thể tha...
11 'quái xế' chạy vào cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu bị phạt 78 triệu đồng5

11 'quái xế' chạy vào cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu bị phạt 78 triệu đồng5

18:01:01 30/01/2025
Ngày 30-1 (mùng 2 Tết), thông tin từ Đội tuần tra đường bộ cao tốc số 4, Cục Cảnh sát giao thông cho biết đơn vị đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt 78 triệu đồng đối với 11 thanh thiếu niên đang là học sinh THCS, THPT cùng ngụ ...

Có thể bạn quan tâm

Engfa Waraha, Charlotte sang Việt Nam, diện áo dài đằm thắm, 1 NTK hé lộ bí mật

Engfa Waraha, Charlotte sang Việt Nam, diện áo dài đằm thắm, 1 NTK hé lộ bí mật

Sao châu á

09:44:41 01/02/2025
Dàn mỹ nhân nổi tiếng của Thái Lan gồm Engfa Waraha, Charlotte, Mailin, Meena vừa có chuyến sang Việt Nam để quảng bá cho dự án phim mới. Đáng chú ý là màn khoe sắc với trang phục áo dài, khiến các fan thích thú.
Động đất mạnh ngoài khơi tỉnh Aceh của Indonesia

Động đất mạnh ngoài khơi tỉnh Aceh của Indonesia

Thế giới

09:41:23 01/02/2025
Tâm chấn trận động đất nằm cách Tapak Tuan, thủ phủ của Nam Aceh, khoảng 28 km về phía Tây Nam, ở độ sâu chấn tiêu 59 km. BMKG không ban bố cảnh báo sóng thần vì rung chấn không có khả năng gây ra sóng lớn.
Người duy nhất thành công khắc chế "mỏ hỗn" của Trấn Thành, khiến đạo diễn nghìn tỷ phải ngậm ngùi nhận sai

Người duy nhất thành công khắc chế "mỏ hỗn" của Trấn Thành, khiến đạo diễn nghìn tỷ phải ngậm ngùi nhận sai

Hậu trường phim

09:33:24 01/02/2025
Không chỉ hài hước trên phim, tại hậu trường, những màn trêu đùa ăn miếng trả miếng của dàn diễn viên cũng khiến khán giả cười không ngớt.
Nàng hậu Việt đã hẹn hò kín đáo 4 năm với bạn trai thiếu gia bất ngờ "xả ảnh" tình tứ, thông tin đàng trai gây chú ý

Nàng hậu Việt đã hẹn hò kín đáo 4 năm với bạn trai thiếu gia bất ngờ "xả ảnh" tình tứ, thông tin đàng trai gây chú ý

Sao việt

09:24:59 01/02/2025
Mới đây, Á hậu Chế Nguyễn Quỳnh Châu đã đăng tải loạt ảnh tình tứ bên bạn trai thiếu gia. Người đẹp hạnh phúc chia sẻ: Đón 4 cái Tết với nhau rồi nè .
Đầu tư tiền ảo, ngoại hối... và những "chiếc bẫy" phía sau

Đầu tư tiền ảo, ngoại hối... và những "chiếc bẫy" phía sau

Pháp luật

09:23:41 01/02/2025
Thay vì lời mời gọi việc nhẹ lương cao , nhóm đối tượng lừa đảo tài chính dụ dỗ con mồi bằng những câu quảng cáo đầu tư chắc chắn thắng .
Mùng 3 Tết, đang đi du lịch, nhìn camera mà vợ chồng tôi xót xa, đành hủy chuyến, về quê chồng ngay lập tức

Mùng 3 Tết, đang đi du lịch, nhìn camera mà vợ chồng tôi xót xa, đành hủy chuyến, về quê chồng ngay lập tức

Góc tâm tình

09:13:36 01/02/2025
Tôi rơi nước mắt khi thấy hành động của mẹ chồng qua camera. Sau khi bố chồng mất, vợ chồng tôi nhiều lần đề cập chuyện đưa mẹ chồng đến sống cùng.
Tết đổi món với cá kho hai lửa rục xương thơm ngon

Tết đổi món với cá kho hai lửa rục xương thơm ngon

Ẩm thực

09:08:46 01/02/2025
Cá kho rục xương là một món ăn không chỉ dễ chế biến mà còn dễ bảo quản, rất phù hợp cho các bữa ăn trong dịp Tết.
Mức lương thấp không tưởng của Neymar khi trở về Brazil

Mức lương thấp không tưởng của Neymar khi trở về Brazil

Sao thể thao

09:05:38 01/02/2025
Theo Globo, thu nhập của Neymar trong lần trở lại Santos chỉ là 166.000 USD mỗi tháng, con số quá khiêm tốn so với mức lương cũ của cầu thủ sinh năm 1992.
Những tông màu phù hợp với nàng da ngăm trong dịp Tết

Những tông màu phù hợp với nàng da ngăm trong dịp Tết

Thời trang

09:01:32 01/02/2025
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, không chỉ là thời điểm để sum vầy bên gia đình mà còn là cơ hội để phái đẹp thể hiện phong cách thời trang của mình.
NSND Phạm Phương Thảo và người bạn tri kỷ kém 4 tuổi là diễn viên nổi tiếng

NSND Phạm Phương Thảo và người bạn tri kỷ kém 4 tuổi là diễn viên nổi tiếng

Tv show

08:39:47 01/02/2025
NSND Phạm Phương Thảo và diễn viên Tiến Lộc là khách mời của Khách sạn 5 sao trên VTV3 số đầu tiên của năm Ất Tỵ lên sóng lúc 12h ngày 2/2, tức mùng 5 Tết trên VTV3.
Tương tác đáng ngờ giữa nam thần hot nhất Kpop với Jennie (BLACKPINK)

Tương tác đáng ngờ giữa nam thần hot nhất Kpop với Jennie (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

08:32:50 01/02/2025
Nhiều người hâm mộ tinh ý phát hiện Mingyu đã thả like bài đăng công bố 3 đêm diễn quảng bá album RUBY của Jennie rồi bỏ like