34 bài thuốc từ gừng rất tốt, bạn nên thử
Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa.
Gừng còn có tên gọi là Khương – Zingiber officinale Roscoe, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Trong củ gừng có 1-3% tinh dầu, thành phần chủ yếu là alpha-camphen, beta-phelandren, carbur là zingiberen, alcol sesquiterpen. Các phenol: cineol, citral, borneol, geraniol, linalool, zingiberol. Các chất cay: zingeron, zingerol và sliogaol.
Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Gừng khô vị cay nóng, tính hàn. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Vỏ gừng tiêu phù thũng.
Một số bài thuốc từ gừng:
1. Gừng tươi băm nhuyễn, đường đen. Mỗi thứ vừa đủ, hãm với nước sôi để uống, phòng trị cảm mạo, phong hàn.
2. Gừng tươi vừa đủ (cắt lát), đại táo 10 quả, sắc uống. Trị co thắt ống tiêu hóa do lạnh.
3. Gừng tươi 15g (cắt lát), thêm mật ong 40ml sắc uống. Trị ho có đàm loãng do lạnh.
4. Gừng tươi 10g (cắt lát), đương quy 60g, thịt dê 100g, nấu canh. Trị sản hậu suy nhược, đau bụng râm râm.
5. Gừng tươi cắt lát đặt ngay rốn, thêm ngải cứu ở trên đốt hơ 5 phút. Trị đau dạ dày,ruột, đau bụng tiêu chảy do lạnh.
6. Gừng tươi vừa đủ, băm nhuyễn trộn với bột mì dạng hồ, thêm rượu trắng để chế biến. Dùng đắp tại chỗ, trị đau chấn thương, té ngã.
7. Gừng tươi 1 lát, đặt và cắn ngay tại răng đau, giây lát sẽ giảm đau.
8. Hàng ngày ngậm gừng tươi lát 5g, hay bột gừng phơi khô 1,5g, dùng trong 3 tháng. Cơn đau và hoạt động của khớp được cải thiện thấy rõ. Giúp giảm tình trạng khớp sưng đau, kéo căng. Có thể dùng nước gừng tươi thoa tại chỗ, phòng trị đau khớp do phong thấp.
9. Gừng tươi rửa sạch cắt lát, ngâm trong giấm một ngày đêm. Khi dùng, lấy gừng tươi lát vừa đủ thêm đường thẻ, nước sôi hãm, dùng thay trà, trị đau dạ dày do lạnh.
10. Vỏ gừng tươi, vỏ bí đao, vỏ rễ cây dâu mỗi thứ vừa đủ, sắc uống. Trị thủy thũng, bế niệu.
11. Gừng tươi có tác dụng lợi mật rất mạnh. Giúp làm giảm hàm lượng đạm dính trong mật. Ăn nhiều gừng giúp phòng ngừa sự hình thành của sỏi túi mật.
Video đang HOT
12. Gừng tươi, đầu hành mỗi thứ vừa đủ, băm nhuyễn, xào nóng, dùng vải bọc lại, thoa nóng tại chỗ. Sau khi nguội, thay mẻ khác, một ngày 3 lần, trị đau khớp do phong thấp.
13. Ngộ độc do cá, tôm, cua… nếu xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau bụng tiêu chảy. Dùng gừng tươi 30g, lá tía tô 30g, thêm đường thẻ vừa đủ sắc uống, một ngày 2 lần dùng sạch, giúp giải độc. Nếu ngộ độc do ăn khoai, miệng lưỡi tê rần, lập tức ngậm nhai gừng tươi giúp trì hoãn bệnh trạng, sau đó đến bệnh viện cấp cứu.
14. Gừng tươi băm nhuyễn, đắp ngay vết thương chảy máu, giúp cầm máu tạm thời, rồi tiến hành các bước xử trí tiếp theo.
15. Dùng gừng tươi chà xát ngay hố nách, ngày 1-2 lần. Phòng trị chứng hôi nách.
16. Ban đầu uống một ít nước gừng, rồi mới uống thuốc viên hay thuốc nước. Đối với người mắc chứng nôn ói, sẽ giúp phòng ngừa nôn ra thuốc.
17. Ban đêm dùng 10 quả táo, 5 lát gừng tươi, sắc uống. Dùng thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng chống lạnh, phòng ngừa bệnh cảm và các bệnh thuộc hệ hô hấp.
