34 trạm thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM: Nhiều lo ngại
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho rằng, đề xuất này chỉ là bình mới rượu cũ, mục đích sau cùng là thu phí nộp ngân sách.
Không tán thành đề xuất xây 34 cổng thu phí ô tô vào khu vực trung tâm TP.HCM của Sở GTVT TP, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng tư vấn Khoa học-Kỹ thuật-Môi trường (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) cho biết, đề xuất này đã có từ nhiều năm nay.
Cách đây gần 1 năm, Hội đồng tư vấn phản biện của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cũng đã không tán thành đề xuất lắp trạm thu phí ô tô vào trung tâm TP vì quá bất hợp lý.
Trước đây, Công ty CP Công nghệ Tiên phong đưa ra đề xuất trên, giờ Sở GTVT TP.HCM gợi lại vấn đề mà không có nhiều khác biệt về phạm vi, địa điểm, số cổng thu phí. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai đề xuất là hình thức đầu tư và tổng mức đầu tư.
Cụ thể, năm 2017, Công ty CP Công nghệ Tiên phong đề xuất đầu tư theo hình thức đối tác công tư, còn đến nay, Sở GTVT TP.HCM đề xuất thực hiện theo hình thức đầu tư công.
Đồng thời, tổng mức đầu tư cũng được kéo giảm từ 1.660 tỷ đồng xuống còn 250 tỷ đồng. Theo giải thích của Sở GTVT TP.HCM trên báo chí, con số mà nhà đầu tư đề xuất năm 2017 là tổng kinh phí trong vòng đời 15 năm của dự án, bao gồm cả chi phí lãi vay, bảo trì, thay thế thiết bị.
Còn con số 250 tỷ đồng mà Sở GTVT TP đề xuất dựa trên toàn bộ định mức đơn giá chi phí đầu vào như cổng thu phí, hệ thống đường truyền, chi phí thanh toán bù trừ… giống các trạm BOT đang thực hiện.
Dù vậy, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho rằng, đề án này chỉ là “bình mới rượu cũ”, mục đích sau cùng vẫn chỉ là để thu phí nộp ngân sách thành phố.
Hơn nữa, hiện nay quy định của pháp luật chưa có loại phí chống ùn tắc giao thông.
Nếu TP.HCM dựa vào Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù cho TP thì PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho rằng, TP.HCM cần thêm thời gian để xây dựng khung pháp lý cho việc thu phí này. Việc xây dựng cũng cần lấy ý kiến đông đảo tầng lớp nhân dân.
“Tôi đọc trên báo thấy đại diện Sở GTVT dẫn kinh nghiệm từ Singapore cho thấy khoảng 2 năm thực hiện là có thể thu hồi vốn. Nhưng cách so sánh ấy rất khập khiễng bởi tổ chức xã hội, hạ tầng của Singapore, ý thức người dân Singapore khác xa Việt Nam”, ông nói.
Vành đai trạm thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM
Video đang HOT
Nhấn mạnh quan điểm không tán thành việc khoanh vùng, tạo nên một vành đai thu phí vào trung tâm TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh đặt câu hỏi: người dân ở khu vực bên trong sẽ đi lại thế nào? Chẳng lẽ họ cũng bị thu phí để về nhà?
Vị chuyên gia nhắc lại kinh nghiệm của Đức mà ông đã được dịp chứng kiến từ những năm 70 của thế kỷ trước. Theo đó, để hạn chế tình trạng kẹt xe, Đức đã cấm ô tô cá nhân chạy trong giờ cao điểm, người dân đi lại bằng tàu điện và xe buýt.
“Tổ chức giao thông của chúng ta đang tồn tại rất nhiều vấn đề nên mới sinh ra tình trạng ùn tắc.
Chúng ta kêu gọi FDI đầu tư và xây dựng nhà xưởng, nhưng công nhân ở đâu thì kệ. Bởi sinh hoạt ở thành phố đắt đỏ nên họ dạt về vùng nông thôn, ngoại thành cho đỡ chi phí và giờ cao điểm thì ồ ạt kéo về trung tâm để làm việc.
Những nơi ùn tắc, điểm nghẽn của giao thông chính là những con đường dẫn vào thành phố chứ không phải nội thành.
Người dân sống ở Thủ Đức phải xuống tận Bình Chánh, còn người Bình Chánh thì lên Bình Dương làm việc mà phương tiện cơ động nhất để đi lại là xe gắn máy. Hiện TP mới có hơn 400 tuyến xe buýt thì làm sao đáp ứng được nhu cầu đi lại, đến được những hẻm, ngõ mà người dân sinh sống?
Cơ sở hạ tầng ở TP.HCM vẫn còn thấp, không theo kịp sự phát triển ồ ạt của dân cư. Phương tiện đi lại, làm ăn của người dân làm sao có thể cấm được?
