33 chiếc xe đạp cổ gần 1 thế kỷ của lão nông xứ dừa
Lão nông Lê Long Vuông ở ấp Hòa Trung ( Sơn Hòa, Châu Thành, Bến tre) có sở thích sưu tầm xe đạp cổ từ thời Pháp. Nhiều người thấy “choáng” khi mỗi ngày ông cưỡi một chiếc xe đạp cổ khác nhau mà chiếc nào cũng có tuổi đời gần 1 thế kỷ.
Dàn xe đạp cổ của ông Vuông
Năm nay 63 tuổi, ông Vuông đã sở hữu 33 chiếc xe đạp cổ sau mấy chục năm sưu tầm. Hầu hết những chiếc xe đạp cổ của ông đều được làm bằng nhôm và được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1930 – 1940; có những chiếc đã gần 1 thế kỷ nhưng vẫn chạy rất tốt.
Ông Vuông cho biết: “Ngày xưa xứ này chỉ có gia đình giàu có cỡ ông Cai, quan Chánh tòa hay cảnh sát mới có chiếc xe đạp để đi, còn lại đều đi bộ. Vì vậy ai cũng mê xe đạp làm bằng nhôm nhưng có nằm mơ cũng không sờ tới được”.
Xe đạp cổ chiếm gần hết diện tích trong nhà ông Vuông.
Lớn lên một chút ông Vuông được cha mình mua cho chiếc xe đạp bằng sắt cũ để đi học, từ đó chiếc xe đạp đã gắn bó với ông suốt cả cuộc đời. Từ chiếc xe đạp cũ kỹ được cha mình mua cho đi học, sau giải phóng ông dùng nó làm phương tiện kiếm sống bằng việc chạy xe xuống trung tâm tỉnh khoảng 10 km để mua đồ hàng bông về cho vợ bán, giúp vợ chồng ông nuôi 5 đứa con ăn học thành tài.
Video đang HOT
Xe đạp cổ có đèn, còi thiết kế rất độc đáo
Ông Vuông kể lại: “Tôi nhờ ơn chiếc xe đạp giúp gia đình tôi vượt qua bao khó khăn, gian khổ. Vì vậy mỗi chiếc xe đạp tôi xài rồi cất giữ tới bây giờ để làm kỷ niệm thời khốn khó”.
Khá giả một chút ông tích góp tiền để mua xe đạp nhôm cổ từ thời Pháp để thỏa ước mơ từ khi còn nhỏ của mình. Năm 1980, ông Vuông mua chiếc xe đạp nhôm của ông quan Chánh tòa ở địa phương đã sử dụng với giá 7 chỉ vàng, bằng mấy công đất vườn thời điểm hiện tại. Kể từ đó ông Vuông bắt đầu sưu tầm xe đạp cổ bằng cách mua nguyên chiếc và mua từng phụ tùng của những người bán ve chai để về nhà ráp lại. Sau 34 năm miệt mài sưu tầm ông Vuông tậu được 33 chiếc xe đạp cổ, trong đó 20 chiếc xe đạp nhôm và 13 chiếc xe đạp sắt.
Ông Vuông có thú vui mỗi ngày cưỡi một chiếc xe đạp cổ
Nói là xe đạp cổ, có chiếc gần 100 năm tuổi, nhưng chiếc nào cũng chạy tốt. Vì vậy, mỗi ngày ông Vuông lại cưỡi 1 chiếc xe đạp cổ khác nhau đi uống cà phê với bạn bè, đi thăm đồng… Dàn xe đạp “khủng” của ông Vuông khiến nhiều người trầm trồ, nhất là khi được ngắm những chiếc xe còn “nguyên đai nguyên kiện”.
Ông tâm đắc: “Thế hệ bây giờ toàn chạy xe máy hiện đại nên dần quên đi những chiếc xe đạp cổ nhưng rất bền bỉ của ông cha ta thời xưa. Sưu tầm xe đạp cổ ngoài niềm đam mê tôi còn muốn lưu giữ những kỷ vật của cha ông đi trước”.
Minh Giang
Theo Dantri
Độc đáo nữ "nài ngựa" xứ dừa
Lái xe ngựa tưởng là nghề nặng nhọc của đàn ông. Thế nhưng ở xứ dứa Bến Tre, có gần 20 chị em phụ nữ chọn nghề "nài ngựa" chở khách du lịch để mưu sinh. Công việc nặng nhọc nhưng được chị em cáng đáng chẳng thua kém cánh mày râu.
