32 năm sống giữa rừng sâu
Mấy chục năm nay, gia đình sáu người, trong đó có bốn trẻ em sống giữa rừng, cách biệt với thế giới bên ngoài chỉ vì nghèo khổ và bế tắc.
Từ thông tin của anh Lê Văn Tự, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng số 2, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tuy Phong (Bình Thuận), PV báo Pháp Luật TP.HCM đã tìm đến một gia đình sống cách biệt giữa rừng sâu mấy chục năm nay.
Túp lều giữa đại ngàn
“Căn nhà” của A Sáng nằm lọt thỏm giữa rừng già huyện Bắc Bình, giáp ranh với tiểu khu 22 rừng phòng hộ Tuy Phong, ở độ cao gần 800 m so với mặt biển, muốn đến được phải mất một ngày luồn rừng. Từ cửa rừng ở xã Phan Dũng (huyện Tuy Phong), đến đây phải leo qua năm ngọn núi, luồn lách qua những khu rừng già với vách đá đầy rêu.
Túp lều được dựng bằng thân tre, trên phủ bạt. Bốn đứa trẻ nép vào tấm cửa đan bằng phên tre nhìn khách lạ lẫm. Tất cả chúng đều nhỏ con và hơi khờ khạo. Anh Nguyễn Đẩu, người dân xã Phong Phú (huyện Tuy Phong) dẫn đường cho chúng tôi nói rằng chỉ mới đây thôi, mỗi lần có người lạ là chúng lại chạy vào rừng để trốn.
Không giao tiếp, không học hành, tất cả những gì về thế giới bên ngoài là vài người dân đi làm dầu rái thi thoảng ghé qua xin nước uống. Hai đứa lớn mỗi tháng một lần cõng dầu rái xuống núi, tại cửa rừng nơi họ có thể bán dầu và nhận lại lương thực. Bầu bạn của chúng là một con mèo và hai con chó, trong đó một con bị cụt chân vì vướng bẫy.
Mỗi ngày A Sáng lại ra khấn thần rừng xin bình yên cho con cái. Ảnh: HOÀNG ANH
A Sáng tên thật là Gịp A Dưỡng, người thôn Hải Thủy, xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Anh 50 tuổi nhưng đã có 32 năm sống giữa rừng. Nhà nghèo, từ nhỏ A Sáng đã lên rừng làm dầu rái (lấy nhựa thông) về bán. Rừng xa, ban đầu mỗi tuần anh về nhà một lần, rồi nửa tháng, rồi có khi ở hẳn nhiều tháng không về, chỉ xuống bãi bán dầu rồi lại trở lên. Từ năm 1982, anh ở lại hẳn trong rừng.
Cuộc đời buồn
Rồi A Sáng thương một cô gái đi gánh dầu rái thuê trên rừng. Họ dắt díu nhau về quê nhà Hải Ninh, sống chung trong căn nhà trống trước dột sau với vợ chồng anh trai và có một đứa con là Gịp A Moi. A Sáng vẫn lên rừng, mỗi tháng về đôi lần gửi tiền bán dầu rái cho vợ đong gạo. Mấy năm sau, người vợ mắc bệnh rồi qua đời. Từ đó A Sáng ở hẳn trong rừng sâu, không có ai bầu bạn ngoài một con khỉ. Thi thoảng anh mới có dịp nói chuyện khi gặp vài người đi làm dầu rái trên núi cao cách đó nửa ngày đường.
Ngày nọ, cô gái Nguyễn Thị Quảng từ xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong lên gánh dầu thuê, họ quen nhau rồi về ở cùng nhau. A Sáng đón đứa con của người vợ đầu, lúc này chừng năm, sáu tuổi, lên núi ở cùng.
A Sáng biết chút ít nghề thuốc Nam học từ mẹ và biết đỡ đẻ vì hồi nhỏ mẹ sinh mấy đứa em, bà mụ sai anh đi mua thuốc và phụ đỡ đẻ. Khi chị Quảng mang bầu, núi cao không đưa vợ về xuôi sinh nở được, anh làm bà mụ cho vợ mình. Vợ sinh xong, anh tắm rửa cho con, hút đờm dãi trong miệng nó để lớn lên nó khỏi bị hen. Họ có đứa con thứ hai là bé gái Gịp A Nhì như thế.
