32 phạm nhân nước ngoài đủ điều kiện được đặc xá dịp 2.9
Sáng nay 22.8, tại Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn đặc xá đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá dịp 2.9.
Phiên họp của Hội đồng Tư vấn đặc xá sáng nay 22.8 – Ảnh: Thái Sơn
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá, cho biết, thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước và Hướng dẫn của Hội đồng Tư vấn đặc xá, đến nay các tổ thẩm định liên ngành (gồm đại diện Bộ Công an, TAND tối cao, Ủy ban T.Ư MTTQ VN, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chủ tịch nước…) đã tiến hành thẩm định trên 18.000 hồ sơ đề nghị đặc xá cho phạm nhân của các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quản lý.
Trong đó, số hồ sơ đủ điều kiện là 18.399 hồ sơ. Các thành viên Hội đồng Tư vấn đặc xá xem xét và đồng ý đặc xá cho 18.331 phạm nhân, trong đó có 32 phạm nhân quốc tịch nước ngoài và 1 phạm nhân liên quan tới xâm phạm an ninh quốc gia.
Theo Hội đồng Tư vấn đặc xá, thực hiện luật Đặc xá từ năm 2009, đến nay đã có 5 đợt đặc xá tha tù trước hạn cho 63.499 phạm nhân và 678 người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Do sự chuẩn bị chu đáo, chủ động của cấp ủy, chính quyền địa phương nên đa số người được đặc xá tha tù trước hạn trở về nơi cư trú làm ăn lương thiện, tỷ lệ người tái phạm thấp.
Qua theo dõi đợt đặc xá gần đây nhất là năm 2013, sau một năm thực hiện (tính đến 1.9.2014), số người được đặc xá có hành vivi phạm pháp luật là 114, chiếm tỷ lệ 0,73% so với tổng số 15.523 người được đặc xá.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn đặc xá yêu cầu Bộ Công an, Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn cần thiết. “Yêu cầu đặt ra cho công tác đặc xá là phải nghiêm minh, chặt chẽ, công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, đúng đối tượng, không đặc xá người thiếu điều kiện và cũng không bỏ sót người đủ điều kiện, kiên quyết không để tiêu cực xảy ra”, Phó thủ tướng nói và lưu ý để công tác đặc xá và hậu đặc xá năm 2015 đạt kết quả tốt, các cơ quan chức năng phải phối hợp với các ngành, địa phương quan tâm đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người được đặc xá. Đối với những người được đặc xá có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì các cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế – xã hội hãy thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, quan tâm giúp đỡ họ vay vốn làm ăn, ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng.
Video đang HOT
Thai Sơn
Theo Thanhnien
Vụ cưỡng chế đầm tôm: Hai người phụ nữ mừng tủi chờ chồng trở về
Vợ ông Đoàn Văn Vươn và vợ ông Đoàn Văn Quý vui mừng khôn xiết khi biết tin chồng được ra tù trước thời hạn. Họ không làm nổi việc gì ngoài việc đếm ngược thời gian chờ đón hai người chồng trở về nhờ ân xá của Chủ tịch nước.
Niềm vui của hai người phụ nữ
Ngày xảy ra vụ cưỡng chế khu đầm đối với gia đình ông Vươn, ông Quý, mà đặc biệt là với những người phụ nữ của gia đình ấy, quả là những giông gió không thể nào quên. Trong nỗi tuyệt vọng giữ đất, hai người đàn ông ấy đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Nay sau quãng thời gian chấp hành án phạt tù, họ đã nhận được đặc xá, được ra tù đúng dịp cả nước mừng 70 ngày Quốc khánh.
Chúng tôi tìm về gia đinh ông Đoàn Văn Vươn vào lúc tối muộn, từ đầu làng, những người hàng xóm vừa chỉ đường vừa hào hứng "khoe hộ": "Ông Vươn, ông Quý sắp được về rồi". Chúng tôi hiểu, việc hai người nông dân ấy được hưởng ân xá của Chủ tịch nước là niềm vui chung của mọi người. Bên cạnh công lý còn có sự khoan hồng của pháp luật. Rồi đây, những nông dân ấy sẽ trở về, tiếp tục lao động xây dựng quê hương.
Hai người phụ nữ vui mừng trước tin chồng được ân xá.
Tâm sự với chúng tôi, chị Phạm Thị Hiền (SN 1982, vợ ông Đoàn Văn Quý, trú tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) chia sẻ: "Gần 4 năm trời chồng tôi đi thụ án chưa lúc nào tôi được giấc ngủ ngon. Ở nhà chỉ còn đàn bà và trẻ con chẳng biết làm gì với khu đầm mà sau vụ việc để lại cùng với nợ nần cũ. Có những lúc tôi nghĩ mình không thể đứng dậy được, nhưng rồi chị (vợ ông Vươn- PV) lại động viên tôi phải mạnh mẽ vì trong thời điểm đó, nhà có khoảng hơn chục người, còn mỗi tôi khỏe mạnh nhất. Tôi phải xốc vác việc nhà, an ủi những người trong gia đình để cùng nhau vượt qua sóng gió, chờ các anh ấy về xây dựng lại từ đầu".
