3.500 điệp viên Đức “điêu đứng” vì bị lộ danh tính
Các điều tra viên mới dây đã phát hiện bản danh sách của hơn 3.500 điệp viên Đức trong máy tính của một điệp viên của Cục tình báo nước ngoài Đức, từng bị cáo buộc làm việc cho Mỹ.
Theo tin tức trên RT, điệp viên “hai mang” này có mật hiệu là Markus R (32 tuổi) từng làm việc cho Cục tình báo nước ngoài của Đức (BND). Nhân vật này đã bị bắt giữ hồi tháng 7 năm nay vì nghi ngờ cung cấp thông tin của BND cho Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA).
3.500 điệp viên Đức trên khắp thế giới có nguy cơ bị lộ danh tính. (Ảnh minh họa).
Trong một lần khám xét căn hộ của Markus R, các nhà điều tra Đức đã tìm được trong ổ cứng máy tính của nghi phạm có lưu trữ bản danh sách tuyệt mật về tên tuổi, biệt hiệu và địa điểm hoạt động của 3.500 nhân viên tình báo Đức ở nước ngoài.
Trong khi đó, một nguồn tin từ Đức nói rằng bản danh sách này đã lỗi thời và không chứa đến 3.500 thông tin của các điệp viên. Theo báo Bild, nghi phạm Markus R có khả năng đã trộm thông tin về các điệp viên BND vào năm 2011. Trong đó, bao gồm các nhân viên Đức đang hoạt động tại các sứ quán Đức trên toàn thế giới, và những người đang đảm nhiệm các sứ mệnh quân sự ở Afghanistan, Mali, Lebanon và Sudan.
Theo RT, Markus R bị cáo buộc đã chuyển cho CIA hơn 218 tài liệu mật trong 2 năm để đổi lấy khoản tiền 34.000 USD.
Video đang HOT
Nhiều người lo ngại Markus R có thể đã bán danh sách về danh tính điệp viên Đức cho các cơ quan tình báo nước ngoài thù địch. Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu Markus R có làm điều này hay chưa.
Đây là vụ việc thứ hai khiến quan hệ Mỹ-Đức trở nên căng thẳng kể từ khi cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ các tài liệu mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho thấy, Mỹ đã bí mật nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo Đời sống Pháp luật
Vì sao Tổng thanh tra CIA bất ngờ từ chức?
Tổng thanh tra Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) David Buckley vừa bất ngờ đưa ra quyết định từ chức vào ngày 31.1 do bị kẹt trong cuộc đối đầu căng thẳng liên quan đến việc CIA lén thâm nhập vào máy tính của các nhân viên làm việc cho Thượng viện Mỹ.
Tổng thanh tra Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) David Buckley
Theo Reuters, ông David Buckley, người đã giữ chức giám sát nội bộ của CIA trong hơn 4 năm qua sẽ từ chức để "theo đuổi các cơ hội trong lĩnh vực tư nhân".
Trong một tuyên bố hôm qua, các quan chức Mỹ cho hay, việc Tổng thanh tra David Buckley từ chức không liên quan đến chính trị hay bất cứ vụ gì mà ông đang phụ trách điều tra.
Ông David Buckley chính là người điều tra vụ tranh chấp giữa CIA và Quốc hội Mỹ trong việc xử lý các báo cáo về hoạt động bắt giữ và thẩm vấn tù nhân của CIA.
"Sau một thời gian dài cống hiến trong cơ quan công quyền, ông (David Buckley) đang theo đuổi cơ hội khác trong lĩnh vực tư nhân. Không có lý do nào khác khiến ông rời khỏi vị trí hiện tại ngoài lý do trên", Nhà Trắng nhấn mạnh.
Trong khi đó, Giám đốc CIA John Brennan ca ngợi, trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thanh tra Buckley đã "chứng tỏ sự độc lập, liêm chính và phán xét công bằng để thúc đẩy công việc một cách hiệu quả và đầy trách nhiệm".
Tuy nhiên, một số nhà quan sát nhận định, ông Buckley từ chức vì bị ket trong cuộc đối đầu căng thẳng hồi năm ngoái giữa Cục Tình báo Trung ương Mỹ và Ủy ban Tình báo Thượng viện.
Cụ thể, Tổng thanh tra Buckley được giao nhiệm vụ điều tra các cáo buộc rằng, CIA đã bí mật thâm nhập vào các máy tính của các nhân viên thuộc Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ.
Trước đó, theo báo cáo Thượng viện công bố gần đây, chỉ một thời gian ngắn sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh đình chỉ các hoạt động giam giữ và thẩm vấn của CIA, Thượng viện Mỹ đã cân nhắc mở cuộc điều tra chi tiết về vấn đề này.
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, Giám đốc Ủy ban tình báo Thượng viện cho biết, trong thời gian đầu, quá trình điều tra rất trì trệ và gặp nhiều khó khăn, do phía CIA liên tục thuê người thanh lọc lại thông tin trước khi giao cho Ủy ban, nhằm hạn chế cung cấp những thông tin nhạy cảm.
Bà Feinstein từng tố cáo, CIA "thủ tiêu" khoảng 870 tài liệu hồi tháng 2.2010. Đến tháng 5.2010, 60 tài liệu khác đột ngột "bốc hơi".
Ban đầu, CIA cho rằng các tài liệu nêu trên không hề mất tích, sau đó đổ lỗi cho các nhân viên IT, rồi cuối cùng lại quy trách nhiệm cho Nhà Trắng, dù sau đó Nhà Trắng khẳng định không hề ra lệnh cho CIA gỡ bỏ các tài liệu này.
Cũng trong khoảng thời gian này, các nhân viên làm việc cho Thượng viện Mỹ phát hiện bản ghi chép có nội dụng liên quan đến "những sai phạm nghiêm trọng của CIA". Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, những tài liệu liên quan đến bản ghi chép này đều biến mất, bà Feinstein cho hay.
Giám đốc CIA John Brennan đã từng phải đích thân xin lỗi về vụ này.
Sau khi Tổng thanh tra Buckley từ chức, ông Christopher Sharpley, hiện là cấp Phó của ông Buckley, sẽ giữ chức quyền Tổng thanh tra của CIA.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)
Nga giải mật người tiền nhiệm của Edward Snowden Theo kênh truyền hình NTV, Cơ quan An ninh Nga (FSB) đã giải mật điệp viên của họ - Uno Puusepp, người trong thời gian 20 năm làm việc tại Cảnh sát an ninh Estonia (CAPO) đã cung cấp cho Moskva thông tìn về tình báo Mỹ, Anh, Estonia, các nước NATO khác, cũng như Thụy Điển. Cách đây 3 năm, ông Puusepp...