18. Lê 1 quả, gừng tươi 25g, cắt lát mỏng, nước 1 chén, sắc uống, trị cảm mạo.
19. Gừng tươi 3 lát, đầu hành 100g, sắc uống, hay hãm với nước sôi để uống, trị cảm lạnh.
20. Đậu phụ 250g, đường đen 60g, gừng tươi 60g, sắc uống. Mỗi tối trước khi ngủ, dùng canh ăn đậu phụ, dùng liền 1 tuần, trị viêm phế quản.
21. Gừng tươi cắt lát, nhai nuốt trong miệng, làm cho các bọng nước nhỏ trên niêm mạc hầu họng dần dần biến mất.
22. Người bệnh đau khớp, dùng bột gừng tươi nửa muỗng, dùng kèm một ít rượu, khớp đau giảm dần.
23. Bột xuyên bối mẫu 15g, mật ong 300ml, nước gừng tươi 1 chung rượu. Tất cả trộn đều trong ấm, đem chưng cách thủy 1 giờ, lấy ra sử dụng dần. Khi uống kèm với nước ấm, ngày 3 lần, trẻ dưới 2 tuổi, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, giúp trị ho gà.
24. Gừng khô 3g, lá ngải cứu 3g, hạt cải 3g, sắc uống ấm, ngày uống 3 lần. Dùng trị lỵ do lạnh, đại tiện kèm mủ, lâu ngày chưa khỏi.
25. Gừng tươi 120g, đường đen 120g, đại táo 7 quả, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần uống. Dùng liền 3 ngày, trị đau dạ dày do lạnh.
26. Gừng tươi 9g, tro bếp 30g, nước vừa đủ, sắc uống, trị nôn ói.
27. Gừng tươi 120g, đường đen 120g, đại táo 7 quả, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần uống, dùng liền 3 ngày, trị đau dạ dày do lạnh.
28. Bao tử heo 1 cái rửa sạch, nhét vào 250g gừng tươi băm nhuyễn, nước vừa đủ, hầm chín với lửa nhỏ, dùng canh ăn thịt, ngày 1 lần, dùng liền 3 ngày. Trị viêm loét dạ dày, tá tràng, kèm các chứng suy nhược, gầy ốm, ăn ít.
29. Gừng tươi 60g, hành già 120g, giấm 120g, nấu nước xông, rửa tại chỗ, trị tay chân tê rần.
30. Nam hạnh nhân 15g, đào nhân 30g, nước gừng tươi vừa đủ, nấu chung cho chín nhừ, thêm mật ong vừa đủ, tiềm ăn. Trị ho suyễn lâu ngày, cơ thể suy nhược.
31. Đại táo 30g, đường đen 30g, gừng khô 30g, sắc nước uống ấm, ngày 2 lần, phòng trị kinh nguyệt không đều.
32. Gừng tươi 10g, vỏ bưởi 20g, nước 1 chén, sắc còn nửa chén. Dùng trị nôn mửa khi thai nghén.
33. Gừng tươi 15g, phèn trắng 15g, nấu nước rửa chân. Dùng liên tục vài ngày, trị mồ hôi chân.
34. Gừng tươi 4 lát nấu nước, dùng nước gừng xào với đại hoàng 4 lát. Khi đại hoàng mềm, lấy đắp tại chỗ, dùng trị các bệnh ung nhọt.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại tinh dầu
Sử dụng tinh dầu xông nhà cửa, phòng ốc và ngăn ngừa cảm mạo... đang trở thành trào lưu tích cực của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người mua tinh dầu nhưng lại chưa biết cách dùng sao cho hợp lý.
Trước nhu cầu của người tiêu dùng thì thị trường bán các sản phẩm tinh dầu xông phòng cũng phong phú. Nhưng tinh dầu ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào thì chưa được xác định rõ.
Tại không ít cửa hàng, người bán luôn giới thiệu sản phẩm của mình cung cấp là tinh dầu nguyên chất, tự nhiên, tuy nhiên người mua khó kiểm chứng điều này. Chị Trương Quỳnh Anh (quận Hai Bà Trưng) kể vừa được tặng một chiếc đèn xông tinh dầu dùng điện cùng một lọ tinh dầu bạc hà.
"Lúc tinh dầu tỏa ra, mùi rất dễ chịu. Tôi thấy người thoải mái hẳn", chị Quỳnh Anh nói. Tuy nhiên, chị cũng hết sức băn khoăn không biết tinh dầu đấy có nguyên chất không, sử dụng lâu dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không.
Tại một cửa hàng bán tinh dầu trên phố Bà Triệu, bày bán các mẫu tinh dầu cùng nhiều loại đèn xông. Cửa hàng có các mẫu nhỏ 5ml, 15ml và 100ml, giá bán từ 49.000 đồng đến 299.000 đồng, với đủ các loại mùi hương như: bạc hà, khuynh diệp, vỏ bưởi, quế, sả chanh, oải hương...
