32 tuổi, có nên chủ động đi “tán trai”?
Em là một cô gái rất ngại ngùng, vì thế, dù hiện nay gặp được người em ưng ý, em có nên nhắn tin cho anh ấy trước thường xuyên?
Em là một cô gái năm nay đã 32 tuổi, nhưng chưa lập gia đình. Mặc dù em cũng đã từng yêu, tìm hiểu nhiều người nhưng sau một thời gian em phát hiện ra người ta không đứng đắn nên đành ra đi, mỗi lần như vây em đều rất đau khổ và mất nhiều thời gian để lấy lại cân bằng.
Em là một cô gái hiền lành, ngoan và thật thà nên được rất nhiều người yêu quý, đồng nghiệp bạn bè, và mọi người xung quanh quý mến. Cũng vì vậy mà em được rất nhiều người giới thiệu, nhưng em rất khó tìm được một người phù hợp với mình. Nhiều cuộc gặp gỡ em cảm thấy thật sự mệt mỏi, chán nản không muốn đi nữa.
Một lần gần đây, em được giới thiệu cho em một anh làm cùng cơ quan, chị ấy nói qua về công việc, quan điểm của anh ấy và em cảm thấy rất ưng. Em đi gặp anh ấy, chúng em ngồi nói chuyện và anh kể hết về những mối tình trước của anh, trời sắp mưa nên em xin phép ra về, anh mời em đi ăn cơm nhưng em từ chối vì bạn ở nhà nấu cơm. Anh bảo đưa em về nhưng em không đồng ý.
Khi em về, anh chẳng xin số điện thoại của em, em đợi mấy ngày mà chẳng thấy gì, người làm mối cũng chẳng nói gì, em bèn mạnh dạn xin số điện thoại của anh và nhắn tin cảm ơn. Sau đó, anh đã gọi điện lại nói chuyện với em, em thấy rất thoải mái.
Em được giới thiệu với anh ấy (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Sau đó em cũng không thấy anh liên lạc gì, em tham khảo ý kiến mọi người và chủ động nhắn tin cho anh như một người bạn, anh cũng nhắn lại, gọi lại cho em và kể công việc của anh dạo này nhiều việc.
Hôm qua em lại chủ động nhắn tin rủ anh đi mua tranh, anh nói mệt và có ý trêu em rằng: Sao lại rủ anh đúng ngày chân tay anh rã rời thế. Em biết anh nhiều tuổi và em cũng nhiều tuổi, công việc cũng rất bận, áp lực nhiều, không còn lãng mạn như ngày xưa nữa. Theo chị, em có tiếp tục nhắn tin cho anh ấy, coi anh như một người bạn để xích lại gần nhau hay không? Em có nên hỏi chuyện, tâm sự với phụ huynh xem ý anh ấy như thế nào không? Thật sự em rất ngại, nhưng nghĩ mình gặp được người ưng ý ở tuổi của em càng ngày càng khó. Vì vậy em muốn chị cho em ý kiến xem em có nên tiếp tục chủ động liên lạc với anh ấy không. Em vốn là một người rất nhát và không khéo léo như những bạn gái khác. Em xin chân thành cảm ơn.
Theo VNE
Luồn cúi nhà vợ vì... quá nghèo
Khi quen và yêu nhau, tôi không nghĩ rằng nhà cô ấy lại giàu có và quyền lực như vậy!
Tôi quen vợ tôi từ hồi còn là sinh viên. Yêu nhau bốn năm học đại học, chúng tôi quyết định xin phép hai gia đình tổ chức đám cưới. Thế nhưng, mọi việc không diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ như những gì tôi tưởng tượng. Bố của cô ấy là giám đốc của một doanh nghiệp xây dựng. Còn tôi, trai quê chính hiệu. Sống ở đâu tôi cũng được mọi người yêu mến, nhận xét là hiền lành, ngoan ngoãn. Thế nhưng, khi tôi về ra mắt gia đình nhà cô ấy, bố cô ấy không nói một lời, rời khỏi bữa cơm bởi cho rằng tôi là kẻ "đào mỏ".
Trước khi quen biết và yêu cô ấy, tôi cũng không thể ngờ rằng gia đình cô ấy lại giàu có và quyền lực đến như vậy. Tôi yêu cô ấy thật lòng, không vụ lợi, không có chút tơ tưởng nào tới tài sản gia đình cô ấy nắm giữ dù cho tôi rất nghèo.