Muốn tìm đến túp lều của họ, nhóm PV đã phải nhờ người dẫn đường, băng rừng trọn một ngày. Ảnh: ĐỨC HIỂN
Bữa cơm chiều của gia đình A Sáng. Ảnh: ĐỨC HIỂN
Rồi vợ lại mang bầu, A Sáng lại đỡ đẻ. Được hơn một tuổi thì thằng bé bị sốt. Hôm đó mưa trắng rừng, không cách gì có thể đưa đứa bé đang sốt hầm hập băng qua bảy ngọn núi với những khe suối lũ đang gào thét và những vách đá dựng đứng đầy rêu để về bệnh viện. Những bài thuốc Nam không ngăn giúp đứa bé dễ thở hơn. Nó chết trên tay A Sáng.
Vợ lại mang bầu, A Sáng lại luồn rừng về mua thuốc và đỡ cho vợ. Nhưng đứa bé bị nhau thai quấn cổ và chị Quảng, vợ anh, cũng chết vì băng huyết khi sinh. Cũng như đứa con trước đó, họ chết trong một chiều mưa giăng trắng rừng già.
A Sáng dắt díu hai đứa con Gịp A Moi và Gịp A Nhì tìm một ngọn núi cao hơn, dựng lều gần nơi anh lấy dầu rái để tiện chăm con và làm dầu. Đó là một ngày mùa khô 17 năm trước.
Video đang HOT
Cái nghèo đeo đẳng
Chị Quảng có một người em gái tên Nguyễn Thị Lâm Tuyền, nghèo như chị và cũng đi gánh dầu thuê như chị. Mỗi khi lên rừng, cô lại mang theo khi cái áo, lúc ký thịt, hũ mắm cho cháu, bịch thuốc rê cho anh rể. Những người bạn đi rừng khuyên cô: “Mày cũng gần ba mươi rồi. Thôi thì mày lấy A Sáng rồi chăm hai đứa nhỏ”.
Không nói ra thì từ lâu cô cũng đã chăm hai đứa con của Sáng như người mẹ thứ hai. Đến khi A Sáng ngỏ lời: “Cô về đây ở với anh lo cho thằng A Moi và con bé A Nhì!” thì cô im lặng. Họ thành vợ chồng từ đó. Túp lều giữa rừng được thay tấm bạt mới, A Sáng xẻ một cây gỗ làm bộ ván cho hai đứa con, vách lều được nới rộng và ngăn ra. Thêm một ngày đốn tre và đục đẽo, A Sáng chỉ tay vào cái giường tre mới đóng: Anh với em ngủ chỗ này.
Rồi chị Tuyền mang bầu, dĩ nhiên vẫn không thể leo núi về trạm xá. A Sáng lại làm bà mụ trong những ngày mưa rừng gió núi. Anh ra gốc cây to nhất sau lều, lập bàn thờ và khấn thần núi thần rừng: “Xin ông bà cô cậu phù hộ cho vợ con sanh đứa bé mạnh tay mạnh chưn”. Bốn đứa con: Gịp Sám Tày, Gịp A Long, Gịp A Dậu và Gịp Linh Chi nối nhau ra đời. Túp lều đỡ cô quạnh hơn nhưng cuộc sống khó khăn hơn. Lều chật, sáu đứa con vẫn ngủ trên ván, thằng em gối đầu lên bụng thằng anh, thằng bé vắt chân lên cổ thằng lớn.
