360.000 dữ liệu học sinh, giáo viên Việt Nam bị hacker rao bán, nghi vấn bị lộ từ một website giáo dục trực tuyến!
Từ những sự cố gần đây đã chứng minh các học sinh, sinh viên, giáo viên đang là mục tiêu cho những cuộc tấn công, đánh cắp thông tin cá nhân của các hacker.
Mới đây, mạng xã hội chưa hết xôn xao vì hơn 300.000 hồ sơ sinh viên của nhiều trường đại học tại Việt Nam bị rao bán trên các diễn đàn, thì mới đây một fanpage uy tín chuyên lên tiếng về vấn đề an ninh mạng lại cho biết có nghi vấn hàng trăm nghìn tài khoản học sinh, giáo viên tiếp tục bị rao bán. Thông tin này khiến nhiều người vô cùng hoang mang.
Hacker công bố có 360.000 bản ghi dữ liệu học sinh và giáo viên, những ai sử dụng website học online có thể kiểm tra độ khớp dữ liệu từ diễn đàn hacker này
Theo đó, thông tin tặc rao bán là hơn 360.000 bản ghi dữ liệu học sinh và giáo viên từ một website liên quan đến giáo dục tại địa chỉ ***.vn. Theo tìm hiểu đây là website cho người dùng học tập, luyện thi trực tuyến trên môi trường Internet.
Video đang HOT
Giao diện website và những thông tin học sinh cần cung cấp.
Các dữ liệu thông tin bị rò rỉ bao gồm họ tên ngày sinh, email, số điện thoại, địa chỉ và cả mật khẩu. Theo đó fanpage này cũng đăng tải những hình ảnh chứng minh tin tặc đang rao bán những dữ liệu này với giá 3.000 USD qua Monero (tương đương với khoảng 68 triệu đồng). Người dùng của nền tảng học online này cũng hoàn toàn có thể tự kiểm chứng dữ liệu của họ dựa trên dữ liệu mẫu mà tin tặc đã cung cấp để xác thực nghi vấn này.
Hiện tại, bài đăng này vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trên diễn đàn và xôn xao khắp các mạng xã hội. Tuy không rõ các thông tin trên có thật sự bị rò rỉ từ website giáo dục này hay không nhưng từ những sự cố gần đây đã chứng minh các học sinh, sinh viên đang là mục tiêu cho những cuộc tấn công, đánh cắp thông tin cá nhân của các hacker.
Trước đó diễn đàn này cũng có tin tặc rao bán dữ liệu 300.000 sinh viên Việt Nam
Đọ sức mạnh mạng Mỹ - Trung: Tưởng "chung mâm" hóa ra chênh nhau cả thập kỷ, bất ngờ với vị trí của Việt Nam
Những tưởng Trung Quốc có thể ngang cơ với Mỹ khi so sánh sức mạnh mạng, hóa ra chênh lệch giữa hai nước xa đến bất ngờ. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn cả là vị trí của Việt Nam.
Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc trên không gian mạng toàn cầu. Nhưng một nghiên cứu mới đây dự báo, với tình trạng bảo mật nghèo nàn cùng khả năng phân tích tình báo yếu kém, Trung Quốc vẫn không thể bắt kịp Mỹ trong ít nhất một thập kỷ nữa.
Các nhà nghiên cứu của IISS xếp hạng sức mạnh không gian mạng của các quốc gia dựa trên nhiều tiêu chí, bao gồm sức mạnh nền kinh tế số và mức độ trưởng thành về năng lực bảo mật và tình báo, cũng như mức độ tích hợp sức mạnh an ninh mạng vào các hoạt động quân sự.
Cũng giống như Nga, Trung Quốc đã cho thấy chuyên môn và trình độ của mình trong các hoạt động tấn công mạng, như xâm nhập lấy trộm thông tin sở hữu trí tuệ và các chiến dịch phát tán tin tức sai lệch khác. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này vẫn chỉ xếp hạng hai sau Mỹ do sự lỏng lẻo trong khả năng bảo đảm an ninh mạng của mình.
