34 tuổi nhưng em chưa thấy già
Em là cô gái tự nhiên, một số bạn bè gọi vậy vì em không thích trang điểm, không thích giày cao gót.
Trò chuyện được với nhau là mình có thể kể cho nhau chuyện này chuyện kia, đôi khi chỉ là chuyện “hôm nay kẹt xe quá, mà người ta còn cố vượt đèn đỏ nữa; anh vừa đọc thấy bảo sắp có thuốc chữa corona rồi này; hồi bé anh….; bố mẹ ngày trước….” là mình có những chuyện rất đời, rất thường để nói nhau chứ không cần phải những kiến thức cao siêu về toán học, vật lý, văn học hay kinh tế vĩ mô. “Nói chuyện được” là mình tự nguyện và thích chia sẻ thông tin với nhau, đôi khi chỉ là vài câu chuyện phiếm, không phải trách nhiệm, rồi ép nhau ngày nào cũng phải nhắn tin hỏi “em ăn cơm chưa; em ngủ chưa; nay em ăn gì;…”.
Em là gái Bắc, vào Sài Gòn học rồi ở lại làm việc luôn vì em yêu mảnh đất và con người nơi đây. Về quê khoảng 2-3 tuần thôi là em nhớ Sài Gòn lắm. Tuổi tác nhắc đến cảm thấy sợ luôn, giật mình một cái “trời ơi, 34 tuổi rồi”, nhưng em chưa bao giờ thấy mình già. Em vẫn luôn được đánh giá là trẻ hơn so với tuổi vì thuộc nhóm mi nhon, sẽ không phù hợp với những anh chàng thích bạn gái phải cao chừng này chừng kia. Em là cô gái tự nhiên, một số bạn bè gọi vậy vì em không thích trang điểm, không thích giày cao gót. Mỹ phẩm của em chỉ có sữa rửa mặt và một cây son xài mãi không hết, hết hạn bỏ rồi mua cây mới vì vào một số sự kiện quan trọng thì cũng phải “oánh” chút son cho tươi thêm.
Em không quá quan trọng việc phải lập gia đình, nếu gặp đúng người thì đi tiếp, còn không thì như hiện tại cũng hài lòng. Hiện tại em độc lập, tự chủ nhưng phụ nữ mà, nếu có nơi để dựa thì cũng muốn được dựa cho khỏe, bon chen với đời cũng mệt mỏi. Em là người có trách nhiệm với gia đình, em có thể nhịn ăn nhịn tiêu xài nhưng sẽ không để bố mẹ phải thiếu thốn. Bản thân em còn nhiều điều chưa biết, nhưng chắc chắn em biết điều.
Em không yêu cầu gì ở anh về ngoại hình, hơn hay kém tuổi không quan trọng, nhưng nên chín chắn một chút, cao hay thấp cũng không quan trọng. Anh có tin một người sẽ đẹp dần lên trong mắt mình không? Em từng như thế. Ngày đầu gặp một anh đồng nghiệp, thật sự ấn tượng không tốt về ngoại hình của anh ấy, nhưng sau hơn một năm làm việc chung, rõ ràng hình ảnh những ngày đầu không còn nữa vì anh ấy là một người tử tế. Chỉ cần một người đủ tử tế thì người ấy luôn đẹp.
Đoạn này em có ngụy biện cho bản thân một chút vì em không đẹp đấy (cười). Không cần anh giàu có, nhưng cũng cần có một cái nghề để trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không “chết đói”. Em không thích những anh chàng lười biếng, không có ý chí. À anh cũng đừng hút thuốc, em cảm thấy rất mệt mỗi khi ngửi mùi khói thuốc lá, và cũng đừng bừa bộn quá.
Nếu anh thích thì nhích chuột viết ngay một email, chào nhau vài câu rồi mình kể chuyện cho nhau nghe.
PGS.TS Lê Hiếu Học: Tôi ủng hộ xét tốt nghiệp THPT
PGS.TS Lê Hiếu Học cho rằng, trong bối cảnh năm nay, nên chăng chúng ta phải chấp nhận những giải pháp mang tính tình thế: hoặc công nhận xét tốt nghiệp với các em học sinh lớp 12, giống như thừa nhận kết quả học trực tuyến với học sinh các lớp dưới; hoặc lùi toàn bộ việc học của các em học sinh phổ thông 1 năm học.
Video đang HOT
Trước tình hình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3 ngày 1/4, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với thi THPT quốc gia năm nay.
Trước đó, như Tiền Phong đã đưa tin, một số chuyên gia giáo dục cho rằng Bộ GD&ĐT cần tính đến các phương án của kỳ thi THPT quốc gia năm nay trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành.
Về vấn đề này, PGS.TS Lê Hiếu Học - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cho rằng, trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp đến mức không thể tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020 vì lý do an toàn sức khoẻ của cả cộng đồng thì việc tranh luận thi đầy đủ các môn bao gồm cả tổ hợp hay chỉ thi 3 môn chính (Toán, Văn, Ngoại ngữ) sẽ không còn ý nghĩa. Khi đó, có thể xem xét việc xét tốt nghiệp THPT dựa trên kết quả của quá trình học của học sinh.
PGS.TS Lê Hiếu Học
Khó có thể có phương án cụ thể nào?
PV: Có ý kiến cho rằng, năm nay nên bỏ kì thi THPT quốc gia hoặc giảm bớt môn thi cho phù hợp tình hình thực tiễn nghỉ dịch Covid-19 quá dài ngày? Quan điểm của ông thế nào?