Mơ ước một căn nhà
20 tuổi, thằng con lớn Gịp A Moi một bữa nói với cha: “Ở rừng khổ quá, con muốn về làng!”. Nhưng tiền đâu mà cất nhà? Xa rừng biết sống bằng gì? Mảnh đất cha mẹ để lại, người anh trai ở phần trước, phần sau vẫn dành cho A Sáng. 30 năm nay, chưa khi nào A Sáng nguôi nỗi khao khát có một mái nhà trên đó. Nhưng làm ngày nào ăn ngày ấy còn chưa đủ, hai vợ chồng với một bầy con sáu đứa mỗi ngày ăn gần 7 kg gạo, mỗi bữa nấu bảy lon, thực phẩm chỉ có rau rừng, thú nhỏ bẫy được, vậy mà còn đói. Ước mơ về một ngôi nhà ở làng để đưa vợ con về cứ mãi xa vời.
Nghĩ đến bầy con thất học, không có dịp giao tiếp với bên ngoài, cứ cặm cụi kiếm ăn trong rừng sâu núi thẳm, nhiều đêm anh muốn khóc. Anh nghĩ: Đời mình đã thế, đời chúng nó rồi cũng lại cắm mặt vào rừng làm dầu đổi gạo, khác gì muông thú?
Một buổi, thằng Gịp A Moi mang dầu rái xuống bãi và không trở lên rừng nữa. Nó nhắn một người thợ rừng là xuống Liên Hương làm thuê. Con bé Gịp A Nhì thay anh gánh dầu xuống núi rồi cũng không trở lên nữa, nó xuống ở với anh trai, cũng đi làm thuê.
Giờ, thằng bé Gịp Sám Tày, 16 tuổi và thằng Gịp A Long lên 10 lại thay anh chị nó gánh dầu xuống bãi. Hai thằng nhỏ vác can dầu mấy chục ký luồn rừng leo dốc như con khỉ, những con dốc mà chúng tôi bở hơi tai hai ba bận mới leo tới đỉnh.
Những đứa trẻ ấy chỉ muốn được về sống ở làng như bao đứa trẻ bình thường. Bố mẹ chúng cũng chỉ muốn có một cái nhà ở làng như người bình thường, đau ốm hay sinh nở được đến bệnh viện, không phải đẻ trong rừng và chết trong rừng như người vợ và hai đứa con trước. A Sáng đã thức nhiều đêm đến khi gà rừng gáy sáng vì câu hỏi của vợ con: “Khi nào mình được về làng?”.
Ở tuổi ngoài 50, chân đã mỏi sau gần 40 năm lội rừng, anh không có nhiều thời gian và cơ hội.
A Sáng hát rất hay nhưng ở rừng từ năm 18 tuổi nên đến giờ anh vẫn chỉ thuộc những bài nhạc vàng từ 40 năm trước. Say say anh vẫn nghêu ngao “nhà em có hoa vàng trước ngõ”. Còn thực tại thì vẫn là túp lều giữa rừng sâu với vợ và bốn đứa con, cách ngôi làng gần nhất trập trùng núi cao và rừng rậm. Một căn nhà, mơ ước của đời người vẫn là điều quá xa vời.
A Sáng nghèo, A Sáng khổ. Nhưng nhìn vào mắt anh, giăng võng ngủ với anh một đêm bên túp lều giữa rừng, tôi thấy ở đó còn hơn cả sự nghèo, nó là sự tối tăm, luẩn quẩn và bế tắc.
Theo Nguyễn Đức Hiển|
Pháp luật TPHCM
Chuyện một người Đan Mạch tự xây cầu tại Việt Nam mà vẫn trắng tay
Họ là đôi vợ chồng già, chồng người Đan Mạch - vợ người Việt đã đổ hết tâm sức xây được 24 cây cầu treo và 5 trường học tại những vùng nông thôn nghèo của Việt Nam. Thế nhưng, cuộc đời họ lại không gặp suôn sẻ ngay trên chính mảnh đất mà họ yêu quý, thậm chí họ còn bị người Việt lừa trắng tay, giờ phải sống trong một ngôi nhà xây tạm bợ. Nhiều người không biết tới họ nhưng vẫn đi qua những cây cầu họ đã xây...
Được sự đồng ý của facebooker Tung Xich Lo - người đã chia sẻ những thông tin về cặp vợ chồng Kurt Lender Jensen - Ngọc Nhung (Sang) trên trang mạng xã hội - để gửi tới bạn đọc câu chuyện về những con người, dù không mang dòng máu Việt nhưng vẫn nhiệt tâm với nước Việt.
