33 ca COVID-19 ở TP.HCM ‘tưởng đơn giản nhưng nảy sinh bất ngờ’ ra sao?
Sau khi phát hiện bệnh nhân 1979 – làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, đến nay TP.HCM ghi nhận thêm 32 ca mắc COVID-19, trong đó 18 ca từ F2 thành F0.
Người dân đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: XUÂN MAI
Trong cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói: “Lúc đầu tưởng đơn giản nhưng nảy sinh tình huống rất bất ngờ, đó là F1 âm tính nhưng nhiều ca F2 lại dương tính. Về mặt logic, bệnh nhân 1979 không phải ca đầu tiên”.
Trước đó, thông qua giám sát chủ động 5.900 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 5-2, TP.HCM đã phát hiện bệnh nhân 1979 – nhân viên giám sát chất xếp hàng hóa (Công ty VIAGS), cư ngụ tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Xét nghiệm các F1, phát hiện em trai sống cùng nhà bệnh nhân cũng dương tính (bệnh nhân 1980).
Sau đó, thành phố ghi nhận thêm các ca bệnh là đồng nghiệp, người thân, người ngồi ăn cùng quán bệnh nhân 1979. Đến ngày 8-2, thông qua xét nghiệm 149 trường hợp tiếp xúc (F1, F2) của bệnh nhân 1979 và xét nghiệm chủ động nhân viên sân bay, thành phố phát hiện thêm 25 ca nhiễm.
Trong hai ngày 9 và 10-2, thành phố lại ghi nhận thêm 3 ca dương tính COVID-19 là người làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM lên 33 ca trong vòng 6 ngày.
Tổng hợp các báo cáo của ngành y tế thành phố, có thể thấy có 3 nhóm ca bệnh liên quan.
1. Nhóm 10 ca liên quan bệnh nhân 1979:
- Bệnh nhân 2002, 2003, 2004, 2005 là nhân viên bốc xếp hàng, hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất, cùng chung đội với bệnh nhân 1979, có giao tiếp với nhau, công việc không có tiếp xúc với hành khách.
- Bệnh nhân 2018 đến khám tại khoa sản Bệnh viện 175 vào ngày 3-2 cùng khung giờ với bệnh nhân 1979, nhà ở quận 12.
- Bệnh nhân 2025, 2026 đến ăn cùng khung giờ với bệnh nhân 1979 tại quán lẩu dê trên đường Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú. Hai bệnh nhân này đều có nhà ở quận Bình Tân.
- Bệnh nhân 2065, 2066 làm ở sân bay Tân Sơn Nhất, từng giám sát hàng hóa chung với bệnh nhân 1979.
- Bệnh nhân 2072 lam viec tai bo phan huong dan boc xep thuoc Trung tam đieu hanh Cong ty VIAGS (cung bo phan va la F1 cua bệnh nhân 1979). Ket qua xet nghiem ngay 9-2 duong tinh voi SARS-CoV-2. Hien benh nhan đuoc cach ly, đieu tri tai Benh vien da chien Cu Chi.
2. Nhóm 3 ca liên quan bệnh nhân 2003:
Video đang HOT
Gồm bệnh nhân 2014, 2015, 2016, là em trai, mẹ và bố ở chung nhà với bệnh nhân 2003 (nhân viên Công ty VTS tại Tân Sơn Nhất) tại quận 12.
3. Nhóm 18 F2 thành F0:
18 người này là người thân, dòng họ, bạn bè… của các nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất có tiếp xúc ca mắc COVID-19 (F1). Họ thuộc diện F2, nhưng lại dương tính với COVID-19 trong khi các F1 đều có kết quả xét nghiệm âm tính.
- Bệnh nhân 2017 là em rể của nhân viên bộ phận Autogrill của sân bay Tân Sơn Nhất, nhà ở quận 12.
- Bệnh nhân 2019 là mẹ của nhân viên bộ phận VTS của sân bay Tân Sơn Nhất, nhà ở quận 12.
- Bệnh nhân 2020, 2021, 2022, 2023, 2024 sống cùng khu nhà trọ tại quận Bình Tân với 1 nhân viên Công ty VIAGS tại sân bay Tân Sơn Nhất.
- Bệnh nhân 2027, 2028 là vợ con của nhân viên Công ty VACS tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhà ở quận Bình Thạnh.
- Bệnh nhân 2029, 2030, 2031 là bố mẹ và em trai của nhân viên Công ty VIAGS tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhà ở quận Bình Thạnh.
- Bệnh nhân 2032, 2033, 2034, 2035 là vợ, con, hàng xóm, nhân viên bảo vệ chung cư của nhân viên bộ phận VTS của sân bay Tân Sơn Nhất, chung cư ở quận Gò Vấp.
- Bệnh nhân 2036, 2037 sống chung khu nhà trọ ở quận Gò Vấp với nhân viên Công ty Pacific tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra còn có một ca từ bệnh nhân 2004, đó là bệnh nhân 2038 – đồng nghiệp của bệnh nhân 2004, làm việc tại Công ty VIAGS ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhà ở quận Thủ Đức.
