35 đề xuất khảo sát điện gió ngoài biển
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao xử lý 35 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi phục vụ cho việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân vừa chủ trì cuộc họp với các đơn vị của bộ này về chủ trương thống nhất trong chiến lược phát triển điện gió.
Theo ông Vũ Trường Sơn – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao cơ quan này xử lý 10 hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để thực hiện các dự án điện gió trên biển.
Trong đó, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã tham mưu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 7 quyết định giao khu vực biển để thực hiện dự án điện gió, với tổng diện tích hơn 3.000 ha. Trong phạm vi dưới 6 hải lý, UBND các tỉnh, thành phố đã quyết định giao 22 khu vực biển thực hiện các dự án điện gió gần bờ; công suất mỗi nhà máy nhỏ hơn hoặc bằng 50 MW.
Video đang HOT
Ông Vũ Trường Sơn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Ảnh: Khánh Ly).
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng được giao xử lý 35 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi phục vụ cho việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Trong đó, có 2 đề xuất đã được chấp thuận, còn lại 33 đề xuất đang được giải quyết. Hiện nay nhu cầu đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển của các tổ chức, cá nhân đang nhiều và rất cấp thiết.
Trong thời gian chờ Chính phủ ban hành quy định mới, để đơn giản hóa thủ tục hành chính theo kiến nghị từ tổ chức, doanh nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lấy ý kiến một số bộ, ngành, địa phương liên quan trước khi xem xét, ban hành văn bản chấp thuận đo gió, khảo sát địa chất, địa hình theo đúng quy định của Nghị định số 11/2021.
Các bộ đã có văn bản phản hồi, cơ bản thống nhất với đề xuất. Việc thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi sẽ giúp huy động nguồn lực lớn và có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Dù vậy phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh trên các vùng biển nước ta.
Phối cảnh dự án điện gió trên biển khoảng 1,5 tỷ USD ở Bình Định (Ảnh minh họa).
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư phát triển điện gió. Việc giải phóng nguồn lực tài nguyên biển để khai thác, sử dụng hợp lý sẽ góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Ông yêu cầu Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam sớm giải quyết nhanh nhất các hồ sơ hoạt động đo gió. Nếu hồ sơ đã đầy đủ cần gửi ngay lấy ý kiến các Bộ ngành và phản hồi của tổ chức, doanh nghiệp; đặc biệt phải ưu tiên vấn đề an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ngoài ra, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng phải làm việc với đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương để thống nhất một số nội dung về rút gọn quy trình, thủ tục, định mức khảo sát thực hiện dự án điện gió.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển kinh tế biển xanh tại Việt Nam
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 647/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nghiên cứu, đề xuất thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh của Việt Nam.
Dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná (huyện Thuận Nam, thuộc khu vực phía Nam của tỉnh Ninh Thuận) đang được đẩy nhanh thi công để sớm đưa vào hoạt động trong năm 2022. Ảnh: Công Thử/TTXVN
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, kinh tế biển xanh phát triển rất nhanh trong những năm gần đây; nếu không có sự quản lý và hợp tác hiệu quả giữa các đối tác sẽ đe dọa đến tính bền vững của hệ sinh thái biển cũng như làm gia tăng tốc độ suy thoái tài nguyên. Hiện nay, Việt Nam đã có cơ hội tiến tới lồng ghép chiến lược phát triển kinh tế biển xanh thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 tại Việt Nam. Bên cạnh đó, xu thế trên thế giới hiện nay là bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển phục vụ phát triển bền vững đang được thực hiện tại nhiều quốc gia. Đây đều là những yếu tố đóng góp thuận lợi cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế biển xanh tại Việt Nam. Nhu cầu hợp tác mạnh mẽ giữa các bên nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý và điều phối hiệu quả trong phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam trở thành vấn đề cấp bách và quan trọng.
Qua trao đổi giữa các bên, Chính phủ Việt Nam và các đối tác liên quan bày tỏ ủng hộ việc thiết lập quan hệ đối tác dưới hình thức khuôn khổ mở và linh hoạt, không cần cam kết ràng buộc về mặt pháp lý. Khuôn khổ đối tác sẽ hoạt động như một hình mẫu cho sự hợp tác và điều phối cho tất cả các bên liên quan sẵn sàng tham gia và đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế biển hiệu quả và tích cực ở Việt Nam.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Phạm Thu Hằng, Tổng cục đang tổ chức tham vấn ý kiến các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan về Báo cáo đề xuất thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh nhằm huy động sự tham gia của các bên liên quan, góp phần hướng tới quản lý hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế biển Việt Nam. Nhóm đối tác sẽ tăng cường điều phối và hợp tác giữa các đối tác tham gia phát triển kinh tế biển xanh tại Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường chia sẻ thông tin và liên lạc giữa các cơ quan chính phủ và các đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, ngành, học viện, các tỉnh ven biển và các tổ chức phi chính phủ.
Nhóm đối tác sẽ đóng góp vào việc xây dựng, sửa đổi và thực hiện pháp luật về kinh tế biển xanh thông qua các cuộc đối thoại chính sách và các cuộc họp cấp cao. Cùng với đó, Nhóm đối tác kinh tế biển xanh của Việt Nam sẽ tăng cường chia sẻ thông tin, kiến thức, các thực hành tốt; bài học kinh nghiệm thông qua cuộc họp, trang thông tin điện tử và các hoạt động dựa trên dự án cụ thể; đẩy mạnh huy động các nguồn lực kỹ thuật, vật chất, tài chính từ các nhà tài trợ, các học viện, cơ quan nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp.
Vốn FDI vào Đà Nẵng tiếp tục sụt giảm Trong 3 tháng đầu năm 2022, TP. Đà Nẵng chỉ cấp mới chứng nhận đăng ký đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 5,5 triệu USD, giảm 4 dự án và giảm 141 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong 3 tháng đầu năm 2022, TP. Đà Nẵng đã cấp mới...