Lần đầu tiên, tôi gặp ông Kurt và bà Sang là qua sự hướng dẫn của ông anh tôi khi anh giới thiệu về họ: "cặp vợ chồng này có chung 1 trái tim tốt", Tùng nên đến thăm họ. Trong nhiều năm qua, tại Đan Mạch, ông Kurt và bà Sang đã được nhiều người dân Đan Mạch biết đến khi họ khởi đầu xây một cây cầu treo tại khu vực trồng cà phê, thuộc Bảo Lộc, Lâm Đồng bằng chính công sức và sự cần cù của họ.
Hành trình xây cầu chỉ bằng sự trợ giúp
Theo lời ông Kurt kể lại cho tôi, chuyện xây cầu xuất phát từ một lần về thăm quê hương vợ, có người nhờ ông gắn giúp lại vài tấm ván cho chiếc cầu treo. Thoạt đầu nhìn chiếc cầu cũ kỹ, ông đã thốt lên rằng ông hoàn toàn có khả năng làm một cây cầu treo mới, còn chiếc cầu cũ như hiện tại thì vô phương. Lúc ấy ông nghĩ, chắc mọi người đều nghĩ "ông ta nói phét lác". Nhưng ông Kurt đã bắt tay vào làm đúng như lời nói của mình.
Trở lại Đan Mạch, ông đã tích cực liên lạc với nhiều chuyên gia để xin vật liệu xây cầu. Công ty đầu tiên nhận giúp đỡ là một công ty sản xuất dây cáp, họ đã trả lời ngay lập tức rằng sẵn sàng trợ giúp mớ dây cáp ông cần dùng. Nhưng cáp của họ lại bọc nhôm, không có sự co dãn, e là không thích hợp cho việc làm cầu treo. Cùng lúc đó, ông lại được một người bạn thân cung cấp cho ông một thông tin quan trọng: Hệ dây cáp căng giữa các tuyến cao tốc của Đan Mạch đang được tháo bỏ vì quá nguy hiểm. Thế là ông Kurt bắt tay liên lạc với sở đường bộ. Họ kết nối ông với một công ty đang thi công tháo gỡ của Đức. Công ty này đã không ngần ngại cho ông lấy những gì ông muốn.
Tuy nhiên, để cuộn những sợi dây cáp lại, ông phải liên lạc với một cơ sở điện lực tại địa phương. Sau khi nghe ông Kurt trình bày, công ty này vui vẻ chở những ống cuộn dây điện trống, đến thẳng đường cao tốc, nơi họ đang tháo gỡ dây. Để cho đôi vợ chồng Kurt- Sang tự lăn dây cáp vào ống cuộn.
Cũng trong thời gian đó, ông Kurt tiến hành làm thử một chiếc cầu mẫu trong khu vườn của nhà mình. Ông cũng liên lạc với một công ty lớn của Đan Mạch, chuyên về ngành xây cầu có tên là Carl Bro và nhờ họ trợ giúp ông một bảng vẽ sơ sài. Nhưng nhờ bản vẽ này, ông Kurt đã nhẩm tính được sẽ cần bao nhiêu mét cáp cho chiếc cầu trong thực tế.
Rồi ông lại tiếp tục nhờ đến một công ty chuyên về kỹ nghệ cung cấp các vật liệu cho ghe đánh cá có tên là Claus Harbo. Họ cũng rất ân cần giúp ông số trang thiết bị siết dây cáp... mà ông cần dùng. Ngoài ra, Câu lạc bộ thể thao Lions Club, đã hỗ trợ thêm một máy phát điện và máy trộn bê tông cho công việc xây cầu của ông. Không dừng tại đây, ông xin tiếp được một số lượng sơn để bảo trì dây cáp của công ty Sadolin.
Cuối cùng ông liên lạc với hãng vận chuyển tàu Maersk mạnh nhất thế giới và đã được phép nói chuyện trực tiếp với tổng giám đốc, A. P. Muller. Tuy các tàu bè của hãng này không cập cảng Việt Nam, nhưng ông tổng giám đốc cũng vui lòng giúp ông Kurt chuyển số hàng ấy về Singapore, rồi nhờ các hãng khác chuyển tiếp số hàng trên về Việt Nam.
