33.000 công nhân nhà máy Pouyuen tạm nghỉ việc
Hơn 33.000 công nhân Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam, quận Bình Tân, tạm nghỉ việc khiến sản xuất của nhà máy gặp nhiều khó khăn.
Chiều 12/7, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết sáng nay gần 10.000 công nhân sống ở Long An đã không đến được nhà máy theo quyết định hạn chế đi lại để phòng chống dịch của chính quyền tỉnh này. Hơn 3.500 công nhân ở Tiền Giang, Bến Tre phải tạm nghỉ với lý do tượng tự. Tất cả công nhân nói trên mỗi ngày đến nhà máy bằng xe đưa đón của công ty.
Công nhân Công ty Pouyuen làm việc tại phân xưởng, tháng 6/2021. Ảnh: Lê Tuyết.
Trước đó, sau khi dịch bùng phát mạnh một số địa phương, cụ thể như Long An ngoài giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở một số địa bàn đã siết chặt phương tiện qua lại. Chỉ có xe công vụ, chở lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu mới được đi qua. Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương sử dụng lao động đang sống tại Long An, trong đó có TP HCM phải chủ động bố trí nơi ăn nghỉ tại chỗ cho công nhân.
Ngoài ra, thời gian qua gần 20.000 công nhân của nhà máy phải tạm nghỉ việc do liên quan các ca nhiễm, phải cách ly tập trung và tại nhà, sống ở vùng phong tỏa hoặc chủ động xin nghỉ phép. Trong tháng 6, công nhân tạm nghỉ vẫn được nhận đủ lương. Tuy nhiên trong tháng 7, nhiều trường hợp nghỉ quá 14 ngày nên phương án chi trả lương phải thỏa thuận lại.
Ông Nghiệp cho biết thêm tình hình sản xuất của nhà máy đang gặp khó khăn do quá nhiều lao động nghỉ việc. Một số công nhân đến nhà máy nhưng không chịu làm việc, tâm lý lo lắng. Phía công đoàn đã kiến nghị với lãnh đạo nhà máy đánh giá lại toàn bộ tình hình để có hướng giải quyết cho những ngày tới.
Ngoài ra, công ty đang có nhiều đơn hàng gấp nhưng thiếu nhân công khiến tiến độ sản xuất bị chậm lại rất nhiều. Một số đơn hàng thời gian hoàn thành dài gấp 2-3 lần so với trước. Nếu không thoả thuận được với khách hàng, công ty sẽ phải bồi thường do chậm trễ.
Hiện, công ty vẫn phối hợp ngành y tế nếu phát hiện ca nhiễm sẽ chủ động xét nghiệm, truy vết, cách ly các trường hợp liên quan, dừng sản xuất khu vực đó. Sáng nay, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 cho hơn 5.000 công nhân.
Công ty Pouyuen Việt Nam chuyên sản xuất da giày cho các nhãn hàng lớn, có khoảng 56.000 lao động, là nhà máy đông công nhân nhất Sài Gòn. Theo Sở Y tế, tính đến ngày 11/7, Pouyuen phát hiện 43 ca nhiễm.
Hôm qua, Công ty TNHH Pouchen Việt Nam, TP Biên Hoà (Đồng Nai), cùng Tập đoàn quốc tế PouChen (Đài Loan) với Pouyuen, đã cho 17.000 công nhân nghỉ 14 ngày khi công ty nằm trong khu vực bị phong toả. Tập đoàn PouChen có 8 công ty con ở Việt Nam, với trên 130.000 lao động, đặt tại 5 tỉnh thành
TP HCM hiện có 1,6 triệu công nhân đang làm việc trong các nhà máy. Ở đợt dịch thứ 4, nhiều nhà máy phát hiện hàng chục ca nhiễm nên bị phong tỏa, ngừng sản xuất. Thông tin từ Liên đoàn lao động TP HCM cho hay tính đến ngày 7/7 đã có hơn 1.800 công nhân, lao động bị nhiễm Covid-19.
Hơn 3.500 công nhân Pouyuen phải nghỉ việc 7 ngày 46 Công nhân Pouyuen thấp thỏm vì dịch Thêm 1.800 công nhân Công ty Pouyuen tạm nghỉ việc
Tình hình Covid-19 hôm nay 12.7: Ca nhiễm vẫn tăng, TP.HCM điều chỉnh việc thực hiện Chỉ thị 16
Thông tin về tình hình Covid-19 đến chiều hôm nay: TP.HCM tiếp tục điều chỉnh quá trình áp dụng Chỉ thị 16 trong bối cảnh ca nhiễm vẫn gia tăng.
