350 cán bộ, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội “Nam tiến” hỗ trợ Bình Dương chống dịch COVID-19
350 cán bộ, sinh viên có kinh nghiệm của Trường Đại học Y Hà Nội đã tình nguyện vào Bình Dương hỗ trợ địa phương điều tra dịch tễ truy vết, lấy mẫu xét nghiệm chống dịch COVID-19.
Chiều 5/7, Trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức tiễn các cán bộ, học viên và sinh viên tình nguyện của lên đường chi viện cho Bình Dương chống dịch COVID-19, với sự tham dự của đại diện Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội.
Tại buổi lễ, GS.TS Tạ Thành Văn- Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: 350 cán bộ, học viên của Trường gồm 11 giảng viên chuyên ngành hồi sức cấp cứu, nội khoa, nhi khoa, kỹ thuật y học, điều dưỡng; 339 sinh viên năm cuối thuộc các hệ bác sĩ y khoa, cử nhân điều dưỡng, y tế công cộng, y học cổ truyền. Đặc biệt, trong số này có 30 sinh viên hệ y học dự phòng từng tham gia chống dịch ở Bắc Ninh vừa hết cách ly cũng tình nguyện lên đường.
GS.TS Tạ Thành Văn cho biết việc chi viện cuả Trường được xây dựng kế hoạch chi tiết, dựa trên đề nghị và nhu cầu của Bình Dương. Ảnh:Trần Minh
“Tất cả những cán bộ, sinh viên này đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 và xét nghiệm âm tính với COVID-19. Nhà trường cũng đã tổ chức đào tạo, tập huấn bài bản về truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm và chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân COVID-19 cho đoàn cán bộ, sinh viên. cho các em. Khác với các lần hỗ trợ trước, lần này đoàn hỗ trợ có 50 sinh viên năm cuối hệ điều dưỡng sẽ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trong các cơ sở y tế” -GS.TS Tạ Thành Văn cho biết.
Cũng theo GS.TS Tạ Thành Văn, nhiệm vụ của đoàn lần này là điều tra dịch tễ truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 1 triệu dân ở 3 thành phố, 2 thị xã của Bình Dương, tham gia điều trị cho bệnh nhân tại Bình Dương. Đoàn sẽ làm việc theo sự chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương. Dự kiến thời gian hỗ trợ sẽ kéo đài 45 ngày.
Thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội tình nguyện “Nam tiến” vào Bình Dương chống dịch. Ảnh:Trần Minh
Video đang HOT
Quy mô của đợt dịch này rất lớn, nhất là ở TP Hồ Chí Minh và khu công nghiệp Bình Dương càng diễn biến phức tạp. Như các đợt chi viện cho Hải Dương, Bắc Giang và Bắc Ninh, lần này, khi xã hội cần, thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội lại tiếp tục lên đường chống dịch.
Theo GS.TS. Tạ Thành Văn, để việc hỗ trợ được hiệu quả, trước khi đoàn lên đường, lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội đã chủ động làm việc với Sở Y tế, CDC tỉnh Bình Dương, dựa trên kế hoạch tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm diện rộng của tỉnh Bình Dương để biết được nhu cầu của địa phương, từ đó, lên kế hoạch chi tiết với việc bố trí đúng người ở từng vị trí theo yêu cầu của địa phương.
Cũng theo GS Tạ Thành Văn, đây là lần xuất quân đông nhất, xa nhất của Trường Đại học Y Hà Nội. Lần lên đường này cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều với các đợt hỗ trợ tại Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. Ở những địa phương gần trường, các em cần hỗ trợ gì, nhà trường sẽ cung cấp ngay, nhưng lần này sẽ không thể tiếp ứng như vậy do khoảng cách địa lý rất xa.
Đại diện Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tặng quà các tình nguyện viên lên đường vào Bình Dương tham gia chống dịch. Ảnh:Trần Minh
Vì vậy, lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội mong muốn các em cần tuyệt đối tuân thủ sự chỉ đạo của địa phương. Địa phương có điều kiện thế nào, các em hãy vận dụng trong hoàn cảnh đó, “ba cùng” với địa phương. Đây cũng là dịp rất tốt để các em trải nghiệm thực tế. Sứ mệnh của các sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội là không chỉ để lại ấn tượng về chuyên môn, mà còn cả về tình cảm với địa phương.
Hiện, Trường Đại học Y Hà Nội đang tiếp tục đào tạo, tập huấn cho khoảng 500-600 sinh viên làm lực lượng dự bị, sẵn sàng lên đường chống dịch khi được yêu cầu.
