37 ca mắc COVID-19 mới ở Hải Dương: ‘Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát’
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nhận định chúng ta vẫn đang kiểm soát được tình hình vì 37 ca mắc mới đều là các ca F1 được cách ly tập trung.
Sáng 4/2, Bộ Y tế công bố Việt Nam có thêm 37 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Họ đều là công nhân Công ty POYUN thuộc Khu công nghiệp Cộng Hòa (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, Hải Dương). Hiện, toàn tỉnh Hải Dương ghi nhận 287 ca bệnh trong đợt dịch mới, đây là ổ dịch trong cộng đồng lớn nhất được ghi nhận kể từ khi có dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Trước sự lây lan nhanh chóng của đại dịch, trả lời PV VTC News, bác sĩ Vũ Minh Điền (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương), người được cử tới TP Chí Linh tham gia trực tiếp công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tự tin nhận định tình hình vẫn được kiểm soát vì các ca F1 đã được cách ly tập trung.
- Hôm nay, “ổ dịch” TP Chí Linh (Hải Dương) ghi nhận thêm 37 trường hợp xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Theo bác sĩ, tình hình như thế có đáng lo ngại?
37 ca mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố đều là những F1 của Công ty POYUN được cách ly tập trung ngay từ đầu, không phải trong cộng đồng. Với 37 ca bệnh đó, chúng ta thấy tình hình vẫn trong tầm kiểm soát.
Ths.BS Vũ Minh Điền, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
- Là một trong số những chuyên gia đầu tiên được Bộ Y tế tăng cường về TP Chí Linh khi dịch bùng phát, trải qua 8 ngày, ông đánh giá thế nào về tình hình dịch bệnh tại địa phương này?
Hiện nay, tình hình dịch tại đây cơ bản được kiểm soát. Các bệnh nhân thu dung về bệnh viện dã chiến số 1, số 2 điều trị đều được theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện dấu hiệu chuyển nặng để xử trí và chuyển lên tuyến trên.
Các bệnh nhân ở Chí Linh tương đối ổn định, một số bệnh nhân có tổn thương viêm phổi nhưng chúng tôi cũng đang theo dõi lâm sàng. Tất cả các bệnh nhân này rơi vào tuần thứ 2 của bệnh.
Trường hợp F1, F2 được lực lượng y tế dự phòng cũng như công an, quân đội thu dung về các khu cách ly tập trung, tình hình dần đi vào quy củ.
Trong những ngày tới là cận kề Tết Nguyên đán, chúng ta có thói quen đoàn tụ gia đình, liên hoan chúc mừng năm mới, đi chúc Tết… nguy cơ rất lớn lây truyền dịch trong cộng đồng.
Video đang HOT
Người dân Chí Linh nói riêng, người dân cả nước nói chung hãy tạm thời hy sinh hạnh phúc nhỏ của mình để hạn chế di chuyển, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, hạn chế giao lưu, liên hoan thì sẽ cắt đứt được nguồn lây và góp phần quan trọng trong việc khống chế dịch COVID-19.
Tình hình dịch bệnh ở Chí Linh cơ bản được kiểm soát.
- Là người có kinh nghiệm chống dịch ở TP Đà Nẵng, ông thấy đợt dịch lần này ở TP Chí Linh khác gì so với đợt dịch năm 2020 ở Đà Nẵng?
Ca bệnh tăng lên 100 hay 150 ca đi nữa sẽ vẫn trong tầm kiểm soát của Chí Linh.BS Vũ Minh Điền
Tại Đà Nẵng, ca bệnh COVID-19 xâm nhập vào Bệnh viện C, bệnh viện lớn nhất ở TP Đà Nẵng. Ở đó có rất nhiều bệnh nhân đang nằm điều trị hồi sức tích cực cũng như thận nhân tạo. Đó là những bệnh nhân có nền cơ địa vô cùng yếu, khi nhiễm COVID-19 sẽ chuyển bệnh rất nặng và tỷ lệ thiệt mạng cao.
