33% lao động Việt tại Hàn Quốc tự ý bỏ ra ngoài làm việc
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay có khoảng 33% lao động Việt tại Hàn Quốc tự ý bỏ ra ngoài làm việc, giảm nhiều so với con số 55% của năm 2016.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8, Đại biểu tỉnh Bắc Giang Trần Văn Lâm cho biết vừa qua, cử tri phản ánh người lao động Việt Nam đi lao động nước ngoài phải trả chi phí môi giới cao hơn nhiều lần so với các nước khác trong khối ASEAN, việc bảo vệ quyền lợi người lao động gặp nhiều khó khăn.
Đại biểu tỉnh Bắc Giang cũng nêu thực trạng có nhiều trường hợp khi đưa người lao động tới nơi thì không liên lạc được với môi giới ở nhà. Mặt khác, tình trạng người lao động tự ý phá bỏ hợp đồng, bỏ ra ngoài làm việc gây thiệt hại cho người sử dụng lao động và làm mất ổn định thị trường lao động của nước đối tác và làm giảm uy tín của lao động Việt Nam.
Đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị Chính phủ cho biết thực trạng cụ thể hiện nay, trách nhiệm quản lý và biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn. (Ảnh: VGP)
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, số lượng lao động Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng: năm 2017 có xấp xỉ 127.000 người; năm 2018 có khoảng 143.000 người Việt Nam sang lao động tại nước ngoài.
Thời gian qua, không chỉ số lượng, địa bàn lao động cũng được mở rộng tới các thị trường mới như Australia, Đức, Romania và gần đây nối lại với Czech sau một thời gian gián đoạn.
Về vấn đề Việt Nam có chi phí môi giới cao, Bộ trưởng giải thích tại một số nước, các doanh nghiệp chỉ đưa người lao động đi sang nước ngoài lao động là hết trách nhiệm. Trong khi đó, tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn phải quản lý, thậm chí tham gia xử lý những việc liên quan đến người lao động khi có vấn đề xảy ra tại nước đối tác.
Hiện nay, có khoảng 350 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đưa người Việt Nam sang nước ngoài làm việc. Bộ trưởng khẳng định doanh nghiệp Việt Nam căn cứ vào các quy định pháp luật và hiệp định lao động giữa 2 nước để quy định mức tiền chi trả.
Video đang HOT
Đối với tình trạng lao động Việt Nam phá vỡ hợp động, tự ý bỏ ra ngoài làm việc, Bộ trưởng thông tin: “C huyện này chủ yếu xảy ra ở Hàn Quốc“.
Năm 2016 được đánh giá là năm có tỷ lệ lao động bỏ ra ngoài cao nhất, ở mức 55%. Tuy nhiên đến nay, con số này còn 33% và nước đối tác cho rằng đây là tỷ lệ chấp nhận được.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Chính sách nào cho người già khởi nghiệp?
Đây là chất vấn của đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong đặt ra cho bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại phiên điều trần được Uỷ ban Về các vấn đề xã hội.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần phải lên án quan điểm coi người khuyết tật là gánh nặng - Ảnh: Lê Kiên
Chủ đề của phiên điều trần là "việc thực hiện chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật".
Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung thừa nhận: "Thực tế số lượng người khuyết tật còn cao hơn rất nhiều so với số đang được hưởng chính sách hiện nay. Nhiều cháu nhỏ, nhiều người khuyết tật còn thiệt thòi lắm".
Phải khẩn trương ứng phó với già hoá dân số
Theo bộ trưởng, hiện nay cả nước có hơn 11 triệu người cao tuổi (trong đó 7,2 triệu người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn) và 6,5 triệu người khuyết tật. Phần lớn trong số này đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, chịu hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
" Mức trợ cấp xã hội của người cao tuổi, người khuyết tật hiện nay thấp, chỉ bằng 30% chuẩn nghèo ở đô thị và 40% chuẩn nghèo ở nông thôn.
Công tác trị liệu, đặc biệt là trị liệu về tâm lý, vẫn rất thấp. Rào cản về tiếp cận thông tin, tiếp cận giao thông còn rất khó khăn. Một trong vấn đề dễ thấy nhất là khi xây dựng các công trình công cộng vẫn rất ít dành làn đường riêng để hỗ trợ người khuyết tật" - ông Dung nói.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết hiện nay trên 40% người cao tuổi Việt Nam sau khi nghỉ hưu vẫn phải tiếp tục lao động. Trong xu hướng già hoá dân số thì đây là vấn đề cần phải suy nghĩ. Ở nước Nhật còn có chính sách khởi nghiệp cho người già.
