37 bài thi học sinh giỏi bị điểm 0
Gần 1.000 học sinh dự học sinh giỏi cấp tỉnh ở Bình Phước có điểm dưới 10 theo thang chấm 20. Trong số này có 37 bài thi nhận điểm 0.
Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước vừa có kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh năm 2013, được tổ chức vào ngày 3/10.
Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh có 29 em dự thi HSG tỉnh Bình Phước năm 2013, có 1 em bị điểm 0 môn tin học.
Theo đó, kỳ thi chọn HSG năm nay có 1.537 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12, thuộc 36 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước tham gia. Các em dự thi 11 môn gồm: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, toán, vật lý, hóa học, sinh vật, Anh văn, tin học, giáo dục công dân và công nghệ. Để kết quả thi có độ chính xác cao, sở đưa ra thang điểm 20 để chấm bài thi.
Trường THPT chuyên Quang Trung có 123 học sinh dự thi HSG tỉnh Bình Phước, có 3 em dưới 10 theo thang chấm 20 điểm.
Video đang HOT
Trong số 1.537 em dự thi HSG cấp tỉnh, có 561 em có điểm thi từ 10 đến 20 điểm (tương đương 5-10 điểm). Trong số này, 12 em có điểm thi từ 19,5 – 20 (Trường THPT Chuyên Quang Trung 11 em và Trường THPT Hùng Vương 1 em). Số học sinh thi HSG còn lại có điểm thi dưới 10 (dưới 5 điểm) là 976 em.
Kỳ thi lần này, số học sinh thi môn toán vẫn dẫn đầu với 173 em tham dự, kế đến là ngữ văn (168), lịch sử (167), sinh vật (152), địa lý (151), giáo dục công dân (131), hai môn thấp nhất là tin học (76) và công nghệ (92).
Trường THPT Đồng Xoài có 88 em dự thi HSG tỉnh Bình Phước năm 2013, có 6 em bị 0 điểm môn tin học.
Ở môn lịch sử, 30 em có điểm số từ 1,25 đến 6 điểm theo thang chấm 20. Đáng buồn hơn, ngoài 32 em vắng thi bị chấm âm 1 điểm, kỳ thi chọn HSG năm 2013 của tỉnh Bình Phước có đến 37 em nhận điểm 0.
Theo Y. Thanh
Người Lao Động
Người dân Quảng Bình mong muốn có Đại lộ Võ Nguyên Giáp
Cách đây 50 năm, TP Đồng Hới mới chỉ là một khu phố nhỏ nhưng đã có con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp dài 2,5 km chạy giữa khu vực trung tâm. Sau đó do nhiều nguyên nhân, con đường này đã được thay tên.
Lần theo thông tin từ một cụ cao niên cung cấp, chúng tôi tìm gặp ông Hoàng Trọng Bính, người từng nghiên cứu về Đồng Hới xưa và vẫn còn lưu giữ nhiều tài liệu, trong đó có tấm bản đồ địa chính của hơn 50 năm trước, ghi lại những địa chỉ thời chiến tranh.
Ông Binh lây cho chúng tôi xem tấm bản đồ thời đó, ông nói: "Trước đây, khoảng năm 1954 - 1955, Đồng Hới mới chỉ là khu phố gồm 4 khu vực: Đông Hải, Đông Đình, Đồng Phú, Đồng Mỹ và một xã Bảo Ninh. Đường Võ Nguyên Giáp xưa kia đi qua 4 khu vực trung tâm bắt đầu từ Đồng Phú (Bắc) đến Cầu Dài (Nam) dài 2,5km.
Đường Võ Nguyên Giáp trước đây là một trục đường chính dài 2,5km (Tấm bản đồ thị xã Đồng Hới được vẽ năm 1960)
Chiếu theo tâm bản đồ đươc ve năm 1960 thì hiện nay, đường Võ Nguyên Giáp có điểm đầu là cầu Hải Thành (Ban Quản lý các khu kinh tế) đến Bắc cầu Dài; chính là đường Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Hùng Vương và một phần đường Thanh Niên (TP Đông Hơi) ngay nay.
Theo ông Bính, hồi đó trên đường cũng có nhiều cơ quan lớn như bưu điện tỉnh, quảng trường, trụ sở... Hiện nay vẫn còn bưu điện tỉnh của gần 60 năm trước, Quảng trường TP Đồng Hới, UBND tỉnh cùng nhiều sở, ngành cũng được xây dựng mới hoặc chỉnh trang lại khiến tuyến đường trở nên khang trang, đúng với vai trò tuyến phố chính của trung tâm của thành phố.
Hình ảnh cửa Đông thành Đồng Hới do ông Bính sưu tầm và in trong sách
Sau này khi quy hoạch xây dựng thị xã Đồng Hới, đường Võ Nguyên Giáp đã được thay tên thành 3 tuyến phố chính chạy qua trung tâm la Lý Thường Kiệt, Hùng Vương và Quang Trung. Phố Đông Hải và Đông Đình cũng được nhập thành phường Hải Đình hiện nay.
Ông Nguyễn Hữu Huy sống tại phường Hải Đình cũng đã từng biết đến con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông cho biết, ngôi nhà này xưa kia là của ông bà, sau chiến tranh ông về ở tại đây. Hòa bình lập lại năm 1954, thị xã Đồng Hới khi đó đặt lại tên đường cho trung tâm thị xã. Khu vực phía Nam Thành Đồng Hới có các khu phố Trung, Nam và Bắc. Phía trên có trục QL 1A đi qua kéo dài đến khu vực Cầu Dài mang tên đường Võ Nguyên Giáp. Cho đến năm 1965, nơi đây bị chiến tranh tàn phá. Đến 1976, khu vực này vẫn không có dân ở. Đến năm 1989, khi tiến hành tái lập tỉnh Bình Trị Thiên, dân và cán bộ ở Huế ra sinh sống. Mãi tới 4/8/1992 các tên đường mới được đặt lại và đường Thanh Niên có một đầu nối vào đường Võ Nguyên Giáp xưa kia. Ông Huy và nhiều người dân khác cũng đề đạt nguyện vọng muốn có Đại lộ Võ Nguyên Giáp mới xứng đáng với những gì Đai tương đã cống hiến cho đât nươc.
Trao đổi với chúng tôi về việc đặt tên đường Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình, một vị lãnh đạo tỉnh này khẳng định: "Chắc chắn Quảng Bình sẽ có đường mang tên Võ Nguyên Giáp. Tỉnh đang xem xét việc tìm một tuyến đường trục chính, có tầm cỡ, quan trọng để đặt tên Ngươi. Bởi Đại tướng không chỉ là người anh hùng, vị tướng của nhân dân Việt Nam mà còn của cả thế giới".
Hiện ở TP Đồng Hới đang có hai đường phố lớn chờ đươc đặt tên. Đó là con đường rộng 36m, dài hơn 1km ở phường Đức Ninh Đông và con đường rộng 60m, dài hơn 3km ở xã Bảo Ninh. Tại huyện Lệ Thủy cũng có con đường dẫn về nhà lưu niệm Đại tướng và nhân dân vẫn thường gọi là đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đăng Đức - Đặng Tài
Theo Dantri
Lời khai của người cha giết con Mài xong con dao dựng trong góc nhà, Hoàng Văn Thế chờ đêm xuống đi tìm thằng con nghịch tử để xử. Sau khi chém nhầm người hàng xóm, Thế quay lại dùng dao chém 16 nhát vào cơ thể đứa con trai khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Vụ việc xảy ra vào rạng sáng ngày 2/10 tại tổ 6, thôn...