Ở TP Chí Linh, bệnh có dấu hiệu lan ra cộng đồng ở diện rộng, chủng virus mạnh hơn, thời gian ủ bệnh cũng ngắn hơn nên việc dập dịch cũng như cư trú, khoanh vùng phải áp dụng chiến lược khác.
Trong ngày đầu, Bộ Y tế công bố TP Chí Linh có 72 ca mắc COVID-19, đây là số liệu ghi nhận lớn nhất từ trước tới nay. Ban đầu, ngành y tế, cán bộ y tế TP Chí Linh có lung túng vì chưa từng đối mặt với số lượng bệnh nhân tăng nhanh như thế.
Nhưng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cán bộ, chuyên gia y tế Bộ Y tế, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai…, ngành y tế khối điều trị của TP Chí Linh dần làm quen và ổn định tâm lý, sắp xếp lại một cách trật tự và đi vào quy củ.
Hiện nay, dù ca bệnh tăng lên 100 hay 150 ca đi nữa sẽ vẫn trong tầm kiểm soát của Chí Linh.
- Dịch ở TP Chí Linh đang trong tầm kiểm soát nhưng hiện tại một số địa phương khác ở Hải Dương như thị xã Kinh Môn, huyện Cẩm Giàng, Nam Sách đã ghi nhận nhiều ca mắc mới, thưa ông?
Ở TP Chí Linh, tình hình dịch bệnh được kiểm soát rất tốt nhưng ở những huyện, thị xã khác, ca bệnh có xu hướng tăng lên. Đây là tiếng chuông cảnh báo rất lớn cho Hải Dương. Vì thế, Hải Dương phải có kế hoạch cũng như điều chỉnh chiến lược để tính tới có thể có nhiều huyện hơn nữa tại tỉnh có ca bệnh.
Chính vì thế, tất cả các trung tâm tế huyện, các cơ sở y tế tại Hải Dương phải chuyển trạng thái sang sẵn sàng thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19, chuẩn bị nguồn nhân lực, rà soát lại cơ sở vật chất và hạ tầng máy móc, trang thiết bị để sẵn sàng nhận bệnh nhân.
- Nhận lệnh vào tâm dịch ở TP Chí Linh khi những ngày Tết đang cận kề, ông có cảm xúc thế nào?
Đã là bác sĩ, đặc biệt bác sĩ về truyền nhiễm, chúng tôi luôn sẵn sàng khi có sự phân công, điều động của lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Lần này cũng thế, chúng tôi nhận nhiệm vụ rất đột xuất. Trong vòng 4 tiếng chúng tôi có mặt ở Trung tâm Y tế TP Chí Linh, trong 8 tiếng, chúng tôi thiết lập thành công bệnh viện dã chiến số 1 và thu dung điều trị bệnh nhân.
Hiện, tình trạng bệnh được kiểm soát một phần. Tôi rất vui mừng vì sự nỗ lực chung của cán bộ ngành y tế Hải Dương, đặc biệt của Chí Linh trong đó có sự góp một phần công sức nhỏ bé của mình.
Cận kề năm mới đến gần, mặc dù rất nhớ nhà nhưng tôi tin tưởng, dịch bệnh sẽ sớm được ngăn chặn, khống chế và đẩy lùi để mỗi người dân được sum vầy bên gia đình, hạnh phúc bên người thân trong thời khắc Giao thừa.
- Xin cảm ơn ông!
Vì sao 37 công nhân của Công ty POYUN dương tính khi xét nghiệm lần 2?
Theo CDC Hải Dương có thêm 37 công nhân của Công ty POYUN có kết quả dương tính lần 2, trước đó xét nghiệm lần 1 âm tính.
Theo CDC Hải Dương, có thêm 37 công nhân của Công ty POYUN có kết quả dương tính lần 2, trước đó xét nghiệm lần 1 âm tính.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Dương cho biết đến chiều ngày 3/2, tỉnh này ghi nhận thêm 53 ca mắc Covid-19 tại TP Chí Linh. Trong đó, 37 trường hợp là công nhân của Công ty POYUN dương tính khi lấy mẫu xét nghiệm lần 2 (lần 1 âm tính).