Trên thị trường hiện có rất nhiều nơi cung cấp các loại tinh dầu phục vụ nhu cầu của nhiều người.
Theo lời người bán giới thiệu thì các loại tinh dầu này có thể đuổi muỗi, riêng bạc hà còn đuổi được chuột. Nhân viên cửa hàng cũng nói các loại tinh dầu như sả chanh, bưởi, quế, bạc hà là cơ sở tự trồng nguyên liệu và tự chưng cất.
Riêng tinh dầu oải hương được nhập về từ Ấn Độ. Người này còn hướng dẫn nên đốt tinh dầu trước khi ngủ 30 phút, không đóng cửa kín và xông tinh dầu trong khi ngủ.
Một cửa hàng trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) quảng cáo 100% tinh dầu tự nhiên cũng bán các loại đèn xông tương tự, còn tinh dầu thì có đến hơn 30 loại hương liệu khác nhau. Có nhiều loại quý như hương trầm, ngọc lan tây, xạ hương, hoắc hương, hoàng đàn...
Dạo quanh các trang web và mạng xã hội, rất nhiều cửa hàng chuyên bán tinh dầu và đèn xông với đủ mẫu mã, xuất xứ và giá cả. Hầu hết đều khẳng định tinh dầu "100% tự nhiên", "100% nguyên chất". Ngoài công dụng xông phòng tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, tinh dầu còn được quảng cáo chữa được rất nhiều bệnh và dùng làm đẹp...
Trao đổi về việc sử dụng tinh dầu, bác sĩ Nguyễn Dung, từng công tác tại BV mắt Hà Nội, khuyến cáo: "Người dùng tinh dầu phải quan tâm đến nguồn gốc, nơi sản xuất, nhập khẩu phải có chứng nhận nguồn gốc nước sở tại hoặc được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, với những sản phẩm do người bán tự sản xuất thì khó kiểm soát".
Theo bác sĩ Dung, tinh dầu tác động qua khứu giác lên hệ thần kinh con người rất nhanh nên ai ngửi được mùi hương sẽ thấy thích, thoải mái, ai không ngửi được, dị ứng, cơ thể tự phản ứng ngay nên không có chỉ định và chống chỉ định.
Việc sử dụng tinh dầu để xông phòng sẽ lợi bất cập hại nếu người dùng không hiểu rõ về cách sử dụng.
Ngoài ra, người dùng cần lưu ý, tinh dầu có nồng độ dược tính cực cao, chứa từ hàng chục đến hàng trăm hợp chất khác nhau, được chiết xuất từ tinh hoa của thực vật. Có thể khẳng định, tất cả những dưỡng chất được chưng cất từ thiên nhiên, đều nằm đầy đủ trong tinh dầu.
Chính vì thế, mỗi giọt tinh dầu đều chứa vô vàn dinh dưỡng, trước khi dùng bạn nhất định phải pha loãng để dễ dàng hấp thụ hơn. Nếu sử dụng tinh dầu đậm đặc trực tiếp sẽ gây phản tác dụng, vì thành phần dược tính dư thừa sẽ gây bỏng rát da, tổn thương các vùng nhạy cảm trên cơ thể.
Với sản phẩm có mùi hương trôi nổi trên thị trường không được kiểm duyệt thì người tiêu dùng không nên "nhẹ dạ cả tin" là sản phẩm 100% tự nhiên mà sử dụng vô tội vạ, bởi nếu hít lâu ngày sẽ tích tụ độc tố và gây hại cho cơ thể.
Theo các chuyên gia khuyến cáo:
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú dưới 6 tháng, trẻ em, người mắc bệnh kinh niên: Phải thận trọng khi sử dụng bất cứ loại tinh dầu nào. Muốn dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Người bị bệnh thận, động kinh, thần kinh, cao huyết áp: Không nên dùng tinh dầu thông, thì là, hương thảo, hạt tiêu đen, cây bách, cây xô thơm...
Vã nhiều mồ hôi và những bài thuốc điều trị công hiệu Ra nhiều mồ hôi là hiện tượng sinh lý, khi vã nhiều mồ hôi do bệnh, cần tiếp nhận điều trị. Trong môi trường nhiệt độ cao, sau khi vận động, hoặc cảm mạo phát sốt khi hạ nhiệt, sẽ vã mồ hôi. Đây là hiện tượng tự nhiên của cơ thể, nhằm thải nhiệt và điều hòa thân nhiệt. Vã mồ hôi...