3/4 dân Mỹ cho rằng nên bổ sung thể thao điện tử vào Olympic
Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi OnePoll, hơn một nửa người Mỹ cho rằng trò chơi điện tử nên được coi là một phần của Thế vận hội Olympic.
Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi OnePoll được đăng tải trên New York Post, hơn một nửa người Mỹ cho rằng trò chơi điện tử nên được coi là một phần của Thế vận hội Olympic. Cuộc khảo sát nói trên đã thu thập ý kiến của 2.000 người Mỹ về trò chơi điện tử. Ba phần tư số người được hỏi đồng ý rằng hiện tại game đang được xã hội chấp nhận hơn so với chỉ năm năm trước đây.
Trên thực tế, các trò chơi video được chấp nhận rộng rãi trong xã hội Mỹ đến mức 56% tin rằng chúng nên được đưa vào Thế vận hội Olympic.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 56% những người được hỏi nói rằng cần nhiều kỹ năng để chơi trò chơi điện tử hơn là các môn thể thao đối kháng khác. 55% số người được hỏi thậm chí cho biết họ tin rằng esports cuối cùng sẽ vượt qua các môn thể thao truyền thống trong xã hội.
Kỹ năng hàng đầu mà các trò chơi điện tử mang lại hàng đầu phải kể đến là giúp tăng cường sự tập trung, tiếp theo là sự phối hợp tay mắt, khả năng giải quyết vấn đề và thậm chí cả kỹ năng chiến lược của người chơi.
Ngoài ra việc chơi game cũng đòi hỏi sự đầu tư nhất định, trung bình một người dành khoảng 780 giờ để chơi game mỗi năm, cùng với khoản đầu tư tài chính hàng năm là 762,72 USD, tương đương 15 giờ một tuần và 63,56 USD một tháng.
Trong số những người được khảo sát, 66% tự nhận mình là một game thủ, và 49% số người được hỏi trên 40 tuổi nghĩ rằng họ cũng là một game thủ. Cuộc khảo sát cũng yêu cầu người trả lời đưa ra các dấu hiệu để nhận biết ai là một game thủ và kết quả cho thấy dấu hiệu hàng đầu để xác định một người là một game thủ khi người đó đã tự mình lắp ráp bộ máy tính riêng dùng để chơi game. Tiếp theo phải kể đến việc sở hữu một máy chơi game, một bàn phím chuyên dụng, bộ điều khiển chuyên dụng và một chiếc ghế chơi game.
Khi nói về thể loại game mà bạn phải chơi để được coi là một game thủ, danh sách bao gồm các trò chơi hành động, phiêu lưu và thể thao. 35% số người được hỏi cho biết một game thủ là người chơi các trò chơi MMO (trực tuyến nhiều người chơi) cũng như các trò chơi chiến lược. Khi nói về thiết bị chơi game, phổ biến nhất vẫn là điện thoại thông minh, 66% số người được hỏi cho biết họ chơi game trên điện thoại thông minh, tiếp theo là máy tính được chọn bởi 58% số người.
Dưới đây là thống kê top 20 kỹ năng được cho là được cải thiện nhờ các trò chơi điện tử:
Tập trung: 47%
Video đang HOT
Phối hợp tay-mắt: 40%
Giải quyết vấn đề: 40%
Chiến lược: 40%
Trí nhớ: 38%
Đa nhiệm: 36%
Tư duy phân tích: 33%
Sáng tạo: 31%
Kiên nhẫn: 30%
Làm việc theo nhóm: 29%
Giao tiếp: 29%
Động lực: 28%
Kỹ năng xã hội: 25%
Lãnh đạo: 24%
Lập trình: 20%
Tốc độ bàn phím: 20%
Kỹ thuật / thiết kế: 19%
Đàm phán: 19%
Thông cảm: 15%
Đồng cảm: 15%
Trung Quốc 'gồng mình' đối phó nghiện ngập trò chơi điện tử của trẻ ra sao?
Trung Quốc được xem là quốc gia tôn chỉ các quy tắc nghiêm khắc nhất áp dụng với các đối tượng chơi game.