Trước sức ép từ phía gia đình, cô ấy và tôi vẫn quyết tâm lấy nhau cho đến cùng. Bởi lẽ, hai chúng tôi không thể sống thiếu nhau. Hai đứa sẵn sàng ra ở riêng, tự làm tự ăn, quyết không nhòm ngó gì đến tiền bạc của bố mẹ.
Dù như vậy, nhưng tôi và cô ấy đều là những người có học thức nên vợ chồng tôi không muốn chỉ vì chuyện này mà nảy sinh mâu thuẫn tình cảm cha con của cô ấy. Tôi chờ đợi cho tới khi gia đình cô ấy đồng ý, đặc biệt là người cha độc tài của cô ấy.
Dù bị gia đình ngăn cản nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đến với nhau (Ảnh minh họa)
Trong suốt nửa năm chờ đợi, tôi làm việc hăng say ngày đêm để chứng tỏ mình có năng lực, đủ tài chính để lo cho cuộc sống gia đình. Cô ấy cũng vậy, chăm chỉ làm việc để hai đứa tích góp một khoản tiền tiết kiệm riêng, lo thuê nhà, mua sắm đồ đạc. Tôi cũng thường xuyên "chai" mặt tới gặp bố vợ tương lai, dọn dẹp vườn tược trong khuôn viên nhà, làm tất cả mọi việc để mong bố cô ấy có cái nhìn khác về tôi.
Cuối cùng "trời không chịu đất thì đất cũng phải chịu trời", thấy chúng tôi quyết tâm, bố cô ấy quyết định tổ chức đám cưới cho hai đứa. Thế nhưng, cái nhìn của bố vợ tôi vẫn không thay đổi, luôn cho rằng gia đình tôi nghèo hèn, kém phân và hay nói móc khoáy về sự nghèo khó của gia đình tôi mỗi lần tôi đưa vợ về thăm nhà.
Bẵng đi một thời gian, vợ tôi mang bầu rồi sinh được một cậu con trai. Phần vì thương vợ không có người chăm sóc, phần vì mẹ vợ tôi xót con gái nên hai vợ chồng tôi quyết định về nhà ngoại để bà tiện chăm nom cho vợ tôi và cháu nhỏ.
Những ngày đầu, bố vợ tôi có vẻ quý cháu nên không nhiếc móc gì tôi. Thế nhưng, chỉ được khoảng hai tháng, bố vợ tôi lại "chứng nào tật nấy", họ hàng đến chơi với vợ tôi, ông vẫn than phiền ngay trước mặt tôi: "Đấy, có chăm được nhau đâu rồi lại phải về đây!".
Nghe những câu nói ấy của bố vợ, tôi chỉ còn biết cười xòa nhưng thực tâm trong lòng tôi vô cùng tự ái. Tôi đã lấy vợ được hơn một năm, vậy mà ông vẫn không chịu nhìn nhận tôi như một người con rể. Đối với ông, tôi chỉ là một kẻ đào mỏ, dù rằng tôi chưa xin xỏ một xu từ bố vợ.
Có lần, tôi phải đi công tác, bố tôi rút hai triệu rồi bảo: "Cầm tiền mà mua quà về, lương của anh được bao nhiêu". Tôi nhất định không lấy thì ông lại dè bỉu: "nghèo mà còn sĩ".
Sống trong gia đình nhà vợ giàu có, tôi như kẻ hầu người hạ trong nhà, không có quyền nói, không được phép tham gia vào bất cứ công việc gì của nhà vợ.
Đã rất nhiều lần tôi muốn chuyển ra khỏi nhà vợ, nhưng rồi nhìn vợ, nhìn đứa con thơ bé bỏng không người chăm nom tôi lại thấy xót xa. Bố mẹ tôi thì ở quê xa, nhà lại đông các cháu, ngẫm lại tôi thấy phận làm rể ở nhà vợ thật tủi nhục.
Đến bao giờ tôi mới hết bị bố vợ khinh, đến bao giờ ông mới chịu thừa nhận tôi không phải kẻ đào mỏ? Tôi phải làm sao?
Theo VNE
Tủi nhục phận đàn ông ở rể Trong lúc tức giận, Thương đã chỉ tay thẳng mặt đuổi chồng ra khỏi nhà mình. Hiện nay, cuộc sống xã hội văn minh và phát triển, mối quan hệ nam nữ được dung hòa, mọi quyền lợi và trách nhiệm sống ngang nhau. Việc người đàn ông tá túc nhà vợ có lẽ không còn xa lạ, không là vấn đề to...