34 người chết do uống rượu giả tại đám tang
34 người thiệt mạng và ít nhất 40 người nhập viện sau khi uống phải rượu giả tại một ngôi làng ở Harttwar, bang Uttarakhand – Ấn Độ.
Giới chức Ấn Độ hôm 8-2 cho biết hầu hết các nạn nhân đã uống rượu vào tối 7-2 (giờ địa phương) tại một lễ tang ở làng Balupur.
Theo cảnh sát bang Uttarakhand, 16 người chết tại làng này trong khi 18 người chết ở quận Saharanpur thuộc bang Uttar Pradesh sau khi dự tang lễ trở về nhà. Một người đàn ông đã mang số rượu ở làng Balupur đem đến Saharanpur bán.
Nạn nhân ngộ độc rượu được đưa đến bệnh viện điều trị. Ảnh: IANS
Cảnh sát bang Uttarakhand cũng ghi nhận nhiều trường hợp tử vong ở khu Saharapur nhưng chỉ xác nhận 9 ca thiệt mạng trong số này liên quan đến việc uống rượu giả ở Uttarakhand.
Ngay sau đó, chính quyền bang Uttarakhand đã đình chỉ công tác 17 viên chức và cảnh sát, đồng thời ra lệnh tiến hành điều tra. Ở bang Uttar Pradesh, 10 cảnh sát cũng bị đình chỉ hoạt động.
Chính quyền khu vực Saharanpur cho biết 42 người vẫn đang được điều trị. Ít nhất hai người khác đang điều trị ở Haridwar. Các nạn nhân đang dần hồi phục sức khoẻ.
Một người đàn ông tên là Pintu đã mang 30 túi rượu rời khỏi làng Balupur và có thể đã bán chúng cho những người khác.
Quá trình khám nghiệm tử thi đã được tiến hành trên 11 trong số 18 nạn nhân ở Saharapur.
Trong một trường hợp khác, khoảng 8 người chết sau khi uống rượu tại quận Kushinagar thuộc bang Uttar Pradesh. Ông Yogi Adityanath, lãnh đạo bang Uttar Pradesh, cho biết mỗi gia đình nạn nhân sẽ được hỗ trợ khoảng 2.810 USD (tương đương 65 triệu đồng).
Video đang HOT
Theo hãng tin AP, cảnh sát đã bắt giữ 8 kẻ tình nghi bán rượu lậu. Thiệt mạng do uống rượu bất hợp pháp khá phổ biến ở Ấn Độ vì người nghèo không thể mua các loại rượu được cấp phép. Rượu lậu thường rẻ tiền và bị pha các hóa chất như thuốc trừ sâu để tăng nồng độ cồn.
Rượu bất hợp pháp cũng trở thành một ngành công nghiệp có lợi nhuận cao trên khắp Ấn Độ bởi những kẻ buôn lậu không phải đóng thuế và bán số lượng lớn cho người nghèo với mức giá rẻ.
Xuân Mai (Theo India Today)
Theo nld.com.vn
Đường đi lắt léo của rượu vang sản xuất siêu tốc, giá ngang nước lọc
Năm nào cũng vậy, trước và sau Tết, Báo Lao Động đều có những tuyến bài cảnh báo bạn đọc về tác hại kinh hoàng của rượu giá rẻ, rượu pha cồn, rượu kém chất lượng và cả những con số đáng báo động về tình trạng ngộ độc rượu.
Tuy vậy, đến nay, nó chắc chắn vẫn tiếp tục là một câu chuyện thời sự.
Từ xưởng pha chế ở Hà Nội, rượu vang siêu tốc, siêu rẻ trải qua hành trình lắt léo trước khi đến điểm cuối - dạ dày của người tiêu dùng.
Đường đi lắt léo
Trong bài viết trước, chúng tôi đã miêu tả cận cảnh quy trình sản xuấtrượu vang siêu tốc, siêu rẻ tại một kho xưởng nằm trên đường Ba La (Hà Đông, Hà Nội) do bà Nguyễn Thị Hoa làm chủ cơ sở.
Bằng cách pha trộn một vài dung dịch với nhau, theo kiểu áng chừng, chỉ trong nháy mắt, một chai rượu vang nho hay sâm panh hảo hạng đã ra đời.
Quy trình sản xuất rượu siêu tốc.
Sau đó, chúng được chuyển xuống bộ phận đóng gói, các loại nhãn mác, tem chống hàng giả được gắn chi chít, biến chai thủy tinh phế liệu cáu bẩn trước đó trở thành chai rượu vang chính hiệu. Thậm chí, chúng còn được trang trí thêm giỏ quà, thắt nơ cho phù hợp với không khí Tết.
Giá bán chỉ 18.000 đồng/1 chai 1 lít, tức là chỉ bằng 1/4 giá rượu nguyên chất đang bán trên thị trường và ngang ngửa giá 1 lít nước khoáng.
