34 nhóm ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid-19, song kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ USD; dự báo năm 2021 sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Bộ Công Thương dự báo xuất nhập khẩu năm 2021 sẽ vượt mốc 660 tỷ USD. Ảnh minh họa
Theo thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá từ Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 602 tỷ USD, chính thức vượt mức kỷ lục 500 tỷ USD đã đạt được vào 2 năm trước.
Trong đó, xuất khẩu đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5%; nhập khẩu đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5%. Tính chung 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD.
Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2021, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 3,57 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 21,4 tỷ USD, tăng 15,4% và chiếm 7,1% (giảm 0,2 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 7,95 tỷ USD, tăng 3,5% và chiếm 2,7% (giảm 0,3 điểm phần trăm).
Video đang HOT
Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vai trò chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu đạt 266,75 tỷ USD, tăng 18% và chiếm tỉ trọng 89% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Về thị trường xuất khẩu, trong 11 tháng qua, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 16,8%. Thị trường EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9%. Thị trường ASEAN đạt 25,9 tỷ USD, tăng 23,3%. Hàn Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 14,6%. Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 3%.
Bộ Công Thương nhìn nhận: Trong tháng cuối năm 2021, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi. Trên thế giới, việc các quốc gia, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU… đã và đang thực hiện các phương án mở cửa, sử dụng hộ chiếu vaccine, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý cư dân, tổ chức lại các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, mở cửa du lịch báo hiệu nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao. Thêm vào đó, nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng mà Việt Nam có lợi thế, tạo đà tăng cho kim ngạch xuất khẩu cả năm.
Ở trong nước, tính tới thời điểm hiện tại, tốc độ và số lượng người được tiêm vaccine ngày càng tăng. Nhờ hiệu quả của công tác chống dịch, Việt Nam có một giai đoạn tương đối dài tổ chức sản xuất chuẩn bị nguồn hàng, xuất khẩu, nhập khẩu trong trạng thái bình thường mới để sẵn sàng bứt tốc. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã qua giai đoạn thực thi ban đầu, các doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của hiệp định cùng với lộ trình thuế nhập khẩu của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa.
“Trong 10 năm qua, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Và cứ 2 năm, mốc 100 tỷ USD lại được chinh phục.
Nếu năm 2011, số lượng ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên mới là 21 nhóm, trong đó chỉ có dệt may đạt kim ngạch chục tỷ USD (đạt hơn 14 tỷ USD), nhưng mới hết tháng 11 của năm 2021, xuất khẩu có tới 34 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó có 7 nhóm hàng đạt từ 10 tỷ USD trở lên.
Một tín hiệu đáng mừng là cơ cấu các ngành xuất khẩu chủ lực có thay đổi đáng kể, từ những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, thủy sản, hay hàng hóa là tài nguyên khoáng sản như than đá, dầu thô… nhưng đến nay đã nhường chỗ cho sự vươn lên của các nhóm hàng công nghệ cao như điện thoại, máy vi tính, máy móc”, đại diện Bộ Công Thương đánh giá.
Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào sáng 14/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã khẳng định: “Về xuất nhập khẩu, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ USD, dự báo năm 2021 sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế”.
Nhận định về những thách thức phải đối diện trong tháng cuối cùng của năm 2021, Bộ Công Thương cho rằng, bên cạnh việc khôi phục, đẩy nhanh tiến độ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn phải quan tâm giám sát tình hình dịch bệnh.
Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu xuất nhập khẩu cả năm, Bộ Công Thương tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong đó, chú trọng triển khai triển khai thực hiện các hiệp định thương mại tự do nói chung, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA nhằm phát huy có hiệu quả ưu đãi của hiệp định, từ đó tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế các thách thức đặt ra từ những hiệp định này.
Đồng thời ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch Covid-19; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.
Cùng với việc tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới, Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN,… để tạo thuận lợi cho hiệp hội và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, đừng để "nước đến chân mới nhảy"
Trong bối cảnh các nước tăng cường các biện pháp bảo vệ hàng hóa trong nước, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực, nhận thức về phòng vệ thương mại.
Trong giai đoạn 2016-2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 11,7%, đạt 281,5 tỷ USD năm 2020. Trong 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, hiện nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Bộ Công Thương cho biết, đến hết tháng 7-2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 207 vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó, số vụ việc điều tra từ năm 2011 đến nay là 160, chiếm tỷ lệ 77%.
Theo Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Lê Triệu Dũng, trong bối cảnh nhiều nước tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã triển khai đồng bộ từ việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, thành lập cơ quan chuyên môn đến việc ban hành các chương trình, đề án nhằm nâng cao năng lực thực thi trong lĩnh vực này.
Doanh nghiệp cần chủ động nâng cao nhận thức về phòng vệ thương mại.
Trong các vụ việc khởi kiện và kháng kiện, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ doanh nghiệp trên nhiều mặt. Nhờ đó, nhiều mặt hàng của Việt Nam, như cá basa, tôm, tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu... với thuế suất bằng 0% hoặc ở mức thấp. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường cảnh báo sớm, phổ biến kiến thức pháp luật về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp cho doanh nghiệp và tiến hành kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Bên cạnh vai trò của cơ quan chức năng, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội Mạc Quốc Anh cho rằng, yếu tố quan trọng nhất là doanh nghiệp cần chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, tránh tình trạng "nước đến chân mới nhảy", mà trước hết là nâng cao hiểu biết về lĩnh vực này, phải nắm rõ vai trò và tác động nhiều chiều của các biện pháp phòng vệ thương mại, những căn cứ cơ bản để có thể sử dụng được biện pháp này.
Còn theo các chuyên gia kinh tế, việc sử dụng hiệu quả biện pháp phòng vệ thương mại, tích cực và chủ động ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, từ đó duy trì và phát triển được thị trường xuất khẩu. Từ thực tế phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại, đại diện Hội Nuôi ong Việt Nam cũng cho hay, đang đẩy mạnh tuyên truyền đến các doanh nghiệp thành viên, một mặt nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, mặt khác để nắm bắt diễn biến thị trường, đồng thời chuyển đổi, đa dạng thị trường xuất khẩu..., nhằm chủ động trước những biện pháp phòng vệ thương mại.
Bộ Công Thương chỉ ra 4 nguyên nhân chính dẫn tới nhập siêu 1,45 tỷ USD Cán cân thương mại hàng hóa tháng 10/2021 ước tính xuất siêu 1,1 tỷ USD, tuy nhiên, tính chung 10 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước nhập siêu 1,45 tỷ USD. Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: TTXVN. Theo Bộ Công Thương, trong tháng 10/2021, xuất khẩu đã có dấu...