PGS.TS Lê Hiếu Học: Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020, quyết định và chỉ đạo giảm tải khối lượng kiến thức trong học kỳ 2 của năm học này và dự kiến vẫn tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia từ 8-11/8/2020. Đề thi tham khảo dựa trên khối lượng kiến thức giảm tải cũng đã được Bộ ban hành. Trước tiên, tôi (và chắc đa số các thầy, cô giáo, phụ huynh và học sinh lớp 12) mong rằng dịch bệnh sẽ sớm kết thúc để mọi việc diễn ra được đúng như kế hoạch.
Trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp đến mức không thể tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020 vì lý do an toàn sức khoẻ của cả cộng đồng thì việc tranh luận thi đầy đủ các môn bao gồm cả tổ hợp hay thi 3 môn chính (Toán, Văn, Ngoại ngữ) sẽ không còn ý nghĩa.
Độc giả lựa chọn phương án thi THPT quốc gia năm 2020 trên Báo điện tử Tienphong.vn.
Khi đó, có thể xem xét việc xét tốt nghiệp THPT dựa trên kết quả của quá trình học của học sinh. Tuy nhiên, phương án cụ thể như thế nào thì phải có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với sự tham mưu, tư vấn của các cơ quan, ban ngành liên quan.
PV: Có ý kiến lo ngại, nếu năm nay bỏ kì thi THPT quốc gia thì sẽ gây xáo trộn, xảy ra hiện tượng "tháo khoán", gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục?
Thực tế chúng ta đều biết, trong quá trình học các em học sinh đều phải trải qua các "kỳ thi" nhỏ: bài thi 15 phút, kiểm tra miệng, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra giữa học kỳ, kiểm tra cuối học kỳ và thi kết thúc năm học. Cuối mỗi lớp học đều phải đảm bảo đáp ứng điều kiện thì mới được lên lớp. Chuyển từ THCS lên THPT các em cũng phải qua kỳ thi chuyển cấp. Do vậy, nếu nói các em không trải qua kỳ thi nào thì không hoàn toàn chính xác.
Việc có ý kiến băn khoăn về hiện tượng "tháo khoán" là do dư luận thiếu niềm tin ở quá trình giáo dục phổ thông. Để thay đổi hay tạo dựng được niềm tin này, ngành giáo dục nước nhà sẽ còn phải mất rất nhiều công sức và tâm huyết.
Trong bối cảnh năm nay, nên chăng chúng ta phải chấp nhận những giải pháp mang tính tình thế: hoặc công nhận xét tốt nghiệp với các em học sinh lớp 12, giống như thừa nhận kết quả học trực tuyến với học sinh các lớp dưới; hoặc lùi toàn bộ việc học của các em học sinh phổ thông 1 năm học. Triển khai phương án nào sẽ tuỳ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh. Chắc hẳn ngành giáo dục sẽ phải tính nhiều phương án, cho những tình huống khác nhau.
Tôi ủng hộ việc giao các địa phương xét tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT chỉ nên giám sát
PV: Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ GD&ĐT xây dựng phương án thi THPT quốc gia phù hợp. Dưới góc độ cá nhân, ông có đề xuất phương án thi như thế nào?
Việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia được tổ chức nhiều năm nay cũng là giải pháp cho những vấn đề ở thời điểm trước đó khi tách biệt 2 kỳ thi: tốt nghiệp và thi đại học, đặc biệt trong việc giảm thiểu sự khó khăn, phức tạp cho thí sinh và phụ huynh.
Theo dự kiến, năm sau Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những điều chỉnh cho kỳ thi này. Cá nhân tôi ủng hộ việc giao việc xét/tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương. Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND các Tỉnh/Thành phố cần thực hiện tốt vai trò chỉ đạo, giám sát, thanh tra để việc này được thực hiện đúng quy định, đảm bảo chất lượng và trách nhiệm với xã hội.
Về phương án thi THPT Quốc gia năm nay, tôi ủng hộ phương án hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo: vẫn tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia (dự kiến ngày 8-11/8/2020) làm cơ sở cho việc xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Bên cạnh đó, các trường đại học cũng đã có phương án tuyển sinh riêng của mình. Một số trường khác cũng đã đề xuất bổ sung hình thức thi đánh giá năng lực và các trường có thể tham khảo.
PV: Bộ GD&ĐT cũng thông tin, trong năm 2021 sẽ cải tiến kì thi THPT quốc gia. Theo ông, đã đến lúc bỏ kì thi THPT quốc gia thay bằng một kì thi toàn quốc cho đại học, còn xét tốt nghiệp nhẹ nhàng, giao cho các địa phương không?
Như đã trao đổi ở trên, cá nhân tôi ủng hộ việc giao các địa phương xét tốt nghiệp THPT, nhưng phải gắn trách nhiệm ở mức cao nhất với từng địa phương; đồng thời phát huy tối đa vai trò thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triển khai phương án này cần có hành lang pháp lý phù hợp đi kèm.
Về tuyển sinh đại học, để trả lời câu hỏi "có nên có một kỳ thi toàn quốc để xét tuyển vào đại học hay không?" sẽ phụ thuộc vào nội dung, hình thức và cách thức tổ chức kỳ thi này như thế nào. Nếu chúng ta có được một ngân hàng đề thi đủ lớn, hạ tầng CNTT để tổ chức thi phân tán ở nhiều nơi, tổ chức vào nhiều đợt thi như các kỳ thi SAT hay ACT... thì hoàn toàn nên triển khai.
Xin cảm ơn ý kiến của Ông!
ĐỖ HỢP (THỰC HIỆN)
Tặng bánh cho học sinh giải được câu đố Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Burger King, trụ sở tại thành phố Miami, bang Florida, tặng miễn phí bánh burger cho học sinh giải đúng câu đố. Khi các trường học tại Mỹ đóng cửa, chuyển sang học trực tuyến, Burger King tổ chức chương trình giải đố nhận quà để "khen thưởng những học sinh đang chăm chỉ học tập tại...