Coi như các công việc tại Đan Mạch tiến triển quá tốt. Tuy nhiên, khi số hàng trên về tới cảng Sài Gòn lại gặp vấn đề lớn nhất mà không nhận được sự trợ giúp nào khi phải chi tiền, thì hàng mới ra khỏi cổng. Ông Kurt đã phải thương lượng rằng cho ông lấy số hàng trước, còn tiền thì chiều ông mới đích thân đến nhà chủ kho để trả, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế để ông Kurt đối phó với những "nhũng nhiễu" thường nhật ở Việt Nam, bởi ông lấy đâu ra tiền để trả cho chủ kho, khiến ông phải... nói phét như vậy.
Khi nguyên vật liệu đã có mặt tại Việt Nam, lãnh sự quán Đan Mạch đã trợ giúp bê tông, sắt thép và cây ván, cùng với chi phí vận chuyển.
Thế nhưng, ngày khởi công xây cầu, ông chủ tịch tỉnh Bảo Lộc chỉ điều giúp ông Kurt một đội quân 20 người, trong đó chỉ có một người cầm theo cái xẻng, là công cụ lao động duy nhất. Ông Kurt đã bức xúc với hành động thờ ơ này của chính quyền địa phương và tuyên bố sẽ làm cây cầu tại một đại phương khác nếu sự trợ giúp nhân lực "èo uột" như vậy.
Ngày hôm sau, ông Kurt nhận được một đội quân gấp đôi là 40 người. Với kinh nghiệm của một người thợ hồ, hiểu biết nhìn bản vẽ. Ông đóng vai trò chỉ huy và phân chia công việc lớn nhỏ cho thợ, thậm chí chia từng điếu thuốc lá cho thợ. Cô Sang - vợ ông đóng vai trò thông dịch và chị nuôi cho 40 người nông dân đến giúp việc xây cầu.
Sau 25 ngày, chiếc cầu treo dài 65 mét và ngang 1,2 mét hoàn tất với tổng chi phí là 4500 USD. Khi chiếc cầu được khánh thành, một bà cụ đòi nắm tay ông Kurt dẫn bà qua cầu. Cụ bà này đã bật khóc vì nỗi vui sướng và tâm sự rằng, "đã 20 năm nay, tôi chưa bước qua được sang bên này đồi".
Sau khi hoàn thành cây cầu treo đầu tiên, ông Kurt đã có đủ tư liệu để hoàn tất hồ sơ gửi đến lãnh sự quán của Đan Mạch tại Việt Nam kèm một câu "Chiếc cầu đã xây xong". Họ đã trao cho vợ chồng ông đảm nhận những công trình xây dựng trợ giúp sau này. Ông Kurt đã phấn khởi và thốt lên: "Tôi có thể xây thêm cả 10 chiếc cầu nữa. Nếu có ai đó thanh toán chi phí". Vợ chồng ông chấp nhận công việc với điều kiện chỉ nhận lương tương ứng với một người lãnh tiền thất nghiệp tại Đan Mạch. Vì nếu nhận lương cao hơn, coi như chương trình trợ giúp không còn đúng ý nghĩa.
Trong khi đó, Danida - một hội chuyên gia về việc giúp phát triển nông nghiệp tại các vùng nông thôn nghèo trên toàn cầu đã đánh giá cao tính tiết kiệm của chiếc cầu, khi chỉ làm hết chi phí so với giá trị thật của nó. 6 năm tiếp theo, cặp vợ chồng này đã hoàn tất 24 cây cầu nằm trong chương trình trợ giúp của chính quyền Đan Mạch. Họ còn tham gia xây luôn cả 5 ngôi trường học.
