35 nghị sĩ Mỹ thúc đẩy Bộ Tư pháp điều tra báo Trung Quốc
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ cho biết Trung Quốc rót 35 triệu USD vào China Daily kể từ năm 2017 như một phần trong chiến dịch tuyên truyền nước ngoài trị giá hàng tỷ USD suốt thập kỷ qua.
Trong biểu hiện mới nhất về căng thẳng Mỹ-Trung, 35 nghị sĩ đảng Cộng hòa viết thư cho quan chức thực thi pháp luật cao nhất của nước Mỹ yêu cầu điều tra tờ báo China Daily.
Bức thư gửi tới Bộ trưởng Tư pháp William Barr kêu gọi Bộ này kiểm soát tuyên truyền của Trung Quốc, điều tra vai trò quan trọng của tổ chức truyền thông trong chiến dịch làm mất uy tín nước ngoài của Trung Quốc và giải quyết các vi phạm pháp luật Mỹ liên quan đến hoạt động tài chính.
“ Vai trò quan trọng của China Daily trong chiến dịch đánh lạc hướng thông tin nước ngoài của Trung Quốc cần phải được điều tra đầy đủ” – bức thư viết. Bức thư do thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton, hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Jim Banks khởi xướng và được đồng ký bởi 7 thượng nghị sĩ và 26 hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa khác.
Bức thư của các nghị sĩ đảng Cộng hòa gửi cho Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr kêu gọi Bộ này kiểm soát tuyên truyền của Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Bức thư, được gửi ngày 7/2 và được công bố ngày 8/2, cho biết Trung Quốc đã rót 35 triệu USD vào China Daily kể từ năm 2017 như một phần trong chiến dịch tuyên truyền nước ngoài trị giá hàng tỷ USD trong thập kỷ qua.
Video đang HOT
Cũng theo bức thư, tờ báo này đưa ra những bài báo “vi phạm Đạo luật Đăng ký Đại diện nước ngoài (FARA)“.
China Daily đăng ký theo FARA vào năm 1983 nhưng nhiều lần không khai báo chi tiêu tại Mỹ, bao gồm tiền để chèn nội dung và các đoạn đặc biệt của báo vào khoảng 30 tờ báo độc lập – bức thư viết.
Bức thư kết thúc bằng cách kêu gọi Bộ Tư pháp tiến hành một cuộc điều tra về mức độ vi phạm FARA của China Daily, tổng hợp báo cáo, lên lịch tóm tắt cho Quốc hội và đề xuất các hành động để Quốc hội thực hiện.
Văn phòng của China Daily tại Mỹ chưa phản hồi về thông tin trên. Trên trang web của mình, tờ báo mô tả là “ lựa chọn mặc định” của “ hơn 200 triệu độc giả” và là “ một kênh để trao đổi thông tin giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới“.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng chưa bình luận về sự việc.
Truyền thông đã trở thành một chiến trường nữa giữa Mỹ và Trung Quốc, bên cạnh các lĩnh vực thương mại, công nghệ, quốc phòng và giáo dục. Vào tháng 2/2019, chi nhánh CGTN America của đài truyền hình quốc gia Trung Quốc có đăng ký theo FARA, tuy nhiên đến tháng 6, đã bị Quốc hội Mỹ từ chối.
Những lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến các tổ chức Trung Quốc hoạt động tại Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều kể từ khi, vào năm 2017, các nhà lập pháp kêu gọi xem xét kỹ lưỡng hơn các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Điều đó dẫn đến việc kiểm soát chặt chẽ hơn đầu tư nước ngoài của Ủy ban liên ngành về Đầu tư nước ngoài tại Mỹ.
VĂN ĐỨC (Nguồn: SCMP)
Theo vtc.vn
Trung Quốc than phiền với cha Thủ tướng Anh
Đại sứ Trung Quốc bày tỏ lo ngại với cha của Thủ tướng Anh Johnson vì chưa nhận được lời động viên cá nhân trước dịch virus corona bùng phát.
Ông Stanley Johnson, cha của Thủ tướng Anh Boris Johnson, hôm 4/2 được mời tới đại sứ quán Trung Quốc tại London để gặp đại sứ Lưu Hiểu Minh nhằm thảo luận về các hội nghị môi trường diễn ra vào mùa thu năm nay tại Trung Quốc và Anh.
Sau cuộc họp, ông Stanley Johnson gửi email cho các quan chức Anh, cho biết đại sứ Lưu không hài lòng về cách hành xử của Thủ tướng Boris Johson trước dịch viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV) đang bùng phát ở Trung Quốc.
"Ông Lưu rõ ràng quan ngại việc Thủ tướng Anh chưa có liên lạc trực tiếp với người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ Trung Quốc bằng các hình thức như thông điệp cá nhân hoặc điện đàm", ông Johnson viết.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tại số 10 Phố Downing, trung tâm London hôm 4/2. Ảnh: AFP.
Johnson cũng cho biết ông đã nêu khả năng con trai mình đến Trung Quốc vào tháng 10 để dự hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học COP15 diễn ra tại Côn Minh.
Một phát ngôn viên chính phủ Anh sau đó cho biết London đã liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh kể từ khi dịch viêm phổi cấp bùng phát. "Vương quốc Anh đã cung cấp vật tư y tế để giúp Trung Quốc khắc phục dịch bệnh và cùng chúng tôi tạo điều kiện cho việc hồi hương công dân Anh cùng gia đình họ khỏi Vũ Hán", người phát ngôn cho hay.
Dịch viêm phổi cấp khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12/2019, lan ra 31 tỉnh thành Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Dịch bệnh đã khiến 565 người chết và 28.276 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.
Nhiều lãnh đạo trên thế giới đã gửi lời khích lệ, động viên Trung Quốc giữa dịch bệnh. Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Trung Quốc đã làm việc vất vả để kiểm soát dịch bệnh và hoan nghênh "nỗ lực và sự minh bạch" của Bắc Kinh. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẵn sàng cung cấp mọi loại hỗ trợ cho Trung Quốc, trong khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói ông không ngại đến Vũ Hán nếu được phép để bày tỏ sự đoàn kết với người dân Trung Quốc.
Huyền Lê (Theo BBC)
Theo vnexpress.net
Đăng hình cờ Trung Quốc chứa virus corona, báo Đan Mạch bị yêu cầu xin lỗi Sứ quán Trung Quốc tại Đan Mạch giận dữ khi nhật báo Jyllands-Posten đăng hình cờ Trung Quốc có chứa virus corona và đòi báo này xin lỗi. "Không có bất kỳ sự cảm thông và đồng cảm nào, hành động vượt qua chuẩn mực của xã hội văn minh và ranh giới đạo đức của tự do ngôn luận, xúc phạm lương...