3,5 triệu người Việt có nguy cơ mù lòa, suy thận, cụt chi vì căn bệnh này
Việt Nam hiện có 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, là nguy cơ gây tử vong hoặc tàn tật sớm như mù lòa, suy thận, cụt chi…
Ứng dụng Hành trình cho bệnh nhân đái tháo đường là 1 công cụ hữu ích cho các bác sĩ, đặc biệt là ở tuyến cơ sở điều trị
Theo PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế: Việt Nam hiện có 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (theo số liệu của IDF Diabetes Atlas năm 2017), và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045.
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, 68,9% nguơi tang đuơng huyêt chua đuơc phát hiẹn. Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tai cơ sở y tế. Trong đó, phần lớn bệnh nhân không đạt được đầy đủ các mục tiêu điều trị. Số liệu cũng cho thấy cứ 10 bệnh nhân thì gần 6 người bị biến chứng do đái tháo đường.
Căn bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người Việt Nam hơn khi dân số già đi, vì người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp hai lần so với những người ở độ tuổi thấp hơn. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh thận – đái tháo đường có thể phòng ngừa mù loà và giảm các hậu quả của đái tháo đường đối với người bệnh, gia đình và xã hội. Sàng lọc các biến chứng bệnh đái tháo đường là một phần quan trọng của quản lý bệnh hiệu quả, để bảo đảm sức khỏe tối ưu cho người bệnh.
Theo các chuyên gia đái tháo đường trở thành 1 trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu thông qua làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Ở nhiều nước, đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, suy thận và cắt cụt chi…
Với mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân ngay từ tuyến y tế cơ sở, nhằm tăng cường cung cấp thông tin hỗ trợ cho bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ tuyến dưới trong chẩn đoán điều trị hiệu quả bệnh không lây nhiễm này, Bộ Y tế cũng đã xây dựng ứng dụng Hành trình cho bệnh đái tháo đường với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch và chính thức ra mắt vào ngày 14/11 – Ngày đái tháo đường Thế giới.
PGS, TS Lương Ngọc Khuê cho biết: “Đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam, là gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình họ và cũng là gánh nặng kinh tế cho Chính phủ. Ứng dụng Hành trình cho bệnh nhân đái tháo đường là 1 công cụ hữu ích cho các bác sĩ, đặc biệt là cán bộ tuyến cơ sở, giúp họ hiểu hơn về điều trị căn bệnh này”.
Được biết, ứng dụng này xây dựng dựa trên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các hướng dẫn liên quan được Bộ Y tế phê duyệt như hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2, danh mục thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc… Ứng dụng không chỉ đưa ra chỉ dẫn về chẩn đoán khách quan mà còn đề xuất các lựa chọn điều trị theo hướng chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tại Việt Nam để bác sĩ quyết định lựa chọn.
“Điều trị bệnh đái tháo đường là một quá trình phức tạp. Với các tính năng tương tác của ứng dụng sẽ cải thiện việc học của các bác sĩ theo hướng dẫn điều trị bệnh này tại Việt Nam, nâng cao sự tự tin của bác sĩ trong quản lý, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2″, ông Khuê cho hay.
Theo ông Mikkel Lyndrup, Tham tán Y tế, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, ứng dụng này sử dụng các hướng dẫn và chứng cứ lâm sàng để khuyến nghị một cách khách quan điều trị tốt nhất để các nhân viên y tế có thể cân nhắc, hướng đến các lựa chọn điều trị cá thể hoá lý tưởng cho các bệnh nhân. Ứng dụng cũng đã được triển khai ở một số nước có tình trạng bệnh đái tháo đường tương tự như Việt Nam.
Trên toàn thế giới có 425 triệu người (từ 20-79 tuổi) đang sống với bệnh đái tháo đường, dự đoán con số này sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045. Đáng tiếc, 50% người mắc đái tháo đường không được chấn đoán, nhiều người đang sống với bệnh đái tháo được type 2 mà không nhận ra, và chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn biến chứng. Tuy nhiên, căn bệnh đái tháo đường type 2 hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu mỗi người duy trì một lối sống lành mạnh với việc ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên.
Theo baogiaothong
Video đang HOT
Những người đại kỵ với mật ong, tuyệt đối không ăn vì cực độc
Mật ong đã được coi là một trong những thực phẩm có uy tín nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng cũng tốt, thậm chí với một số người, mật ong còn thế gây nguy hại, cực kỳ độc cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Mật ong là tặng phẩm thiên nhiên chứa nhiều công dụng và dinh dưỡng và là bài thuốc dân gian lưu truyền từ xa xưa. Mật ong cung cấp cho cơ thể người hơn 60 loại glucose, vô cơ và hữu cơ, fructose, các enzyme giá trị, protein, và 18 loại axit amin.Tuy nhiên, lưu ý những đối tượng sau không phù hợp để sử dụng mật ong:
Người bị tiểu đường
Như chúng ta đã biết, về cơ bản bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cabohydrat, protein, mỡ khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao gây phá hủy mạch máu nuôi dưỡng cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, thận, mắt, dây thần kinh dẫn tới biến chứng như suy thận, mù lòa, hoại tử chi,... Bởi thế, nên hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm chứa chỉ số đường huyết thực phẩm cao. Mật ong lại nằm trong số đó.
