365 đột nhiên quan tâm đến… tình yêu
Các anh chàng không chỉ mang theo quyển tiểu thuyết tình cảm để tranh thủ đọc những lúc rỗi, họ còn hăng say tranh cãi xem cách gấp bìa cuốn “Khúc tình tự” và giới thiệu đến các bạn 4 mẫu rất đẹp mắt.
Khúc tình tự có đến 300 trang với những câu chuyện đầy ắp cảm xúc.
Truyện sẽ đưa bạn đến với những nụ hôn dưới mưa lãng mạn.
Và những nụ hôn vội vã, cuống quýt như thể tan lẫn vào trong nhau.
Hay ấn tượng với những cái ôm từ đằng sau thật chặt.
Kèm theo những lời thì thầm rót vào tai bạn rằng họ yêu bạn nhiều đến thế nào.
Video đang HOT
Quyển sách còn tạo nên hiệu ứng “yêu từ cái nhìn đầu tiên” với bìa sách siêu đẹp và có thể gấp thành nhiều kiểu dáng khác nhau tùy sở thích. Mỗi anh chàng trong ban 365 đều sở hữu một quyển mới toanh không đụng hàng với những kiểu bìa khác nhau.
Đây là bìa sách “Truyện đôi – Khúc tình tự” chuẩn bị ra mắt.
Khúc tình tự được xem là hiện tượng xuất bản của năm 2011. Quyển sách Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi đã tạo nên cơn sốt chưa từng thấy với 17 triệu lượt tìm kiếm trên Google. Thừa thắng xông lên, Em tư của bộ sách “Kỉ niệm 20 năm Hoa Học Trò và 10 năm 2!” đã ra mắt với tên gọi Truyện đôi – Khúc tình tự.
Sách còn đính kèm một món quà có thể khiến bạn ngẩn ngơ và ngây ngất đó là những cặp truyện đôi ngọt ngào và hấp dẫn của các cây bút đã được hàng triệu bạn đọc trẻ yêu mến: Phan Hồn Nhiên, Hoàng Anh Tú, Ploy, An Yên, Đinh Lê Hương, Phan Ý Yên, Minh Nhật…
Chỉ cần chọn lựa cho bạn một version bìa thật đẹp, và những thứ cần chuẩn bị chỉ là một cuộn băng kéo dán hai mặt. Các chàng trai 365 đã thực hiện một vài version đẹp gửi tặng các bạn rồi đấy.
Với cùng một sở thích đọc sách, Khúc tình tự đã lôi cuốn được 5 chàng nhà ta đấy.
Quyển Truyện đôi – Khúc tình tự được phát hành ngày 2/11 tại 5.000 điểm phát hành trên toàn quốc với giá 50.000 đồng. Các nhà sách trực tuyến như www.tiki.vn, www.nhasachphuongnam.com, www.vinabook.com… vẫn tiếp tục đồng hành cùng tập sách trên.
Ảnh: ThucKand
Theo Bưu Điện Việt Nam
Triết gia cũng ngớ ngẩn khi yêu
"Kinh nghiệm" quý báu truyền đời là chớ dại kể quá nhiều thông tin về quá khứ "bạt mạng" của mình cho người bạn đời, kẻo người ta chẳng bao giờ hoàn hồn được đâu.
Phải mắt nhắm mắt mở khi yêu. Ảnh minh họa
Lev Tolstoy (1828-1910)
Trước khi Lev Tolstoy và vị hôn thê Sophia Andreevna Behrs trao lời thề ước, tác giả của "Chiến tranh và hòa bình" đã cho vợ sắp cưới xem các cuốn nhật ký của mình vào đúng ngày cưới của họ. Bà đã bị sốc khi đọc được các thông tin về quá khứ với nhiều bạn tình, trong đó có cả gái điếm, những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, những ý nghĩ về tình dục đồng tính. Nhiều năm sau, bà viết rằng: "Tôi không nghĩ có thể vượt qua cú sốc ấy". Bà cũng cho biết đã khóc suốt thời gian diễn ra lễ cưới.
Bài học từ trường hợp của Lev Tolstoy: Sự trung thực và tin tưởng là những yếu tố quan trọng tạo nên một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nhưng quá nhiều thông tin thì lại không tốt chút nào.
Martin Heidegger (1889-1976)
Heidegger tuy đã lập gia đình nhưng vẫn thường xuyên cặp với các sinh viên. Giáo sư viết cho cô sinh viên 18 tuổi Hannah Arendt sau khi "quan hệ" với cô trong khu rừng gần trường: "Anh sẽ không bao giờ được gọi em là người đàn bà của mình, nhưng từ nay trở đi em sẽ thuộc về cuộc đời anh". Vợ của Heidegger không phải là rào cản duy nhất đối với mối quan hệ lãng mạn đó. Arendt là người Do thái còn Heidegger có dính líu tới Đức quốc xã. Mặc dù đôi bên đã chia tay nhưng sau này Arendt vẫn công khai bảo vệ người tình cũ trước những lời chỉ trích về quá khứ liên quan tới Đức quốc xã của ông. Arendt tin rằng mình là tình yêu của đời ông. Trong khi đó, Heidegger không bao giờ ly dị vợ.
Bài học từ trường hợp của Heidegger: Nếu anh ấy đã có gia đình và nói không bao giờ bỏ vợ vì bạn, hãy tin là anh ấy nói thật. Bên cạnh đó, đừng rơi vào cuộc tình tay ba với các thầy giáo của mình cho dù họ là những triết gia, những nhà tư tưởng lỗi lạc nổi tiếng thế giới.
Denis Diderot (1713-1784)
Diderot không kiếm được nhiều tiền khi làm cây bút tự do tại nước Pháp hồi thế kỷ 18. Vì thế khi bạn bè rủ ông đi ăn ngoài, ông không cho vợ đi cùng. Ông nói với bà rằng nếu cả hai cùng đi ăn tại những nhà hàng sang trọng thì quá tốn kém. Và 40 năm sau đó, bà Diderot ở nhà, ăn bánh mì khô cứng, nuôi dưỡng con gái trong khi ông chồng đi ngủ lang, lấy số tiền tiết kiệm nhỏ nhoi của gia đình mua quà cho các cô tình nhân.
Bài học từ trường hợp của Diderot: Đừng cưới một người đàn ông tiết kiệm quá mức tới bần tiện.
Bertrand Russell (1872-1970)
Trong cuốn "Hôn nhân và Đạo đức", nhà triết học người Anh, Bertrand Russell đã chỉ trích việc ly dị, cho rằng ly dị mở đường dẫn tới sự sụp đổ của nền văn minh phương Tây. Sau 3 lần ly dị, 40 năm sau đó Russell đã nhẹ giọng hơn với vấn đề này. Ông viết: "Tôi không biết hiện giờ phải nghĩ gì về chủ đề hôn nhân. Có lẽ việc ly dị dễ dàng mang lại ít bất hạnh hơn bất kỳ hệ thống nào khác". Ông cưới người vợ thứ tư và cũng là cuối cùng khi ông 80 tuổi.
Bài học từ trường hợp của Russell: Bản thân mình không đúng thì đừng chê người khác sai. Và trong thời đại mà hôn nhân không còn là điều thiết yếu, cả về mặt tài chính và văn hóa, bạn đừng vội vã kết hôn nếu chưa thật sự nghiêm túc, chưa chắc chắn rằng bạn sẽ yêu người đó tới cuối đời.
Thủy Tiên
Theo Marie Claire, Bưu điện Việt Nam