Nghe bộ trưởng nêu vấn đề, phó chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong chất vấn ngay: " Như bộ trưởng nói thì cần có chính sách giúp người già được khởi nghiệp, được tiếp tục làm việc, tôi cũng đồng ý là như vậy.
Nhưng hiện nay thì dường như chúng ta chưa có chính sách gì, ví dụ như người già cần vốn để sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình thì cũng rất khó tiếp cận. Vậy bộ trưởng sẽ đề xuất chính sách như thế nào?".
Không đề cập đến chính sách cụ thể, bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ khẳng định Việt Nam phải nghiên cứu rất nhanh chính sách đối với người cao tuổi, đặc biệt là chính sách để người cao tuổi tiếp tục lao động, bởi xu hướng già hoá dân số đã đến rất gần.
" Đây là vấn đề tôi đã nói nhiều lần, chính sách của chúng ta hiện nay vẫn chưa mang tính tổng thể, bài bản" - ông Dung nói.
Các đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh), Trần Thị Hiền (Hà Nam) chất vấn về mức trợ cấp xã hội 270.000 đồng/tháng là rất thấp, lại không phân biệt giữa thành thị và nông thôn. "Tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nâng lên 30% mức trợ cấp đối với người cao tuổi, nhưng khi tiếp xúc cử tri vẫn đề nghị phải tăng thêm" - bà Lan cho biết.
Đồng cảm, ông Dung nói rằng đây là vấn đề "cá nhân tôi rất băn khoăn, tôi cũng đã trao đổi với các cơ quan tham mưu trong bộ là phải trình Chính phủ nâng lên mức mới, không thể để mức 270.000 đồng như hiện nay".
Người tự kỷ có phải là người khuyết tật ?
" Chúng ta có xem người tự kỷ là người khuyết tật hay không? Hiện nay người tự kỷ dường như không được hưởng các chính sách đối với người khuyết tật. Đây là vấn đề lớn cần quan tâm, đề nghị bộ trưởng cho biết quan điểm của bộ trưởng?" - đại biểu Đặng Thuần Phong chất vấn.
"Gần đây, ở các địa phương có hai đối tượng gia tăng rất nhanh, thứ nhất là người tự kỷ, thứ hai là người bị tâm thần. Các địa phương liên tục đề nghị bộ trưởng giúp đỡ cho xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần. Chúng tôi cũng rất quan ngại vì có những địa phương đã phải đưa người tâm thần vào trung tâm bảo trợ xã hội, thậm chí đưa cả vào trung tâm nuôi dưỡng người có công" - bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời.
Ông khẳng định: " Người tự kỷ là người khuyết tật. Chúng tôi đã quy định trong thông tư đầu năm 2019, nhưng vì quy định mới quá nên chắc chưa triển khai triệt để được đến cơ sở".
Đến lượt mình, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến lại nói: " Quan điểm cá nhân tôi thì người bị tự kỷ nên xếp vào đối tượng bệnh, không nên xếp vào đối tượng bị tật như quy định hiện nay. Hiện nay, theo các nghiên cứu mới nhất, người mắc chứng tự kỷ có khả năng là do gen, và nếu do gen thì chúng ta có thể nghiên cứu để chữa được".
"Thứ trưởng Bộ Y tế nói về tự kỷ như vậy là sai" - bà Hoàng Thị Khánh, chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM, lên tiếng.
Bà Khánh khẳng định: " Tự kỷ là dạng khuyết tật chứ không phải bệnh. Nói rằng tỉ lệ gần đây gia tăng cũng không đúng. Bởi vì trước đây chúng ta chưa quan tâm như hiện nay, các gia đình cũng chưa sẵn sàng, chủ động đưa các em đi khám nên chưa phát hiện, chưa thống kê. Gần đây, có bệnh viện ở TP.HCM nói rằng số lượng các gia đình đưa trẻ đến để xác định mức độ tự kỷ cao gấp 100 lần trước đây".
Bộ trưởng lên án việc coi người khuyết tật như gánh nặng
Nói thêm về nhận thức của các cấp chính quyền, của cộng đồng về việc chăm sóc người khuyết tật, bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định việc chăm lo cho người khuyết tật là trách nhiệm chính của nhà nước.
Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống của người khuyết tật, nếu như ai đó, cấp nào đó coi người khuyết tật coi người khuyết tật như gánh nặng, rồi né tránh thì cần bị lên án.
Theo Tuổi trẻ
Chủ tịch Quốc hội: Không phải tăng tuổi hưu để chúng tôi ở lại Việc sửa đổi bộ luật Lao động, tăng tuổi nghỉ hưu không phải cho những người đương chức kéo dài thời gian làm việc. Báo cáo UB Thường vụ QH tại phiên họp sáng nay về một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo bộ luật Lao động (sửa đổi), Chủ nhiệm UB Về các vấn đề...