Ngồi trong xưởng pha chế, cứ chốc chốc chúng tôi lại thấy bà Hoa, chủ cơ sở có chuông điện thoại kêu. Hương - nhân viên pha cho hay, đó chủ yếu là từ các mối buôn gọi để "ăn hàng".
Một chiếc xe ôtô cỡ vừa, biển ở tỉnh, đỗ phịch trước cửa xưởng. Dường như là quá quen, bà Hoa bảo một nam nhân viên bê các thùng rượu nặng trịch để vào thùng xe. Thoáng chốc, hàng chục thùng rượu đã được xếp ngay ngắn trên xe. Bà Hoa lấy cuốn sổ cũ nhẩm tính, rồi lại ghi chép. Chiếc ôtô nọ thì lao vun vút trên đường, mất dạng.
Khánh từ tỉnh nườm nượp đến nhập rượu về buôn.
Cũng trong buổi sáng, có 2 người đàn ông đến từ Thạch Thành (Thanh Hóa) đến nhập buôn rượu. "Bọn em cũng chỉ đổ buôn cho các tạp hóa ở quê thôi chứ không bán lẻ. Cái này ở quê rất chuộng làm quà Tết", một người đàn ông cho hay.
Qua trao đổi, 1 thùng rượu vang nho có 9 chai được nhập buôn với giá 170.000 đồng. "Cái này chủ tạp hóa ở quê bán tùy nơi được 50.000 - 60.000 đồng/chai, chứ bọn em trung gian, lời lãi được bao nhiêu đâu", tiếng người đàn ông còn lại phân trần.
Một nhân công tại xưởng cho hay: "Ở thành phố, rượu này chủ yếu tiêu thụ được ở ven đô. Còn lại hầu hết lên xe về tỉnh. Có cả mối hàng ở chợ Thổ Tang (Vĩnh Phúc) lên lấy rượu".
Chả lo vì nhà có "ôtô"
Chỉ cần quét mã vạch của các sản phẩm rượu được sản xuất tại cơ sở trên bằng phần mềm kiểm tra, sẽ nhận được ngay thông báo mã này đã bị thu hồi quyền sử dụng.
Mã vạch của các sản phẩm rượu đã bị thu hồi.
Sản xuất rượu hàng loạt với quy trình mất vệ sinh trong khi mã vạch của sản phẩm đã bị thu hồi quyền sử dụng nhưng chủ cơ sở luôn tỏ ra tự tin, bởi theo bà lý giải là: "Nhà có ô to". "Có công an kinh tế vào tôi cũng chả sợ"- bà Hoa dõng dạc nói khi chúng tôi thử dò hỏi về tính pháp lý của sản phẩm.
Trưa 15.1, chỉ vài tiếng sau khi phóng sự của Lao Động lên trang, ông Vũ Hùng Sơn - Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia - cho biết: "Ngay sau khi đọc phóng sự đăng tải, tôi đã chỉ đạo đồng chí Cục trưởng cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất rượu của bà Nguyễn Thị Hoa".
Ông Sơn cũng cho biết thêm, một số mẫu dung dịch tại cơ sở sản xuất rượu trên đã được đưa đi kiểm nghiệm, sau khi có kết quả kiểm nghiệm sẽ thông tin đến Báo Lao Động.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an TP.Hà Nội) cũng khẳng định đang phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường để xử lý vụ việc mà Lao Động đã phản ánh.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), năm 2017 cả nước xảy ra 10 vụ ngộ độc rượu với 115 người phải nhập viện, trong đó 11 người tử vong.
Con số tương tự trong 11 tháng đầu năm 2018 là 91 vụ ngộ độc, hơn 2.700 người phải nhập viện và 15 ca tử vong.
Từ thực tế thống kê, theo dõi tình trạng ngộ độc rượu nhiều năm qua, PGS-TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - nhận định: "Số vụ ngộ độc rượu thường tăng cao dịp cuối năm, Tết Nguyên Đán và những ngày lễ hội mừng xuân. Ngoài tình trạng ngộ độc thường gặp ở 2 loại rượu ethanol và methenol thì ngộ độc rượu ngâm các loại cây (không rõ loại) có chứa độc tố tự nhiên đang gây ra những nguy hiểm khôn lường cho người dùng".
NHÓM PV BAN ĐIỆN TỬ
Theo LĐO
Vụ 3 người nguy kịch sau khi uống rượu: Một nạn nhân tử vong Một trong 3 nạn nhân vụ nghi ngộ độc methanol có trong rượu xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hôm 23.12 đã tử vong. Cơ quan công an đang vào cuộc điều tra vụ việc. Ngày 28.12, Đại tá Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng Công an huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho biết, đã tiến hành khám nghiệm tử thi nạn nhân...