Trao đổi với PV Dân trí về gần 4 năm trời chồng đi tù, chị Hiền vẫn không cầm được nước mắt về những sóng gió đã qua.
Chị Nguyễn Thị Thương (SN 1970), vợ ông Đoàn Văn Vươn, kể: "Khi chồng ở nhà, tôi chỉ có việc nuôi con và lo cơm nước. Tôi ốm đau bệnh tật liên miên nên người rất yếu. Khi xảy ra chuyện, ai cũng lo lắng tôi sẽ gục và không thể sống để nuôi con". Nhưng rồi chị phải gắng gượng, mãi rồi cũng quen, chị phải gắng thay anh chăm chút cho khu đầm.
Tin anh em ông Vươn được đặc xá đã khiến cho hai người phụ nữ và những đứa trẻ trong gia đình này phấn khởi suốt mấy ngày nay. Bà con lối xóm cũng như bạn bè cũng đã tới nhà chia vui tấp nập...
"Giông gió" đã qua!
Cả chị Thương lẫn chị Hiền đều cho biết, sau khi đón anh Vươn, anh Quý về, họ sẽ bàn giao công việc ở khu đầm cho hai người đàn ông cáng đáng, để được trở lại làm những người phụ nữ đứng sau lưng chồng, chăm chút cho con cái, gia đình.
"Hồi đó khi anh em ông ấy bị bắt đi rồi, chúng tôi vẫn ở khu đầm, đêm đêm chị em tôi và cháu phải dắt díu nhau đi kiểm tra đầm. Mỗi người cầm một con dao dọn chuối đổ ngổn ngang ở đường và dọn những cành cây đổ mới có thể vào đầm. Bờ đầm nứt, cá, tôm ra hết ngoài, thiệt hại không biết bao nhiêu. Hai chị em chỉ biết khóc, có lúc thấy bất lực. Giờ ngồi nghĩ lại cảnh hồi đó, thấy thật kinh hoàng...", chị Hiền chia sẻ.
Tháng 4/2013, nhìn con, cháu nheo nhóc, hai chị em nghĩ phải cho con lên bờ đi học tử tế, bát hương gia tiên phải có nơi thờ cúng cao ráo. Hai chị em dâu đã quyết tâm đưa tất cả các con lên làng quyết định xây nhà cho các con sống chung để cùng nhau nuôi chúng ăn học. Họ đã mạnh dạn đi vay mượn để xây nhà. Rồi lại mạnh dạn cho du khách thuê nhà nghỉ, có thêm khoản thu nhập để trả nợ.
"Anh Vươn và anh Quý được ra đợt này là gia đình tôi hết người phải chịu án. Nguyện vọng của gia đình là được sống và làm việc yên ổn trên mảnh đất quê hương mình. Con cái chúng tôi cùng chúng tôi sẽ làm kinh tế thật tốt chính trên mảnh đất này", chị Hiền bày tỏ.
Từ ngày anh em ông Vươn đi tù, hai bà vợ ở nhà chỉ quản lý được khu đầm ở mức " cầm cự"
Chị Hiền cũng thông qua báo Dân trí gửi lời cảm ơn đến chính quyền địa phương và bà con làng xóm cũng như bạn bè và nhiều người dân trên cả nước đã ủng hộ, giúp đỡ và động viện gia đình chị trong lúc gặp khó khăn. Từ ngày chồng đi chịu án, các chị luôn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện hết lòng từ chính quyền xã trong mọi vấn đề của gia đình. "Cảm ơn sự khoan hồng, cảm ơn ân xá của Chủ tịch nước đã cho chồng và anh chồng tôi về trước thời hạn", chị nói thêm.
Chỉ còn ít ngày nữa anh em ông Đoàn Văn Vươn sẽ được đặc xá về lại với gia đình. Ngày đoàn viên của đại gia đình ấy chắc chắn cũng sẽ là một ngày vui của người dân huyện Tiên Lãng.
Thu Hằng
Theo Dantri
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn nói gì trước thông tin đặc xá? Sáng 18/8, những người thân ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng có chuyến vào trại giam thăm nuôi hai anh em ông Đoàn Văn Vươn trước ngày hai ông được xét duyệt đặc xá, tha tù trước thời hạn. Những ngày qua, dư luận trong cả nước, nhất là người dân Hải Phòng đặc biệt quan tâm đến thông tin...