35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc diện cần thanh tra trong năm 2023
Các vấn đề trong đợt thanh tra này tập trung chủ yếu vào việc chấp hành các quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia…
Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thuộc diện cần thanh tra trong năm 2023 (ảnh minh họa)
Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa ban hành Quyết định 1046/QĐ-LĐTBXH phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023. Trong đó, có tổng cộng 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được thanh tra.
Cụ thể, với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, 11 đơn vị đào tạo ngành y dược sẽ được thanh tra về việc chấp hành các quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Các đơn vị này phân bố tại Hà Nội (5 trường cao đẳng: Y tế Bạch Mai, Y khoa Hà Nội, Bách Nghệ Hà Nội, Y tế Đặng Văn Ngữ, Quốc tế Hà Nội); Bắc Ninh (3 trường cao đẳng: Y Dược Hà Nội, Y tế Bắc Ninh, Đại Việt); Thái Bình (Trường cao đẳng Y tế Thái Bình); Bắc Giang (Trường cao đẳng Ngô Gia Tự); Thanh Hóa (Trường cao đẳng Y – Dược Thăng Long).
Video đang HOT
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng triển khai thanh tra 17 trường có đào tạo khối ngành sức khỏe và 5 trường cao đẳng mở địa điểm ngoài trụ sở chính không có trong quyết định cho phép thành lập, đổi tên, mở địa điểm đào tạo của Bộ LĐTB&XH. Các đơn vị này gồm: Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y – Dược Hà Nội, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên, Trường Cao đẳng NOVA, Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội, Trường Cao đẳng Duyên Hải và Trường Cao đẳng FPT POLYTECHNIC…
Cơ quan này cũng thanh tra việc tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ở hai cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh (Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam) và Khánh Hòa (Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang).
Theo Bộ LĐ-TB&XH, qua thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hằng năm, Bộ và các Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố đã phát hiện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động giáo dục nghề nghiệp có những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Các vi phạm chủ yếu như: Chưa kiện toàn, thành lập Hội đồng trường, Hội đồng quản trị trường; tuyển sinh vượt quá quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Ngoài ra là các vi phạm về tuyển sinh không đúng đối tượng; chậm ban hành một số quy định, quy chế thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp; đào tạo liên thông không đúng quy định; liên kết đào tạo nhưng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không thực hiện đúng quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo; cấp văn bằng tốt nghiệp không đúng thẩm quyền và cấp văn bằng tốt nghiệp cho người học không đủ tiêu chuẩn…
Ngoài ra, để hướng dẫn công tác thanh tra năm 2023 của ngành lao động, thương binh và xã hội, trên cơ sở kế hoạch thanh tra năm 2023 của Bộ LĐ-TB&XH và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố (sau đây gọi là Sở), các đơn vị xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023 theo các nội dung cụ thể, trong đó có thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đẩy mạnh giải pháp truyền thông
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp truyền thông mới, tích cực hơn nữa để gia tăng số lượng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng
Vừa qua, Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng tham gia BHXH tỉnh phối hợp với Trường Tiểu học Phương Sài (TP. Nha Trang) tổ chức hội nghị truyền thông cho hơn 20 lao động là cấp dưỡng, bảo mẫu chưa tham gia BHXH. Cán bộ BHXH tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến, cung cấp một số nội dung cơ bản về BHXH tự nguyện như: Đối tượng tham gia, mức đóng (mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn), phương thức đóng, quyền lợi khi tham gia... Bà Nguyễn Đan Thùy - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Sài cho biết, trường có 28 bảo mẫu và 7 nhân viên cấp dưỡng đang làm việc thời vụ. Lương của họ khá thấp, khoảng 2,3 triệu đồng/tháng, phải làm thêm các công việc khác nên chưa có điều kiện tham gia BHXH. Qua hội nghị tuyên truyền, người lao động nắm được nhiều thông tin về BHXH tự nguyện để xác định mức đóng phù hợp với thu nhập hàng tháng khi quyết định tham gia.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh truyền thông về bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân TP. Nha Trang.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, nhiều cơ sở giáo dục có một số người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động nên chưa đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, như: Cấp dưỡng, bảo mẫu, các giáo viên dạy hợp đồng và giáo viên được trả tiền công theo từng tiết học... Do đó, BHXH tỉnh đã tích cực tổ chức hoạt động truyền thông để vận động đối tượng này tham gia BHXH tự nguyện.
Ngoài các cơ sở giáo dục, BHXH tỉnh cũng tổ chức nhiều hội nghị, buổi truyền thông trực tiếp với nhiều đối tượng khác, như: Vận động thân nhân cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc đơn vị sử dụng lao động, lực lượng vũ trang, ngành Y tế, công an bán chuyên trách ở thôn tham gia BHXH tự nguyện.
Chú trọng truyền thông trực tiếp
Theo báo cáo của BHXH tỉnh, tính đến đầu tháng 10, toàn tỉnh có 15.812 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 55,87% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 496 người so với cùng kỳ năm trước. Ông Bùi Đăng An - Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết, hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 30.350 người đang hưởng lương hưu, trong đó hưởng lương hưu nhờ có tham gia BHXH bắt buộc là 29.372 người và hưởng lương hưu nhờ có tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 978 người. Có thể thấy, tỷ lệ người được hưởng lương hưu nhờ tham gia BHXH tự nguyện quá thấp. Để tăng nhanh số lượng người tham gia BHXH tự nguyện, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu về số người tham gia và hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo vệ quyền và lợi ích về BHXH của nhân dân, trong thời gian tới, BHXH tỉnh sẽ tăng cường nhiều giải pháp truyền thông, trong đó chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp.
Cụ thể, BHXH tỉnh thành lập các nhóm truyền thông nhỏ gồm 3 chuyên viên phối hợp với nhân viên các tổ chức dịch vụ thu, cán bộ thôn, tổ dân phố, các hội, đoàn thể để thực hiện truyền thông, trao đổi, vận động và hướng dẫn thủ tục trực tiếp cho người dân tham gia BHXH tự nguyện ngay tại nơi cư trú, nơi làm việc. BHXH tỉnh cũng xây dựng đội ngũ hơn 4.000 cộng tác viên là kế toán phụ trách lĩnh vực BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động để vận động người lao động làm việc tại doanh nghiệp nhưng chưa đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Cơ quan BHXH sẽ phối hợp với tổ chức công đoàn, các tổ chức đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên hỗ trợ người thân tham gia BHXH tự nguyện; ký hợp đồng, tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên thuộc tổ chức dịch vụ thu, gồm: Viettel Khánh Hòa; Bưu điện Khánh Hòa; Công ty Bảo hiểm PVI Khánh Hòa để tăng nhanh số lượng người tham gia BHXH tự nguyện.
Nhiều bước tiến mới trong việc đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học Ngày 24/8, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Trường Đại học Thương mại (TMU) phối hợp tổ chức Họp báo Công bố báo cáo "Đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học 2022". Quang cảnh buổi họp báo. Phát biểu tại họp báo, ông Bùi Trung Kiên, Phó Chủ tịch VECOM khẳng định, việc nắm bắt...