Trong 100g carbohydrate mật on có chứa: khoảng 35g, 40g đường fructose, khoảng 2 g sucrose và khoảng 1 g dextrin.Glucose và fructose là loại đường đơn giản, có thể được hấp thu trực tiếp vào máu. Trong khi đó đường sucrose và dextrin sau khi thủy phân có thể được hấp thụ vào trong ruột dễ dàng mà không cần tiêu hóa. Do đó, những người có bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng mật ong làm gia tăng lượng đường trong máu.
Phụ nữ có thai tuyệt đối không được dử dụng mật ong. Bởi mật ong kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Ảnh minh họa: Internet
Trẻ dưới 1 tuổi
Mật ong giàu dinh dưỡng. Vì thế nhiều bà mẹ do vừa muốn điều chỉnh hương vị, vừa muốn thêm mật ong để tăng giá trị dinh dưỡng cho thức ăn dặm của trẻ. Ngoài ra, vì rất tốt cho họng, các cụ xưa cũng thường cho trẻ uống mật ong để trị và phòng ngừa ho cho trẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ em dưới 1 tuổi không được uống mật ong. Mật ong trong quá trình pha chế, vận chuyển, dễ bị ô nhiễm botulinum. Các bào tử Clostridium botulinum vẫn thích nghi và có thể tồn tại trong nhiệt độ 100 độ C.
Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, chức năng giải độc gan cũng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, botulinum dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất tạo ra độc tố, gây ngộ độc. Mặc dù các trẻ sơ sinh ít có cơ hội lây nhiễm bởi các vi khuẩn Clostridium botulinum, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên: Trước khi trẻ được một tuổi, không nên cho chúng ăn mật ong và các sản phẩm từ thực phẩm này.
Người bị xơ gan
Xơ gan là một bệnh gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Mặc dù, bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp để uống mật ong, vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan, nhưng ở bệnh nhân xơ gan không uống rượu mật ong, bởi vì nó sẽ làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.
Các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ em dưới 1 tuổi không được uống mật ong. Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai tuyệt đối không được dử dụng mật ong. Bởi mật ong kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Người bị bệnh huyết áp thấp và đường trong máu thấp
Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Người có mức đường huyết thấp uống mật ong vì dễ gặp biến chứng, vì vậy "kỵ" sử dụng.
Người vừa mới phẫu thuật
Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể rất yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất bổ, dễ làm cho gan chướng, nghẽn khí, gây chảy máu ngũ quan.
Người rối loạn chức năng đường ruột
Mật ong có thể làm cho đường ruột co thắt mạnh, dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột, gây ra các chứng như đi ngoài, táo bón...
Người dễ bị dị ứng
Mật ong không thích hợp cho những người bị dị ứng. Những ai bị dị ứng phấn hoa, cần tây và các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong không nên ăn mật ong, có thể gây độc cho người bị dị ứng.
Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Người có mức đường huyết thấp uống mật ong vì dễ gặp biến chứng, vì vậy "kỵ" sử dụng. Ảnh minh họa: Internet
Ăn quá nhiều mật ong cũng có thể dẫn đến một số phản ứng dị ứng như viêm phổi, thay đổi giọng nói, ngứa, khó nuốt và thở khò khè.
Hậu quả khi ăn quá nhiều mật ong
Có thể gây ra co thắt dạ dày, táo bón, đầy hơi
Mật ong tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta và giúp giữ hệ này khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mật ong có thể dẫn đến các tình trạng như co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Ăn quá nhiều mật ong có thể gây hại nhiều hơn lợi. Lý do chính là lượng đường fructose cao có trong mật ong làm cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột non.
Tăng lượng đường trong máu
Mật ong không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường vì lượng đường cao trong đó. Mật ong không chứa bất kỳ chất xơ nào có nghĩa là tiêu thụ mật ong có thể làm tăng mức đường trong máu.
Vì vậy, nếu bạn bị tiểu đường hoặc nếu bạn đang bị tình trạng lượng đường trong máu thấp thì bạn nên thận trọng khi ăn mật ong vì vị ngọt và thành phần hóa học của mật ong giống như đường ăn.
Rối loạn chức năng đường tiêu hóa
Quá liều hoặc ăn quá nhiều mật ong thường xuyên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa.
Mật ong cũng có tính axit nhẹ trong tự nhiên và tiếp xúc với thực phẩm có tính axit trong thời gian dài có thể dẫn đến trục trặc đường tiêu hóa vì bị ăn mòn niêm mạc dạ dày, thực quản và ruột.
Tăng cân
Uống mật ong với nước ấm hoặc nước chanh làm giảm cân, giúp giảm thêm calo và là đồ uống lý tưởng với những ai thừa cân.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều mật ong lại khiến chúng ta béo phì, do mật ong có nhiều đường dễ dàng hấp thụ vào máu và làm tăng cân béo phì vì lượng calo cao có trong đó.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Suy gan thận, đột quỵ, những "cái chết trắng" do thói quen ăn mặn không ngờ Theo chuyên gia dinh dưỡng, thói quen ăn mặn không ngờ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như suy gan thận, suy tim, đột quỵ... Việt Nam hiện nay đang được xếp vào nhóm nước ăn rất mặn dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật khác TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, "cái chết trắng"...