Xe cộ ùn ứ tại chốt kiểm soát trên đường Phan Huy Ích, Q.Gò Vấp trong ngày đi làm đầu tuần hôm nay 12.7ẢNH: ĐỘC LẬP
TP.HCM đề nghị các tỉnh lân cận phối hợp thực hiện Chỉ thị 16
Tình hình Covid-19 hôm nay, UBND TP.HCM vừa thông báo chính thức về các trường hợp đi lại trong phạm vi thành phố do nhu cầu thật sự cần thiết thì không thực hiện kiểm tra giấy xét nghiệm Covid-19. UBND TP.HCM giao Công an TP tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm, đúng quy định đối với các trường hợp lưu thông trên đường mà không thật sự cần thiết, không có lý do chính đáng.
Sở GTVT được giao tiếp tục theo dõi tình hình giao thông trên địa bàn, phối hợp với các đơn vị đầu mối tổ chức giao thông và cấp giấy nhận diện cho các phương tiện vận chuyển công nhân, chuyên gia, hàng hóa lưu thông từ các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và các tỉnh khác có nhu cầu đến, đi qua TP.HCM trong thời gian thành phố thực hiện Chỉ thị 16.
TP.HCM chuyển Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 thành Trung tâm hồi sức Covid-19
TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh lân cận: Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tây Ninh phối hợp về giao thông vận tải để TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16 có hiệu quả. Theo đó, các địa phương phối hợp tổ chức người làm việc ăn nghỉ tại công ty, nhà máy, xí nghiệp; tổ chức đưa đón tập trung, nhằm hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân lưu thông giữa các địa phương...
Ngày 12.7, Cục CSGT có công văn yêu cầu lực lượng CSGT trên toàn quốc tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, nhưng không cứng nhắc khi kiểm soát phương tiện chở hàng hóa ra vào TP.HCM. Cục CSGT lưu ý việc kiểm soát phải linh hoạt, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất và gây bức xúc cho người dân, nhất là tại TP.HCM và các địa phương lân cận.
Sau hơn 1 tháng điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch, phải đặt ECMO để duy trì sự sống, chiến sĩ công an P.C.Đ ở Q.Tân Phú (TP.HCM) nhiễm Covid-19 bệnh nhân (BN) 8944 đã hồi phục và được xuất viện. Trong đợt dịch lần thứ 4 này, anh P.C.Đ là bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng đầu tiên phải đặt ECMO được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy và cũng là BN nặng đầu tiên được xuất viện. BN trải qua giai đoạn gần 4 tuần rất nguy kịch, có diễn tiến nặng không thua gì BN 91 trước đây.
Đồng Nai phong tỏa nhiều địa bàn, 17.000 công nhân nghỉ phép
Sáng 12.7, tỉnh Đồng Nai quyết định phong tỏa P.Hòa Bình (TP.Biên Hòa) 14 ngày, kể từ 0 giờ ngày 13.7 để phòng chống dịch Covid-19. Phường này có 1.906 hộ dân với 7.559 nhân khẩu. Trước đó, 5 phường gồm: Hóa An, Tân Hạnh, Tân Hòa, Tân Biên, Hố Nai và một phần P.Phước Tân, đã bị phong tỏa.
Sáng cùng ngày, Sở Y tế Đồng Nai gửi văn bản đến các huyện, TP trên địa bàn đề nghị tạo điều kiện cho nhân viên y tế ở các khu phong tỏa được ra vào, để đi đến nơi làm việc. Từ khi TP.Biên Hòa phong tỏa các phường kể trên, nhiều cán bộ y tế sinh sống ở các khu vực này không thể ra khỏi khu cách ly đến đơn vị làm việc.
Liên quan đến việc P.Hóa An bị phong tỏa, Công ty Pouchen Việt Nam thông báo sắp xếp cho 17.000 công nhân nghỉ phép trong vòng 14 ngày, kể từ 11.7. Công ty Pouchen Việt Nam nằm cạnh chợ Hóa An, được xác định có ổ dịch phức tạp. Nhiều công nhân công ty này tập trung sống gần chợ, thường xuyên mua thực phẩm ở chợ này, nguy cơ lây nhiễm cao.
