360.000 lượt bình chọn sự kiện nổi bật ngành LĐ-TB&XH 2012
Ông Lưu Hồng Sơn, Chánh văn phòng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, với hơn 360.000 lượt theo dõi bình chọn 10 sự kiện nổi bật ngành LĐ-TB&XH năm 2012, Bộ đã quyết định trao giải thưởng cho 5 cá nhân bình chọn chính xác tất cả các sự kiện này.
Trong đó, sự kiện bình chọn thứ nhất là lần đầu tiên Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 15-NQ/TW về một số vấn đề về chính sách xã hội. Sự kiện tiếp theo thu hút được nhiều quan tâm, bình chọn là Luật Lao động sửa đổi được thông qua với nhiều nội dung mới như thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ trước và sau khi sinh con là 6 tháng; cho phép Chính phủ quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu đối với các nhóm lao động cụ thể, làm cơ sở quan trọng để điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng bình đẳng giữa nam và nữ…
Theo ANTD
"Làm quyết liệt hơn nữa công tác giảm nghèo"
Ngày 7-1, tại buổi làm việc với Bộ LĐ-TB&XH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, dù ngân sách khó khăn, nhưng năm 2013 Nhà nước không cắt giảm bất cứ chính sách phúc lợi xã hội nào.
Năm 2013 ngành lao động tiếp tục đề xuất chính sách mới hỗ trợ người nghèo
Hạn chế chỉ tiêu năm 2012
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa, hầu hết các chỉ tiêu của Bộ năm nay đều không hoàn thành mục tiêu đề ra. "Năm 2012, thị trường hàng hoá, bất động sản ... giảm mạnh, hàng tồn kho cao, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất khó khăn, ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực của ngành, đặc biệt trong việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm, giảm nghèo..." - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho biết. Dù số việc làm tăng thêm hơn 1,31 triệu người nhưng tính chung giải quyết việc làm trong nước chỉ đạt 95,36% kế hoạch (1,44 triệu người). Xuất khẩu lao động đạt 80.000 người đạt 88,9% kế hoạch.
"Tuy không đạt kế hoạch, nhưng đây là kết quả tích cực trong điều kiện kinh tế thế giới khôi phục chậm, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước tiếp nhận lao động tăng cao", ông Hòa nói. Với công tác dạy nghề, đã tuyển mới dạy nghề cho trên 1,4 triệu người, đạt 78,6% kế hoạch. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, tập trung đầu tư cho vùng khó khăn, địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước cuối năm 2012 còn 10%, giảm 1,76% so với cuối năm 2011, trong khi mục tiêu là 2%.
Không cắt giảm chính sách xã hội
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, với 1,5 triệu việc làm mới, tỷ lệ giảm hộ nghèo đạt 1,76%, lao động thất nghiệp đô thị vào khoảng 4%, ngành lao động đã góp phần lớn trong việc ổn định xã hội. "Ngay cả khi khó khăn nhất, nhà nước cũng không để ảnh hưởng hay cắt giảm các chính sách xã hội. Việc cho hộ nghèo có con đi học được vay tín dụng phải cần tới 7.000 - 8.000 tỷ đồng. Chính phủ phải cân đối để đảm bảo không có trường hợp nào vì không có tiền mà phải bỏ học. Tổng ngân sách năm 2012 chi cho an sinh xã hội tăng 33% so với năm 2011" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Đề xuất kế hoạch năm 2013, ông Ngô Trường Thi, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, để khắc phục tâm lý ỷ lại của một số người được hưởng chính sách phúc lợi xã hội bên cạnh việc bổ sung chính sách hỗ trợ cho các hộ cận nghèo trong sản xuất, y tế, tín dụng thì cần hạn chế chính sách hỗ trợ không gắn điều kiện, hạn chế cho không mà nên quay vòng để nhiều đối tượng được thụ hưởng. Bên cạnh đó, cần tăng cường cơ chế khuyến khích các hộ thoát nghèo bền vững như áp dụng các biện pháp khen thưởng - ông Thi đề xuất.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà ngành lao động đề ra cho năm 2013, trong đó có một số chỉ tiêu lớn như tạo việc làm cho 1,6 triệu người; tuyển mới dạy nghề cho 1,9 triệu người; 98,5% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cư dân nơi cư trú; giảm 2% hộ nghèo của cả nước, trong đó các huyện nghèo giảm 4% so với cuối năm 2012. "Ngành lao động cần tập trung làm quyết liệt hơn nữa công tác giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc" - Thủ tướng nhấn mạnh. Với việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Thủ tướng yêu cầu phải gắn liền với công việc người dân đang làm để họ có kiến thức tốt hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn. Với chính sách ưu đãi người có công, ngành lao động lưu ý rà soát để không bỏ sót các đối tượng có công với cách mạng mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước. "Trong dịp này, tôi đề nghị Bộ LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ với với các Bộ, ngành địa phương chăm lo Tết cho người dân, nhất là các hộ nghèo, các đối tượng chính sách; đảm bảo cho nhân dân đón Xuân mới đầm ấm, vui tươi, an toàn và lành mạnh" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.
Theo ANTD
Đưa hoạt động công đoàn xứng tầm nhiệm vụ Ngày 13.12, Hội nghị đại biểu Công đoàn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐVN đã được tổ chức. Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Bình Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Nguyễn Hòa Bình cùng các Phó Chủ tịch Hoàng Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Ngàng tới dự. Theo...