34 nghìn người kê khai tài sản, phát hiện 1 người không trung thực
Hà Nội có hơn 34.340 người phải kê khai tài sản, thu nhập (chưa kê khai 16 người), trong đó, 1 người không kê khai trung thực.
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký văn bản báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của thành phố gửi tới kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội sẽ được diễn ra từ ngày 4 – 6.12.
34 nghìn người kê khai tài sản, 1 người không trung thực – Ảnh: Internet
Cụ thể, TP Hà Nội triển khai kiểm tra gần 650 cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động. Hà Nội có hơn 34.340 người phải kê khai tài sản, thu nhập (chưa kê khai 16 người), trong đó, 1 người không kê khai trung thực.
Trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, đơn vị này thực hiện chủ trương tiết kiệm trong xây dựng và phân bổ dự toán, tiết kiệm, tiết giảm chi thường xuyên năm 2018 ngay từ khâu xây dựng, giao dự toán.
Công tác thẩm tra, phê duyệt, phân bổ dự toán chi thường xuyên đã tiết kiệm cho ngân sách số tiền gần 2.400 tỉ đồng.
Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, vi phạm cho hay Công an Hà Nội thụ lý điều tra 46 vụ, 119 bị can. Trong đó, cơ quan này khởi tố mới 24 vụ, 49 bị can; phục hồi điều tra 1 vụ, 2 bị can).
Công an Hà Nội đã chuyển Viện kiểm sát các cấp đề nghị truy tố 26 vụ, 89 bị can (Viện kiểm sát đã truy tố 75 bị can); đang điều tra 16 vụ, 26 bị can. Tài sản thiệt hại khoảng 16,5 tỉ đồng, thu hồi được 3 tỉ đồng.
Báo cáo cũng nhận định, công tác phòng ngừa tham nhũng đã có chuyển biến trên nhiều lĩnh vực, các cấp các ngành đã tăng cường công khai minh bạch, tập trung thực hiện cải cách hành chính. Tuy nhiên tình hình tham nhũng trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, lĩnh vực tham nhũng rộng, tiềm ẩn trong một số lĩnh vực: quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, tài chính…
Video đang HOT
Nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lý nhà nước còn bộc lộ nhiều kẽ hở, trình độ quản lý còn hạn chế; một số bộ phận cán bộ, công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, lợi dụng sơ hở trong quản lý, cơ chế, chính sách hoặc lợi dụng nhiệm vụ được giao làm trái quy định, quy trình công tác để vụ lợi.
Bên cạnh đó, một số đơn vị chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; các cơ quan phòng, chống tham nhũng tại một số đơn vị, địa phương còn lúng túng trong việc đề ra các giải pháp, phòng ngừa, chống tham nhũng; chưa quan tâm đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng.
Về phương hướng nhiệm vụ năm 2019, báo cáo cho biết TP Hà Nội tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức. Nhất là trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hành chính cá biệt; xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, tập trung trong các lĩnh vực xây dựng, đất đai, tài chính, quản lý tài sản công…
“Thành phố tiếp tục triển khai công tác minh bạch, kiểm soát hiệu quả việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2018 của cán bộ, công chức. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát…”, báo cáo cho hay.
Lam Thanh
Theo motthegioi
Thân thế sự nghiệp và tài sản của lãnh đạo nên công khai
"Tại sao phải bí mật thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước trong khi chúng ta lại công khai phiếu tín nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng".
Liên quan đến dự thảo Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước đang được lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14, nhiều ý kiến còn băn khoăn về quy định thông tin liên quan đến thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc phạm vi bí mật nhà nước tại Điểm C, Khoản 1, Điều 10.
Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: "Thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước phải tuyên truyền, phổ biến để người dân học tập".
Khi biết thông tin này, nhiều người dân cho rằng tại sao phải bí mật thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước.
Trong khi, quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của họ luôn là tấm gương lớn của nhiều thế hệ noi theo.
Thậm chí, nhiều lãnh đạo Đảng, nhà nước mang tầm quốc tế, đã từng có lãnh đạo Đảng, nhà nước là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Ông Lê Như Tiến cho rằng cần công khai thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước (ảnh quochoi.vn).
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.
Ông Lê Như Tiến cho rằng: "Tại sao phải bí mật thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước. Trong khi chúng ta lại công khai phiếu tín nhiệm cả Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng.
Theo tôi việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội đều công khai, tỉ lệ bao nhiêu phần trăm công khai hết thì việc gì phải bí mật. Việc công khai là để cho cán bộ đó thấy họ tín nhiệm ở mức nào còn cố gắng, phấn đấu.
Tôi thấy, chúng ta đã công khai vấn đề này rồi và có dư luận rất ủng hộ. Ví dụ như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong lần bỏ phiếu trước thì tín nhiệm rất cao và lần này cũng rất cao thì tại sao chúng ta phải bí mật".
Qua trao đổi với ông Lê Như Tiến, có thể thấy vấn đề công khai thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước có nhiều ý nghĩa tích cực.
Như việc, công khai lấy phiếu tín nhiệm chẳng hạn là để nhân dân và cử tri cả nước biết rằng các đồng chí giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tín nhiệm đến đâu để cố gắng hơn.
Do đó, không nên coi thân thế sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước là bí mật nhà nước mà cần phải công khai.
Ông Lê Như Tiến nhấn mạnh, việc công khai thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước chỉ có tốt thêm. Phần lớn các đồng chí Đảng, nhà nước, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ vừa rồi có vị trí phiếu rất cao tại sao chúng ta lại không công khai những chuyện đó.
Ông cũng cho rằng, càng không công khai, người dân lại càng thấy khó hiểu. Giả sử có đồng chí nào đó phiếu không cao lắm thì cũng để cho người dân cử tri biết để giám sát và các đồng chí phải cố gắng hơn.
"Tôi tin rằng, nhiều người tán thành chủ trương đã lấy phiếu tín nhiệm thì phải công khai, không phải bí mật. Kể cả tài sản cũng công khai chứ không phải kê khai tài sản lại đưa vào danh mục bí mật là không được" - ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hôi tin rằng, đại đa số cử tri người ta mong muốn công khai. Công khai như vậy càng tốt hơn.
Ông Lê Như Tiến lấy ví dụ: "Như việc bỏ phiếu đồng chí Nguyễn Phú Trọng vừa rồi số phiếu rất cao. Chúng ta nên công khai để tăng thêm uy tín của đồng chí.
Còn nếu giả sử ai đó chưa có phiếu cao lắm họ cũng có hướng để phấn đấu. Do đó, công khai phiếu cũng là sự giám sát của nhân dân, Quốc hội đối với các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Tôi còn biết, tại các kỳ đại hội Đảng thì danh sách từ cao xuống thấp trúng Ủy viên Trung ương được công khai. Do đó, chẳng có vấn đề gì ảnh hưởng cả".
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Những ai đã bị xử lý kỷ luật vì vi phạm trong kê khai tài sản? Số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2018 là 1.136.902 người; đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai. Qua việc xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện 6 trường hợp vi phạm, đã xử lý kỷ luật 4 trường hợp, kiểm điểm 1 trường hợp, đang xem xét...