Theo trang SCMP, chính phủ Trung Quốc đã thuyết phục rằng họ phải bảo vệ các đối tượng, đặc biệt là trẻ vị thành niên tránh nghiện trong các trò chơi điện tử và điều đó thúc đẩy các công ty game đưa ra hạn chế đối với trẻ dưới 18 tuổi và quy định chỉ chơi 90 phút trong một ngày hoặc chỉ 3 tiếng trong ngày nghỉ.
Tuy nhiên, điều đó cũng chưa thể ngăn được thói nghiện ngập các trò chơi điện tử. Đây là vấn đề lớn mà khiến nhiều phụ huynh đau đầu.
Các giả thuyết đặt ra rằng càng cấm đoán thì trẻ càng hứng thú tìm cách giải quyết khác. Điều này là vấn đề lớn. Theo nhà phân tích game tại Niko Partner - Daniel Ahmad, những đứa trẻ thích thú với các cách thức mới để chơi trò chơi hơn so với cách trước đây từng yêu cầu phải đăng ký đúng tên thật của người chơi.
"Bởi vì hạn chế kỹ thuật nên luôn có các kẽ hở cho phép trẻ đang nhập thông tin cá nhân giả mạo, mua tài khoản người lớn hoặc sử dụng tài khoản của cha mẹ để vượt qua hạn chế", ông Ahmad nói.
Nhu cầu cao từ những người chơi game trẻ tuổi hiện tạo ra một ngành công nghiệp tiểu thủ cho phép trẻ đăng nhập thông tin giả mạo người lớn. Và việc mua các thông tin đăng nhập này cũng dễ dàng tìm kiếm trên các nền tảng thương mại điện tử như Taobao hay Xianyu của Alibaba.
Tân Hoa Xã cho biết, mọi thứ dường như đang trở nên tồi tệ hơn khi dịch bệnh khiến cho đam mê trong các trò chơi điện tử của trẻ nhỏ bị thu hút hơn. Nhiều phụ huynh nhận thấy rằng con cái họ đang quá phung phí thời gian và tiền bạc trong các trò chơi. Hội đồng bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc đã nhận được các phản hồi của cha mẹ về việc trẻ đang quá lạm dụng thời gian vào trò chơi điện tử trong thời gian áp dụng lệnh phong tỏa.
Việc ngăn chặn việc phung phí tiền bạc vào trò chơi điện tử thực sự rất khó. Trung Quốc đã giới thiếu các biện pháp nghiêm khắc nhất nhằm hạn chế trẻ tiếp xúc với trò chơi điện tử từ sớm. Cục Báo chí và Xuất bản nhà nước Trung Quốc đã hạn chế thời gian chơi điện tử và tiền bạc mà trẻ đang phung phí.
Gã khổng lồ Trung Quốc - Tecent và NetEase đã đưa ra các quy định nghiêm khắc hơn đối với các trò chơi điện tử bằng việc thông qua các quy định đối với người chơi.
Tencent cũng sử dụng nhiều công cụ công nghệ cao hơn như nhận dạng khuôn mặt đảm bảo trẻ có một số hạn chế khi chơi. Việc quét khuôn mặt từng được sử dụng từ năm 2018 trong Honour of Kings.
Tuy nhiên, điều này dường như chưa phải là giải pháp hiệu quả từ gã khổng lồ công nghệ để có thể giải quyết được mong muốn của trẻ và những trò chơi mà chúng muốn chơi. Tencent trước đây từng báo cáo một số cách sáng tạo mà trẻ nhỏ có thể cố gắng khắc phục các hạn chế của mình.
Tecent gần đây cũng đã cập nhật hệ thống chống nghiện game và cho biết sẽ từng bước đưa ra các tiêu chí khác để kiểm soát tốt hơn.
Nokia 5.3 ra mắt - Cấu hình đủ cho nhu cầu thể thao điện tử Được xem là một trong những chiếc smartphone Nokia đầu tiên mang giá trị tối ưu, Nokia 5.3 sở hữu cụm 4 camera, vi xử lý tầm trung Qualcomm Snapdragon 665 cho các nhu cầu chiến game và thời lượng pin dài 2 ngày. Nokia 5.3 với màn hình lớn nhằm đem đến trải nghiệm game, giải trí và làm việc hoàn toàn...