3,5 triệu người Triều Tiên tự nguyện nhập ngũ giữa căng thẳng
Triều Tiên nói rằng gần 3,5 triệu người xin nhập ngũ để chống lại sức ép quốc tế.
Binh sĩ Triều Tiên tập hợp ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA
Khoảng 3,5 triệu công nhân, đảng viên và quân nhân giải ngũ tình nguyện nhập ngũ hoặc tái nhập ngũ để phản đối lệnh trừng phạt quốc tế và chống lại Mỹ trong căng thẳng, theo báo nhà nước Triều Tiên Rodong Sinmun.
Họ xin nhập ngũ sau khi hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA ngày 7/8 lên án các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu của Bình Nhưỡng gồm than, quặng sắt, quặng chì và hải sản.
Video đang HOT
Hồi đầu tuần, Bình Nhưỡng tuyên bố đang lên kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ sau khi Trump cảnh báo sẽ trút “lửa giận” lên Triều Tiên nếu nước này tiếp tục đe dọa Mỹ. Ngày 9/8, hàng chục nghìn người tập hợp ở quảng trường tại Bình Nhưỡng để thể hiện lòng trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tháng 8/2015, một triệu người Triều Tiên đã xin nhập ngũ khi căng thẳng trên bán đảo gia tăng vì một quả mìn phát nổ tại Khu phi quân sự (biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc).
Phương Vũ
Theo VNE
Tập Cận Bình kêu gọi kiềm chế về tình hình Triều Tiên
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế, cho rằng vấn đề hạt nhân Triều Tiên cần giải pháp hoà bình, khi điện đàm với Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP.
"Bên liên quan hiện phải kiềm chế, tránh những lời nói và hành động làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên", truyền hình nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập nói trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 11/8.
Giải quyết vấn đề hạt nhân cuối cùng cần phải được thực hiện bằng biện pháp chính trị, thông qua đối thoại và Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau nhằm thúc đẩy một giải pháp thích hợp, ông Tập nói thêm, theo Reuters.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc dẫn lời Tổng thống Trump nói ông hiểu đầy đủ vai trò của Bắc Kinh trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Theo thông cáo từ Nhà Trắng, hai lãnh đạo tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Hai bên đồng ý rằng việc thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Triều Tiên là một bước tiến quan trọng nhằm đạt được hoà bình, ổn định trên bán đảo. "Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập nhất trí Triều Tiên cần dừng hành vi khiêu khích, leo thang căng thẳng", thông cáo viết.
Nhà Trắng cũng cho rằng "quan hệ giữa hai lãnh đạo là mối quan hệ hết sức thân thiết và sẽ hy vọng dẫn tới một giải pháp hoà bình cho vấn đề Triều Tiên".
Ông Trump hôm 11/8 đưa ra lời đe doạ mới với Triều Tiên, cho biết quân đội Mỹ đã "khoá và lên nòng", khi Bình Nhưỡng cáo buộc ông đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân.
Triều Tiên đang nghiên cứu kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương bằng 4 tên lửa chiến lược tầm trung Hwasong-12. Quân đội nước này sẽ hoàn tất kế hoạch vào giữa tháng 8 và trình lên lãnh đạo Kim Jong-un để ông quyết định có tấn công hay không.
Những lời đe dọa lẫn nhau của Mỹ và Triều Tiên làm dấy lên lo ngại xuất hiện tính toán sai lầm, dẫn đến hậu quả thảm khốc cho bán đảo Triều Tiên và khu vực. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định kịch bản chiến tranh ít có khả năng xảy ra.
Trọng Giáp
Theo VNE
Cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió ở Guam Người dân đảo Guam không sợ Triều Tiên nhưng cũng lo ngại cuộc khẩu chiến leo thang ảnh hưởng tới kinh tế địa phương. Biển cấm vào cắm tại khu vực quân sự trên đảo Guam. Ảnh: Guardian. Kể từ khi Triều Tiên tuyên bố sẽ tấn công đảo Guam, hai tâm lý trái ngược là thách thức và lo lắng đang bao...