Trong báo cáo của mình, tổ chức nghiên cứu kết luận rằng, chỉ có Mỹ là cường quốc không gian mạng "bậc nhất". Trong khi đó, hạng Hai bao gồm Trung Quốc, Nga, Anh, Úc, Canada, Pháp và Israel. Việt Nam cùng các quốc gia Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Triều Tiên và Iran đứng hại thứ ba.
Ông Greg Austin, chuyên gia an ninh mạng tại IISS, cho rằng, các báo cáo từ truyền thông chỉ tập trung vào những mặt tích cực trong các tiến bộ công nghệ số của Trung Quốc - ví dụ như khát vọng trở thành người dẫn đầu thế giới về AI. Điều này đã góp phần "thổi phồng" sức mạnh mạng của Trung Quốc trong mắt mọi người.
Ông Austin cho biết: "Trong mọi thước đo, sự phát triển về kỹ năng an ninh mạng ở Trung Quốc đều kém xa so với nhiều quốc gia khác."
Theo báo cáo, Trung Quốc mới chỉ tập trung vào "an ninh nội dung" - hạn chế các thông tin bất lợi cho internet trong nước - do vậy, nó làm giảm sự tập trung cho việc bảo mật các hệ thống mạng để vận chuyển nội dung đó. Ngoài ra, báo cáo của IISS cũng cho rằng khả năng phân tích tình báo của Trung Quốc cũng "kém trưởng thành" hơn năng lực của nhóm Fire Eyes (Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand).
Theo IISS, điều làm nước Mỹ ở vị thế độc tôn trong bảng xếp hạng là nền tảng công nghiệp kỹ thuật số vô song, chuyên môn mã hóa và năng lực thực hiện các cuộc tấn công mạng "tinh vi, nham hiểm" chống lại kẻ thù. Không giống như các đối thủ Nga, Trung Quốc, nước Mỹ còn có nhiều đồng minh thân cận đều là các cường quốc không gian mạng, bao gồm cả các nước thuộc nhóm Fire Eyes.
Ông Robert Hannigan, cựu giám đốc cơ quan tình báo Anh GCHQ cũng đồng tình với nhiều kết luận trong báo cáo của IISS nhưng ông cho rằng, các nước như Nga và Trung Quốc sẽ nhanh chóng củng cố lại những điểm yếu trong hệ thống an ninh mạng của mình.
Báo cáo này được công bố bởi Học viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược IISS (International Institute for Strategic Studies) sau một loạt các chiến dịch tấn công mạng nhắm vào nước Mỹ trong thời gian qua, cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng về việc do thám trực tuyến từ các quốc gia thù địch.
Trong tháng 12, các quan chức Mỹ phát hiện ra một nhóm hacker có nguồn gốc từ Nga đã thâm nhập vào phần mềm SolarWinds để theo dõi các mục tiêu cấp cao trong chính quyền Washington, bao gồm cả bộ Thương mại và Bộ Tài chính. Ba tháng sau, phần mềm email của Microsoft tại các tổ chức phi chính phủ và nghiên cứu cấp cao cũng bị tấn công bởi các hacker nghi ngờ có liên quan đến Trung Quốc.
Các cuộc tấn công mạng giờ bắt đầu có quy mô lớn hơn và nguy hiểm hơn khi nó liên quan đến các hệ thống hạ tầng khác. Ví dụ như cuộc tấn công vào hệ thống dẫn khí đốt Colonial Pipeline và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Ireland vào tháng trước.
Nguy cơ tấn công mạng tại Việt Nam vì lỗ hổng Windows Các chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn của các tổ chức hacker có thể nhắm đến công ty Việt Nam thời gian tới vì một lỗ hổng Windows. Dự báo sớm được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đưa ra sau khi xác minh một số nguồn tin. Theo thông tin từ đơn vị này,...