37 bệnh nhân Covid-19 xét nghiệm âm tính
27 bệnh nhân kết quả xét nghiệm âm tính lần một, 2 âm tính lần hai, 4 âm tính lần ba, và 4 bệnh nhân âm tính lần thứ 4 liên tiếp.
Thông tin được Bộ Y tế công bố tối 26/3, 4 bệnh nhân có kết quả âm tính 4 lần là số 29, 45 và 53 là ba du khách nước ngoài; 66 – cô gái ở quận 7, TP HCM. Những bệnh nhân này sẽ được chuyển sang cơ sở y tế khác để theo dõi sức khỏe.
Ba trong số 4 người âm tính 3 lần, là 3 bệnh nhân 22, 23, 35 điều trị tại Đà Nẵng tối nay đã được bệnh viện tuyên bố khỏi bệnh, dự kiến xuất viện trong ngày mai.
Những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần một, hai hiện điều trị ở 21 cơ sở y tế cả nước. Họ sẽ tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm trong thời gian tới.
Ba bệnh nhân trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Trong đó một bệnh nhân chỉ định can thiệp ECMO, 2 bệnh nhân còn lại thở ôxy. Liên tục trong những ngày qua, các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã và đang nỗ lực hội chẩn, điều trị cho các trường hợp ca bệnh này.
Ngành y tế cũng ghi nhận 4 nhân viên y tế gồm hai điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai và 2 bác sĩ của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương nhiễm nCoV.
Sáng 26/3, từ Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, các chuyên gia đầu ngành tiếp tục hội chẩn trực tuyến điều trị cho các bệnh nhân.
Video đang HOT
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành.
Bộ Y tế hôm nay cũng ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 lần thứ 3. Điểm đáng lưu ý của hướng dẫn mới là tập trung chính điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về ôxy liệu pháp và đích ôxy máu.
Các cơ sở khám chữa bệnh được khuyến cáo theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh. Sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của ảnh chụp X-quang phổi để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng hay tiến triển nặng. Theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam vừa qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.
Trong số 153 ca Covid-19, đã có 20 ca khỏi bệnh. 136 bệnh nhân còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 21 cơ sở y tế trong cả nước, đa số sức khỏe ổn định.
Lê Nga
Vì sao bệnh nhân COVID-19 số 17 có 3 lần âm tính vẫn chưa được ra viện?
Đã có 2 bệnh nhân COVID-19 là bệnh nhân 17 và 27 có 3 lần xét nghiệm âm tính, như tiêu chuẩn trước đây là 2 lần âm tính được coi là khỏi bệnh, nhưng vì sao 3 lần vẫn chưa được ra viện?
Thăm khám và điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo thông báo mới nhất của Bộ Y tế, đến nay đã có 26 bệnh nhân COVID-19 (trong số 131 người đang được điều trị) có kết quả xét nghiệm âm tính 1-3 lần. Trong số này có hai bệnh nhân số 17 và 27 đã có 3 lần xét nghiệm âm tính, nhiều người có 2 lần xét nghiệm âm tính nhưng chưa được ra viện. Trong khi tiêu chuẩn hiện hành, cứ 2 lần xét nghiệm âm tính được coi là khỏi bệnh.
Tuần trước, bệnh nhân số 18 cũng có 2 kết quả xét nghiệm âm tính, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, nơi điều trị, cho bệnh nhân xuất viện, nhưng sau đó chuyển tiếp tới theo dõi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, nơi bệnh nhân sinh sống.
Lý do vì sao mà bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được coi là khỏi bệnh lại không được ra viện như trước đây? Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất (phiên bản 3), vừa được Bộ Y tế ban hành, người bệnh COVID-19 đủ điều kiện xác định khỏi bệnh là 2 lần xét nghiệm âm tính, nhưng vẫn phải theo dõi thêm 14 ngày. Điều này nhằm dự phòng tình huống tái nhiễm từng ghi nhận ở một số vùng dịch của Trung Quốc.
Bộ Y tế cũng chưa cho phép sử dụng các thuốc kháng virus đặc hiệu, trong đó có cả thuốc điều trị sốt rét, (ngoại trừ sử dụng để nghiên cứu) do chưa có đầy đủ bằng chứng. Sau khi có đủ bằng chứng trong nghiên cứu tại Việt Nam và quốc tế, Bộ Y tế sẽ xem xét bổ sung các thuốc này.
Các điểm mới trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 vừa được Bộ Y tế ban hành:
1. Hướng dẫn này đã thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ, vì tình hình dịch tễ đã thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam.
2. Bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể, vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước.
3. Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về oxy liệu pháp và đích oxy máu
4. Yêy cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn này sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của Xquang phổi của bệnh nhân) để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/ tiến triển nặng của bệnh. Theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam trong thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.
5. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.
6. Về các thuốc kháng virus đặc hiệu (như Lopinavir/Ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir..), do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị COVID-19 nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị, (ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam). Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam tới đây.
7. Tiêu chuẩn ra viện: cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau tối thiểu 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.
8. Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
Cập nhật tên bệnh và tên virus: hướng dẫn trước không phải virus gọi là SARS-CoV-2 và bệnh là COVID-19, mà gọi chung là nCoV. Hiện nay, được gọi lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới là SARS-CoV-2.
Đồ họa: TẤN ĐẠT
L.ANH
Lộ trình di chuyển dày đặc của bệnh nhân thứ 148 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam Trong thời gian từ khi nhập cảnh Việt Nam (từ ngày 12/3), bệnh nhân thứ 148 tại Việt Nam đã đi nhiều nơi ở Hà Nội. Sáng 26/3, Bộ Y tế công bố 7 ca nhiễm Covid-19 trong đó đáng chú ý là bệnh nhân thứ 148, nam giới, 58 tuổi, quốc tịch Pháp, địa chỉ: Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội....