35 lồng cá 4 tỷ đồng bị cuốn trôi bởi thủy điện Tuyên Quang xả lũ
35 lồng cá của một trang trại nuôi cá trên sông Gâm, ở hạ lưu thủy điện Tuyên Quang thuộc địa phận huyện Chiêm Hóa đã bị nước cuốn trôi sau khi Nhà máy thủy điện Tuyên Quang tiến hành xả lũ.
Liên tiếp những ngày gần đây, địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa trên diện rộng, một số nơi xuất hiện mưa to; lượng nước đổ về hồ Thủy điện Tuyên Quang lớn. Để đảm bảo an toàn cho hồ chứa, Nhà máy thủy điện Tuyên Quang đã phải tiến hành mở 3 cửa xả đáy, tháo nước về phía hạ lưu.
Các hộ dân thôn Đầu Cầu trục vớt cá nuôi trên lồng bè tại sông Gâm trong ngày thủy điện xả lũ.
Mực nước hạ lưu sau công trình thủy điện lập tức dâng cao, tốc độ nước lớn đã làm 35 lồng nuôi cá của gia đình ông Bùi Phương Diện, ở thôn Đầu Cầu, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa (về phía hạ lưu thủy điện Tuyên Quang) bị nước cuốn trôi. Các lồng cá này mắc vào đập Thủy điện Chiêm Hóa cách địa điểm nuôi cá của trang trại gần 1km. Hơn 70 tấn cá chủ yếu là cá lăng chấm, cá diêu hồng và cá rô phi của gia đình ông Diện đã bị chết.
Theo ông Diện thì: Mặc dù gia đình đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, gia cố, bố buộc dây chẳng khá chắc chắn quanh các lồng nuôi cá, nhưng do lượng nước đổ về nhanh và quá lớn nên các dây chằng đã bị đứt, cả bè cá bị cuốn phăng. Thiệt hại ước tính hơn 4 tỷ đồng.
Video đang HOT
29 lồng cá có sản lượng tới vài tấn/lồng của nhà ông Diện nay chỉ còn lèo tèo mấy con cá đã chết.
Ông Bùi Phương Diện, chủ trang trại cá Sông Gâm thôn Đầu Cầu, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói: “Đêm ngày 29.6, tôi nhận được thông báo nước của thủy điện Na Hang xả lũ. Gia đình tôi đã chuẩn bị rất cẩn thận, bố phòng dây buộc, thay dây mới cho chắc chắn. Nào ngờ lượng nước của thủy điện quá lớn, nước chảy siết nên cả bè cá gồm 35 lồng của nhà tôi đã bị cuốn dạt xuống nhà máy thủy điện huyện Chiêm Hóa. Đến chiều ngày 30.6, lực lượng cứu hộ của tỉnh, huyện và người dân trong vùng đã giúp tôi đưa bè cá về”.
Sau khi tìm được bè cá; trong tổng số 35 lồng cá của ông Diện thì có tới 29 lồng cá mất trắng, 6 lồng còn lại khoảng 1 tấn cá/lồng. “Ước tính thiệt hại riêng cá là 70 tấn nhân với giá 50.000 đồng/kg, gia đình tôi mất 3,5 tỷ đồng, cộng với việc hỏng lồng cá là khoảng 300 triệu đồng, tổng thiệt hại lên tới gần 4 tỷ đồng”- ông Diện nói như khóc.
6/35 lồng cá của ông Diện tuy chưa hỏng hẳn nhưng cũng chỉ thu được khoảng 1 tấn cá, phần lớn đã chết.
Hiện nay, các bè nuôi cá của ông Diện đã được các cơ quan chức năng huyện Chiêm Hóa và người dân địa phương hỗ trợ kéo về nơi neo đậu an toàn. Tuy nhiên, phần lớn đã bị hư hỏng nặng, khó có khả năng khắc phục.
Ông Nguyễn Công Nông- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Không riêng nhà ông Diện bị thiệt hại trong trận mưa lũ và xả lũ của thủy điện Tuyên Quang, trong những ngày vừa qua tại Tuyên Quang đã làm nhiều nhà dân bị hư hại; nhiều công trình thuỷ lợi, cầu cống hư hỏng; một số đoạn đường liên thôn, liên xã tại các địa phương bị sạt lở; gần 68ha lúa, hoa màu bị ngập chìm trong nước. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục thống kê thiệt hại và sẽ có hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân theo quy định”.
Theo Danviet
Từ vụ thanh niên say rượu xả lũ: Đằng sau hồ chứa là mạng sống của dân
Sau khi xảy ra vụ 3 thanh niên say rượu vào mở van xả lũ ở tỉnh Phú Yên gây thiệt hại nghiêm trọng, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định đang tăng cường công tác giám sát, quản lý đảm bảo an toàn tuyệt đối và theo quy trình chặt chẽ.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định, hiện nay tại địa phương này có khoảng 165 hồ chứa với tổng dung tích 585 triệu m3 khối nước, trong đó có 162 hồ thủy lợi lớn nhỏ. Lớn nhất là hồ Định Bình với dung lượng nước có thể chứa lên đến 226 triệu m3.
Đằng sau hồ chứa thủy lợi lớn là cả mạng sống của nhân dân nên quy trình vận hành phải đảm bảo chặt chẽ (ảnh hồ Định Bình, hồ chứa lớn nhất tỉnh Bình Định)
Theo ông Nguyễn Văn Phú - Giám đốc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, hiện nay, đơn vị đang trực tiếp quản lý 10 hồ thủy lợi và mỗi hồ thủy lợi thường có từ 2 đến 10 nhân viên (tùy theo diện tích hồ) để trực, quản lý việc vận hành.
"Nguyên tắc muốn xả nước, theo thông lệ vào mùa tưới tiêu thì có lệnh của giám đốc công ty, còn mùa lũ thì phải có lệnh của trưởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh hoặc chủ tịch UBND tỉnh thì mới được vận hành xả nước từ đập tràn. Đồng thời, khi xả nước xuống hạ du phải thông báo trước ít nhất 5 tiếng để cho dân nắm được thông tin"- ông Phú cho biết.
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định, cho rằng, đằng sau hồ chứa là cả sự sống, nhà cửa, hoa màu của nhân dân. Cho nên công tác bảo vệ van xả nước trong hồ chứa phải được an toàn tuyệt đối và thực hiện theo quy trình.
Trên thực tế, quy trình vận hành van xả nước dù được thực hiện chặt chẽ nhưng mỗi hồ chỉ có 1-2 nhân viên trực kỹ thuật chứ không có lực lượng bảo vệ riêng biệt, canh trực tiếp để bảo vệ van xả nước (trừ khi có lụt bão). Vì vậy, lực lượng tại chỗ không thể đảm bảo an toàn khi có đối tượng từ bên ngoài, cố ý muốn phá hoại.
"Các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh được quản lý chặt chẽ theo phân cấp: Do công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý (khoảng 15 hồ có dung tích lớn), còn những hồ chứa nhỏ do địa phương trực tiếp quản lý. Sau vụ việc ở Phú Yên, chúng tôi giao cho anh em quản lý hồ dự thảo văn bản tăng cường công tác giám sát, quản lý. Khi phát hiện người lạ mặt vào khu vực quản lý hồ, phải nhanh chóng báo cho công an địa phương, đề phòng tình huống bất ngờ xảy ra. Nếu có tình huống bất thường thì công an xử lý ngay. Tại khu vực van xả nước, bắt buộc phải có ánh sáng đầy đủ để cảnh giác vào ban đêm"- ông Hổ cho hay.
Doãn Công
Theo Dantri
Hơn 650 tỷ đồng tạo vùng trữ và thoát lũ cho Đồng Tháp Mười Hệ thống công trình thủy lợi không chỉ chống lũ để sản xuất lúa vụ 3 mà còn phục vụ tổ chức lại sản xuất, nâng cao sinh kế cho người dân Đồng Tháp. Việc tạo vùng trữ nước ngọt và thoát lũ cho Đồng Tháp Mười nhằm tăng sinh kế cho người dân. Ảnh: Cửu Long Ngày 7/2, tỉnh Đồng Tháp đã...