Vấn đề là TP.HCM phải tổ chức lại sinh hoạt của cộng đồng bằng những khu dân cư khép kín, trong đó có công nghiệp, trường hợp, nhà trẻ, bệnh viện, siêu thị và các dịch vụ khác. Khi ấy, người dân làm việc luôn tại đó và ngoài giờ làm việc hầu như cũng chỉ quanh quẩn ở khu vực đó vì các nhu cầu về hạ tầng, dịch vụ đã được đáp ứng. Đặc biệt, khi mật độ dân cư hạn chế, người dân có thể đi lại bằng xe máy hoặc xe buýt.
TP.HCM có thể xây dựng các khu kinh tế mang tính đặc thù của địa chất. Ví dụ, vùng Bình Chánh là vùng thấp trũng hay Hóc Môn phát triển cây ăn trái, quận 12 đất cao thì phát triển công nghiệp…
Ở khu vực trung tâm, nơi đại diện cho bộ mặt TP, có thể quy định chỉ được phép sử dụng ô tô cá nhân vào những khung giờ cụ thể, ít mật độ người qua lại.
FDI muốn đầu tư vào TP.HCM thì song song với việc xây xưởng buộc phải xây dựng ký túc xá cho công nhân thuê trọ. Việc này FDI có thể tự làm hoặc phối hợp với thành phố cùng đầu tư. Bên cạnh đó, phát triển đồng bộ các hạ tầng, dịch vụ khác như nhà trẻ, bệnh viện, siêu thị…, công nhân không phải đi đâu xa”, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh đề xuất.
Khẳng định đề xuất lắp đặt các trạm thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM không giải quyết được cái gốc của tình trạng kẹt xe khu trung tâm, vị chuyên gia lưu ý điều quan trọng là vấn đề năng lực quản lý của cán bộ. Còn với người dân, không thể “trăm dâu đổ đầu tằm”, khiến họ phải chịu thêm gánh nặng chi phí.
Thành Luân
Theo Datviet
Xe buýt điện, trạm đón taxi lãng phí từng ngày
Qua thời gian dài hoạt động, xe buýt điện ế khách, còn các trạm đón taxi không một bóng người.
TP.HCM đưa vào khai thác các tuyến xe buýt điện và các trạm đón taxi ở khu vực trung tâm TP nhằm kéo giảm ùn tắc, lập lại trật tự, an toàn giao thông. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động, mục tiêu đặt ra đã không đạt được như mong muốn.
11 chuyến chỉ 10 người đi
Tháng 1-2017, Sở GTVT TP khai trương tuyến xe buýt điện vòng trung tâm TP.HCM và tuyến xe buýt điện khu Phú Mỹ Hưng do Tập đoàn Mai Linh đầu tư, hoạt động theo phương thức không trợ giá.
Qua nhiều ngày theo dõi, ghi nhận của PV thì tuyến xe buýt điện vòng trung tâm TP.HCM (từ Công viên 23-9 đến Thảo cầm viên) có nhiều chuyến xe chạy rỗng, không một bóng hành khách. Theo quy định, cứ 30 phút sẽ có một chuyến xuất bến.
Một tài xế chia sẻ: "Ca của tôi chạy 11 chuyến trong ngày, không có hành khách vẫn phải đảm bảo đúng số lượng chuyến và mỗi tháng vẫn nhận lương do công ty trả. Có những ca tôi chỉ đưa đón được khoảng 10 người, với giá vé 12.000 đồng thì doanh thu tổng cộng một ngày chỉ 120.000 đồng".
Chị Trần Thị Nhiên, nhà ở phường Tân Định, quận 1, mỗi ngày vào khu trung tâm TP làm việc, cho biết lý do chị không chọn đi xe buýt điện vì các trạm đón, trả khách chỉ dừng ở các điểm tham quan du lịch, chưa phù hợp với những người làm việc ở các cơ quan, công ty. Thậm chí một số người dân còn không biết đến sự có mặt của xe buýt điện. Em Nguyễn Thúy Hoa, sinh viên, cho biết: "Em chưa nghe nói về loại xe đó bao giờ!".
Tuyến xe buýt điện hoạt động ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng khách có phần đông hơn nhưng chủ yếu là người nước ngoài và khách du lịch. Ngoài ra, xe buýt điện còn phục vụ đưa đón học sinh cho nhiều trường tại khu vực này. Với người đi làm, hầu như họ không chọn xe buýt điện. "Với khoảng cách di chuyển ngắn 6 km, thông thường mọi người lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân để được chủ động hơn" - ông Ngọc, một cư dân ở đây, nói.
Giải thích tình trạng ế ẩm của các tuyến xe buýt điện, ông Nguyễn Đức Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM, cho rằng: "Do tần suất các chuyến còn thấp và giá vé cao hơn so với các tuyến xe buýt có trợ giá nên các tuyến xe buýt điện chưa được người dân sử dụng nhiều. Đồng thời, sự phát triển của Grab cũng cạnh tranh với xe buýt".