Từ đợt dịch lần thứ 4 đến nay, Đồng Nai có 376 ca dương tính Covid-19, gồm 136 ca trong cộng đồng và 231 ca trong các khu cách ly, khu phong tỏa. Trong đó TP.Biên Hòa nhiều nhất với 127 ca, kế đến là H.Thống Nhất với 104 ca, H.Nhơn Trạch hơn 60 ca. Địa phương này đã có 2 ca tử vong.
Theo chân đội xét nghiệm Covid-19 lưu động, gõ cửa từng nhà truy vết F0 ở TP.HCM
Đồng Tháp có 3 ca tử vong
Trưa 12.7, Bộ Y tế công bố tỉnh Đồng Tháp có đến 3 ca mắc Covid-19 tử vong, đều ở tại TP.Sa Đéc. Cụ thể, ca tử vong thứ 120 là BN 26658, 44 tuổi, nam, có tiền sử ung thư màng phổi, xơ gan. Ca tử vong thứ 121 là BN 17053, 74 tuổi, nam, có tiền sử suy tim độ 3, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh thận mạn giai đoạn 2, bắc cầu mạch vành. Ca tử vong thứ 122 là BN 19971, 48 tuổi, nữ, có tiền sử suy tim độ 3, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy thận mạn giai đoạn 5.
Tại Phú Yên, có 5 công nhân của một nhà thầu thi công trong KCN An Phú mắc Covid-19. 5 trường hợp này là công nhân của một nhà thầu đang thi công phân xưởng cho Công ty TNHH CCIPY Việt Nam. Ngoài ra, còn có một ca mắc Covid-19 là anh N.D.H (F1 của BN 23650), tài xế lái xe tải có lịch trình di chuyển dày đặc khắp các tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Trưa nay, Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc Covid-19 liên quan Công ty SEI, Khu công nghiệp Thăng Long, đã được cách ly tập trung. Trước đó, sáng 12.7, Hà Nội có thêm 10 ca dương tính, trong đó 2 ca tại Công ty SEI và 8 ca liên quan đến chùm ca bệnh về từ TP.HCM. Chùm liên quan đến TP.HCM gồm 3 người về từ TP.HCM và 5 trường hợp tiếp xúc với người về từ TP.HCM.
Tỉnh Bạc Liêu vừa phát hiện thêm 2 ca dương tính với Covid-19 trên địa bàn H.Phước Long và H.Hồng Dân. Ca thứ nhất về từ chợ đầu mối Bình Điền (Q.8, TP.HCM), ca thứ hai về từ TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương).
TP.HCM yêu cầu không kiểm tra giấy xét nghiệm Covid-19 trong khu vực nội thành
Tình hình Covid-19 đến trưa nay, TP.HCM vẫn là địa phương có nhiều ca nhiễm nhất, với 879 ca nhiễm mắc mới được ghi nhận, gồm 790 ca trong khu cách ly, phong tỏa; 89 ca đang điều tra dịch tễ. Trước đó, sáng cùng ngày, TP.HCM ghi nhận 544 ca nhiễm, gồm 369 ca trong khu cách ly, phong tỏa; 175 ca đang điều tra dịch tễ. Các địa phương còn lại, tại Đồng Nai 82 ca, Tiền Giang 49 ca, Đồng Tháp 38 ca, Hà Nội 26 ca, Phú Yên 9 ca, Bắc Giang 7 ca, Hưng Yên 7 ca, Tây Ninh 3 ca, Bạc Liêu 2 ca, Bình Phước, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, mỗi tỉnh 1 ca.
Phú Yên: 5 công nhân của một nhà thầu thi công trong KCN An Phú mắc Covid-19 Một nhà thầu nhờ một công ty trong KCN An Phú (Phú Yên) test nhanh kiểm tra Covid-19 cho các công nhân đang thi công, phát hiện có 5 công nhân mắc Covid-19. Công nhân của Công ty TNHH CCIPY Việt Nam được test nhanh để sàng lọc Covid-19 . ẢNH: NGÔ XUÂN Sáng 12.7, Ban chỉ đạo phòng dịch Covid-19 tỉnh Phú...