Ngay tối nay, lãnh đạo nhà trường đã trực tiếp bay vào Bình Dương để rà soát lại công tác chuẩn bị thực hiện kế hoạch với UBND tỉnh Bình Dương, Sở Y tế, CDC tỉnh Bình Dương và các huyện, thị; rà soát lại toàn bộ thiết bị, đồ bảo hộ… trước khi đón đoàn chi viện vào Bình Dương sáng mai- ngày 6/7.
PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Y Hà Nội phát biểu tại buổi lễ Ảnh:Trần Minh
Dịch bệnh ở Bình Dương đang ngày càng nóng, đến tối nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên đia bàn là 766 trường hợp. Dịch đã xuất hiện ở 40 công ty, xí nghiệp cùng hàng chục khu nhà trọ công nhân và đã phải cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 toàn TP.Dĩ An.
Kể từ 6 giờ ngày 6/7/2021, người từ TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai ra, vào TP.Dĩ An phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Vì thế, sự chi viện của thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội là rất quan trọng. Bởi đây là lực lượng đã có nhiều kinh nghiệm khi đã tham gia hỗ trợ Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là đoàn còn đào tạo kỹ thuật cho các nhân viên y tế địa phương, để họ chủ động làm được việc khi đoàn rút về.
Bộ Công an chi viện nhân viên y tế cho TP HCM
87 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên kỹ thuật thuộc các bệnh viện của Bộ Công an đã lên đường chi viện cho TP HCM và Bình Dương chống dịch.
Sáng 5/7, Bộ Công an đã công bố quyết định cử cán bộ, chiến sĩ y tế thuộc các Bệnh viện 199, 19-8 và Y học cổ truyền; hai bệnh viện công an ở Thanh Hoá, Nghệ An đến làm nhiệm vụ ở TP HCM và Bình Dương. Trong đó Bệnh viện 199 (đóng tại Đà Nẵng) là nòng cốt với 53 người.
Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện 199 nhận nhiệm vụ chi viện cho miền Nam chống dịch. Ảnh: Nguyễn Đông.
Tại lễ xuất quân ở Bệnh viện 199, Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Công an, nói dịch Covid-19 cơ bản đã ổn ở các tỉnh phía Bắc, nhưng đang hết sức phức tạp ở phía Nam nên cần sự chung tay của y bác sĩ công an.
Trong đợt dịch ở Bắc Giang, Bộ Công an cũng điều động lực lượng y tế đi hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên theo tướng Sơn, nhiệm vụ lần này có thay đổi, vì trong số những người mắc Covid-19 cần chăm sóc, phần nhiều là các đồng đội và có thể là phạm nhân, bị can đang bị giam giữ.
Các đồng đội chia tay nhau lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: Nguyễn Đông .
"Khi chăm sóc cho các phạm nhân thì ngoài việc chuyên môn, người thầy thuốc công an nhân dân cũng cần sự ứng xử nhân văn, dù những người này đang bị hạn chế một số quyền công dân", tướng Sơn nói.
Đại tá Quách Hữu Trung, Giám đốc Bệnh viện 199, cho biết các cán bộ, chiến sĩ y tế chi viện lần này thành phần chủ lực là đội ngũ xét nghiệm, hồi sức,... có kinh nghiệm chống dịch Covid-19 ở Đà Nẵng thời gian qua. Các thành viên trong đoàn đã được tiêm vaccine mũi 1, ngoài ra 7% đã được tiêm mũi 2.
Đại uý Trần Thị Thuỷ, tiễn chồng Nguyễn Minh Hải lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: Nguyễn Đông.
Theo kế hoạch, 13h chiều nay đoàn sẽ di chuyển bằng máy bay, đến 15h có mặt ở TP HCM và nhận nhiệm vụ đến các cơ sở đang chăm sóc, điều trị cho người bệnh. "Chúng tôi xin hứa sẽ vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ", trung tá, bác sĩ CK2 Trương Xuân Hùng, trưởng đoàn chi viện của Bệnh viện 199, nói.
155 bác sĩ, nhân viên y tế, sinh viên Đà Nẵng chi viện cho Phú Yên và TP.HCM Mặc dù là địa phương chưa qua 14 ngày không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng nhưng nhiều đơn vị tại Đà Nẵng đã chi viện nhân lực y tế cho các tỉnh thành phía Nam chống dịch. Đoàn nhân lực y tế của Trường ĐH kỹ thuật y - dược Đà Nẵng đã lên đường chi viện cho tỉnh Phú Yên...