Các trường hợp còn lại trong khu phong tỏa và công ty thuộc khu công nghiệp Cộng Hòa, TP Chí Linh, Hải Dương.
Vì sao bệnh nhân xét nghiệm Covid-19 nhiều lần âm tính nhưng sau đó lại dương tính, BSCKII Vũ Thị Thu Hương - Khoa khám bệnh, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cho rằng xét nghiệm Real-Time PCR là xét nghiệm khẳng định một người có nhiễm Covid-19 hay không, mẫu bệnh phẩm được lấy từ vùng dịch hầu họng để tìm virus, độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Kĩ thuật này phát hiện AND (ARN) của mầm bệnh hiện diện trong bệnh phẩm nhờ vào phản ứng chuỗi enzyme polymerase khuếch đại lên cả triệu lần trong thời gian ngắn. Nguyên lý hoạt động là dùng enzyme trùng hợp polymerase để nhanh chóng tạo ra một lượng lớn các bản sao từ một đoạn AND (ARN) chọn lọc.
Kết quả của xét nghiệm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là vào diễn biến bệnh, tức mẫu bệnh phẩm lấy vào giai đoạn nào của bệnh. Chẳng hạn, thời gian lấy mẫu là khi mới nhiễm virus, xét nghiệm PCR vẫn cho là âm tính. Hoặc lấy bệnh phẩm vào giai đoạn sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, xét nghiệm PCR cũng cho âm tính...
Ảnh lấy mẫu xét nghiệm tại Hải Dương.
Còn PGS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, với những trường hợp đã xét nghiệm âm tính nhưng thuộc đối tượng phải cách ly tập trung hay cách ly tại nhà vẫn phải cách ly đủ 14 ngày. Virus SARS-CoV-2 biến chủng mới từ Anh có tốc độ lây lan rất nhanh.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo hiện các cơ quan chức năng một số nơi xét nghiệm tới tận F3, F4 nhưng nếu có kết quả kết quả âm tính vẫn cần cách ly 14 ngày sau khi tiếp xúc gần với người bệnh, người nghi nhiễm.
Đối với các trường hợp ở Chí Linh, Hải Dương đã được cách ly trong khu cách ly tập trung việc dương tính cũng không đáng lo ngại vì chúng ta đã khoanh vùng được. Việc tăng số ca mắc trong khu cách ly không đáng lo ngại bằng 1 ca trong cộng đồng.
Với thời gian ủ bệnh khoảng 2, 3 đến 10 ngày nếu tiếp xúc với virus thì virus sẽ ủ bệnh và nhân lên trong hầu họng khi đó lượng virus đậm đặc sẽ thải ra môi trường qua giọt bắn, chất tiết. Vì vậy chúng ta mới phải tổ chức cách ly 14 ngày và lấy xét nghiệm từ 2 đến 3 lần.
Hiện nay, điều lo lắng nhất của các bác sĩ truyền nhiễm đó là ngoài cộng đồng vẫn còn những trường hợp tiếp xúc mà không khai báo, không tự cách ly thì nguy cơ nhiễm và lây lan cho người khác là hoàn toàn có thể xảy ra.
Để tránh lây nhiễm trong cộng đồng, người dân cần tuân thủ nghiêm những biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tránh lây nhiễm trong cộng đồng như: đeo khẩu trang khi ra đường, rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, tránh đi đến nơi đông người, tránh đến vùng dịch...
Bé gái 8 tháng tuổi ở Bình Dương dương tính nCoV Bé gái 8 tháng tuổi, con của "bệnh nhân 1886", ở ấp Cà Na, xã An Bình, sáng 4/2 có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Bác sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, cho biết bé gái là người thứ 5 lây nhiễm từ "bệnh nhân 1801", do mẹ bé, "bệnh nhân 1886", tiếp xúc...