Xe ngựa du lịch ở xã Tân Thạch
Vừa đến địa điểm tập kết xe ngựa du lịch ở xã Tân Thạch (huyện Châu Thành, Bến Tre) đã thấy bóng dáng nhiều phụ nữ chăm sóc những chú ngựa chuẩn bị tới lượt đưa khách du lịch đi ngắm cảnh.
Bà Trần Kim Chấn, 50 tuổi, ngụ xã Tân Thạch vừa thoa dầu dừa cho ngựa vừa kể chuyện cuộc đời làm "nài ngựa" của mình. "Gia đình tôi có 5 đời làm nghề xe ngựa, từ đời ông cố đã có xe ngựa để chở đồ hàng bông, lúa gạo thuê cho bà con trong vùng rồi sau đó đến đời ông nội, cha tôi và sau này là con tôi đều gắn với con ngựa. Hơn chục năm nay không ai kêu chở thuê nên tôi chuyển qua chở khách cho cơ sở du lịch" - bà Chấn kể.
Bà Chấn đang chăn sóc con ngựa của mình
Bà Chấn có hơn 25 năm lái xe ngựa và thuần hóa nhiều con ngựa khác nhau. Công việc của một "nài ngựa" rất cực nhọc, buổi sáng sớm phải thức dậy cắt cỏ cho ngựa ăn rồi tắm rửa, chăm sóc ngựa để chuẩn bị làm việc. Việc khó khăn nhất là thuần hóa những con ngựa mới mua về để kéo xe chở khách du lịch.
Bà cho hay: "Thông thường ngựa được mua từ miệt Long An đem về thuần hóa mới chở khách du lịch được. Có những con ngựa khó phải huấn luyện cả tháng trời bằng cách cầm dây cương chạy bộ theo ngựa, mệt muốn xỉu nó mới chịu nghe lời".
Cực khổ là vậy, nhưng đổi lại cuộc sống của những chị em phụ nữ lại đỡ vất vả hơn nhiều do với việc làm thuê, làm mướn ngoài đồng. Trung bình mỗi "nài ngựa" một ngày kiếm được hơn 100 ngàn từ việc chở khách với các cơ sở du lịch. Mỗi chuyến chở được 6 khách, cơ sở du lịch trả cho "nài ngựa" 25 ngàn đồng với đoạn đường hơn 1km.
Chị Khảm đang điều khiển ngựa chở khách du lịch
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, chị Phạm Kim Khảm, con bà Chấn đã rong ruổi cùng mẹ đi trên những chuyến xe ngựa cùng mẹ. Khi lớn lên 1 chút được sắm cho cả chiếc xe ngựa để mưu sinh. Chị Khảm cười hiền: "Bây giờ cả nhà theo nghề chở khách cho nên làm riết cũng quen. Công việc cũng khá nặng nhọc như cắt cỏ, tắm rửa, điều khiển ngựa. Nhưng đàn ông làm được thì mình cũng làm được".
Chị Ngân đang dỗ dành ngựa của mình
Ở xứ dừa, có những chị em phụ nữ còn rất trẻ nhưng chọn nghiệp lái xe ngựa theo truyền thống gia đình. Chị Nguyễn Thị Ngọc Ngân (SN 1977) cũng theo nghiệp xe ngựa từ cha ông đi trước. Thời còn bé xíu chị Ngân đã theo ông nội trên những chuyến xe ngựa, rồi đến thời con gái được sắm cho hẳn 1 chiếc xe ngựa để sinh sống. Bây giờ cả gia đình chị Ngân có 4 chị em thì mỗi người đều có 1 chiếc chở khách du lịch kiếm sống.
Nữ "nài ngựa" thuần thục điều khiển ngựa chở du khách
Minh Giang
Theo Dantri
Chuyện về hai cụ rùa trăm tuổi nghe kinh Phật, "hái" ra tiền Đến chùa Phước Kiển - ngôi chùa duy nhất ở ĐBSCL có giống sen lá to bằng 3-4 cái nia cộng lại - PV Dân trí được "diện kiến" 2 cụ rùa trên dưới 100 tuổi của sư Huệ Từ gắn với những câu chuyện khá... ly kỳ. Chị T., một người bán hàng rong ở chùa Phước Kiển (xã Hoà Tân, huyện...