Xe buýt điện luôn trong tình trạng vắng khách. Trạm đón taxi đối diện Trường THCS Nguyễn Du giờ tan tầm không ai sử dụng. Ảnh: T.NHUNG
Trạm đón taxi bị bỏ hoang
Tháng 8-2018, TP.HCM đưa vào thí điểm năm vị trí đón taxi cố định tại trung tâm quận 1 nhằm quản lý hoạt động đón trả khách của taxi, hạn chế tình trạng taxi "dù" cũng như ùn tắc giao thông tại trung tâm TP. Năm vị trí đón taxi được đặt tại 16 Alexandre de Rhodes; trước cổng chính BV Nhi đồng 2; trước 29 Lý Tự Trọng; trước số 3 Hàn Thuyên và khu vực đối diện 139 Nguyễn Du. PV ghi nhận các trạm đón taxi tại khu trung tâm TP đến nay gần như bị bỏ hoang.
Ngày 20-2, vào giờ tan tầm buổi chiều, tại điểm đón taxi đối diện Trường THCS Nguyễn Du, 139 Nguyễn Du, không có khách đứng đợi, cũng không thấy bóng dáng một chiếc taxi nào chờ đón khách. Cạnh đó chỉ thấy các phương tiện đón học sinh dừng ngay tại đây.
PV hỏi một phụ huynh đón con bằng taxi thì được trả lời: "Chúng tôi có thói quen gặp xe taxi nào thì đi xe đó, nhanh và tiện hơn nhiều. Đúng vào giờ tan tầm mà đứng chờ biết bao giờ mới có xe".
Tương tự, bốn điểm đón taxi còn lại cũng không khá hơn. Nhiều tài xế taxi đi qua các điểm này cũng lướt nhanh. Anh Bùi Văn Quang, tài xế taxi, chia sẻ: "Hiện nay, tài xế taxi bị áp lực việc khoán chuyến, muốn bắt khách nhanh thì phải đi lòng vòng đón khách, chứ đứng một chỗ e rằng không đủ chuyến. Chưa kể giờ tan tầm bị kẹt xe".
Trước tình trạng các điểm đón taxi không hiệu quả, ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ (Sở GTVT TP), cho biết: "Sở GTVT đã có văn bản gửi UBND quận 1 và hiệp hội taxi" đề nghị tăng cường tuyên truyền cho người dân và tài xế. Đồng thời, UBND TP cũng giao Sở nghiên cứu ban hành quy định cụ thể về chế tài đối với taxi cố tình không ghé trạm".
Sẽ mở tuyến, tăng chuyến
Theo ông Nguyễn Đức Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM, nhằm thu hút hành khách sử dụng xe buýt điện, sắp tới phía trung tâm sẽ phối hợp với doanh nghiệp vận tải nghiên cứu phương án hoạt động mới. Cụ thể, sẽ mở thêm nhiều tuyến xe buýt điện đi vào các điểm du lịch, trung tâm thương mại, cơ quan hành chính, khách sạn... nhiều hơn. Đồng thời, tăng cường số lượng chuyến để hành khách không phải chờ đợi lâu.
Nghiên cứu app gọi taxi
Để thu hút khách đến với các trạm đón taxi, ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ (Sở GTVT TP), cho biết Sở GTVT đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan nghiên cứu thêm ứng dụng app gọi taxi để các hãng taxi liên kết với nhau. Qua đó, hành khách bấm nút ở trụ đón taxi là sẽ liên hệ được với tài xế gần nhất để bớt được thời gian chờ đợi.
Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia về lĩnh vực đô thị, nhu cầu có điểm đứng đón taxi của người dân vẫn có, tuy nhiên việc đặt trạm nên chọn lọc địa điểm. Ví dụ, nên đặt trạm taxi tại các đầu mối giao thông như sân bay, nhà ga, bệnh viện... vì ở các nơi này có lượng hành khách lớn. "Tuy nhiên, phải có người quản lý, sắp xếp chuyến để tránh tranh giành khách. Đồng thời, trạm đón taxi nên xây dựng khuôn viên để hành khách có thể thoải mái ngồi đợi. Khuôn viên này có thể do các hãng taxi phối hợp cùng xây dựng, không nên để một đơn vị độc quyền" - ông Sơn nhấn mạnh.
THY NHUNG
Theo PL
Những dự án giao thông được kỳ vọng trong năm 2019 Nhiều dự án giao thông trọng điểm sẽ tiếp tục triển khai và hoàn thiện trong năm 2019, hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho ngành giao thông TP.HCM. "Năm 2019, chúng tôi tập trung đầu tư xây dựng một số nút giao trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ các dự án để khép kín Vành đai 2 cùng các dự án...