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM đã tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm tầm soát RT-PCR lần 2 cho 1.600 nhân viên Công ty VIAGS cũng như xét nghiệm kháng thể cho toàn bộ nhóm này, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm tầm soát theo hình thức mẫu gộp cho toàn thể hộ gia đình của nhân viên Công ty VIAGS.
Tính đến chiều 10-2, kết quả xét nghiệm cho thấy có 1.599 trường hợp âm tính, 1 ca dương tính (bệnh nhân 2072).
Để đảm bảo cho hành khách đến và đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM yêu cầu những người đang làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất phải lấy mẫu xét nghiệm mỗi ngày, chỉ khi kết quả xét nghiệm âm tính (xét nghiệm có giá trị từng ngày một) họ mới được đến cơ quan làm việc.
Chùm ảnh: Người dân Hà Nội đeo khẩu trang đi mua sắm chiều 29 Tết, đường phố nhộn nhịp hơn hẳn mọi khi
Chiều 29 Tết, rất nhiều người dân Thủ đô đã tranh thủ lên phố mua sắm những món đồ cần thiết trong dịp Tết Nguyên đán 2021. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 đang trong giai đoạn căng thẳng nên đa số đều đeo khẩu trang phòng dịch cẩn thận.
Theo ghi nhận vào chiều 10/2 (tức ngày 29 Tết), không khí mua sắm Tết tại các khu phố lớn vẫn đang khá nhộn nhịp. Nhiều người dân đã tranh thủ ghé tới một vài địa điểm nổi bật của Hà Nội như chợ hoa Hàng Lược, chợ Hàng Bè, phố Hàng Mã,... để lựa chọn những món đồ ưng ý cho gia đình trong dịp Tết Tân Sửu 2021.
Được biết, do dịch bệnh Covid-19 đang trong giai đoạn căng thẳng nên người dân luôn được yêu cầu thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và các biện pháp phòng chống dịch khi ra vào các khu chợ nói trên.
Nhiều người dân tranh thủ ghé tới những cửa hàng thời trang đại hạ giá trên phố Hàng Bông để mua sắm Tết. Năm nào cũng vậy, khu phố này luôn tấp nập kẻ mua người bán từ ngày 25 Tết đến tận trưa ngày 30 Tết.
Tại một cửa hàng giò chả có tiếng trên phố Hàng Bông, hàng chục vị khách vẫn kiên nhẫn xếp thành hàng dài để chờ tới lượt mua bánh chưng và giò chả ngày Tết.
Dù chợ Hàng Bè chỉ dài vài trăm mét, nhưng chỉ cần đi một lượt là mọi người có thể sắm đủ bánh, mứt và hoa quả. Ngoài ra, khu chợ này còn bày bán thêm nhiều món ăn đặc trưng của ngày Tết như bánh chưng, nem rán, canh bóng, gà luộc,...
Rất nhiều phương tiện giao thông đang cố gắng di chuyển, nhích từng chút một trên phố Hàng Ngang - Hàng Đào.
Ngoài các cửa hàng kinh doanh thời trang, con phố này còn được tận dụng để bày bán các mặt hàng trang trí Tết và bánh, mứt kẹo trong dịp Tết Nguyên đán.
Phố Hàng Mã và chợ hoa Hàng Lược đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc của người dân Thủ đô vào mỗi dịp Tết đến xuân về
Năm nay, do tình hình dịch Covid-19 nên BQL chợ đã thực hiện nghiêm công tác phòng dịch và yêu cầu người dân phải nghiêm túc chấp hành
Đa số người dân đều tranh thủ mua nhanh rồi đi ngay, đồng thời luôn đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân trong những ngày dịch bệnh căng thẳng như hiện tại
Các quán cà phê vốn thường ngày đông đúc thì nay lại vắng vẻ hơn thường ngày. Đa phần chỉ có giới trẻ tranh thủ ngồi tán gẫu với bạn bè, tuy nhiên việc đeo khẩu trang phòng dịch tại đây lại có phần lơ là hơn
Dọc tuyến đường Âu Cơ và Lạc Long Quân, hàng chục tiểu thương đang cố gắng bán nốt số đào và hoa Tết để được nghỉ sớm. Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng tranh thủ dừng xe lại để chọn cho gia đình một cành đào ưng ý khiến tuyến đường này ùn tắc nhẹ
Dù trời đã tối, song vẫn có nhiều người tranh thủ đi mua sắm đào Tết vì sợ tới ngày mai sẽ hết cành đẹp
Các tuyến phố vẫn tập nập người dân đến lựa và mua đào quất về chưng Tết
Chiều 28 Tết ở Sài Gòn: Bến xe miền Đông và cửa ngõ miền Tây chật kín người Chiều ngày 9/2 (tức 28 Tết), sau ngày làm việc cuối cùng, hàng ngàn người dân ùn ùn ra bến xe miền Đông, miền Tây để về quê đón Tết cùng gia đình. Ghi nhận tại sảnh nhà chờ tại bến xe miền Đông, có rất đông hành khách ngồi kín ghế với hành lý lỉnh kỉnh. Ở một số quầy vé cũng...