Nhưng về sau nhiều chương trình trợ giúp, phải trải qua nhiều thủ tục rắc rối. Những khoản tiền trợ giúp không đến nơi cần nhận mà lọt thẳng vào túi những kẻ tham nhũng. Đến lúc này, cặp vợ chồng già tự nhận thấy "cuộc vui" đã kết thúc nên họ muốn rút lui về lại xứ sở Đan Mạch yên tĩnh. Ông Kurt cũng kể rằng, sau mỗi lần khánh thành cầu, vị Chủ tịch tỉnh lại vui mừng khai tiệc ăn nhậu, thậm chí đã có lần hỏi ông: "Thủ tục đến Đan Mạch có dễ không?"
Những sóng gió khó ngờ trên mảnh đất Việt
Tưởng chừng như sau những phần đóng góp công sức cho xã hội, hai vợ chồng già sẽ được hạnh phúc an hưởng tuổi già, thì ngờ đâu Bộ nhập cư Đan Mạch đã bác bỏ đơn xin trở lại sống tại nước này của bà Sang. Trong khi với khả năng tài chính của mình, ông Kurt không đủ khả năng nuôi vợ.
Tại Đan Mạch, ông Kurt cũng đang sống bằng đồng lương hưu ít ỏi bởi ông xuất thân từ một gia đình lao động. Từ năm 14 tuổi ông đã rời khỏi nhà và tự đi tìm việc kiếm sống bằng nhiều nghề. Rồi sau đó ông đã làm thủy thủ cho những hãng tàu khách đi khắp toàn cầu. Thời gian tiếp theo, ông trở lại Đan Mạch và làm thợ hồ trong 6 năm. Sau đó ông mua một chiếc ghe đánh cá và trở thành ngư dân. Ngay từ thời ấy, ông đã có những hành động được cho là khác người khi đoàn tàu đánh cá của Đan Mạch thường được sơn màu xanh da trời, còn thuyền của ông Kurt lại được sơn màu đỏ.
Năm 1992, lần đầu tiên ông về Việt Nam chơi cùng với một gia đình Việt Nam ông quen tại Đan Mạch. Trong chuyến đi này, ông đã yêu một người phụ nữ bản xứ, chính là bà Sang. Sau nhiều lần thư từ và vài lần đi lại giữa Việt Nam - Đan Mạch. Đến mùa thu năm 1994, ông mới bảo lãnh được người vợ mới cưới sang Đan Mạch.
Sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam, thay mặt cho quốc gia Đan Mạch trong chương trình trợ cấp, cặp vợ chồng Đan - Việt này đã xây biết bao nhiêu cái cầu treo, các ngôi trường trong những vùng hẻo lánh... Thế nhưng, đến tuổi già, họ chỉ mong có được một mảnh đất nhỏ để hưởng thụ những năm cuối đời tại Việt Nam mà cũng không xong. Họ đã bị cả những người thân, những người gần gũi lừa gạt khiến cặp vợ chồng già phải bán nông trại cà phê tại Bảo Lộc, nơi họ gắn bó hơn 10 năm để tìm nơi yên tĩnh tại một eo biển đẹp.
Lần đầu tiên gặp tôi, họ sống trong một túp lều bằng bạt, dựng tạm bợ tại khu du lịch Bình Tiên, Ninh Thuận. Nơi đây họ đã bị lừa một cú "ngoạn mục" bởi một ngư dân và cả đám chức trách của địa phương khi "đồng lòng" bán cho họ miếng đất nằm trong quy hoạch của một dự án du lịch.
Vẫn chưa hết, sau chuyến đến thăm của tôi, những con người trên mảnh đất họ yêu quý lại một lần nữa dụ họ mắc mưu, bỏ tiền ra mướn đất đang nằm trong dự án tại Hòa Phú, gần Phan Rí, Bình Thuận. Hơn nửa năm sau, họ được chính quyền địa phương hứa hẹn "đền bù" bằng cách cho mướn một bãi biển đẹp hơn, tại Bãi Dương, Minh Hóa, cũng gần cửa Phan Rí. Tuy nhiên, miếng đất "hứa hẹn" ấy cũng đã từng dùng để lừa một người đàn ông mang quốc tịch Úc khiến anh này mất gần nửa năm theo đuổi vụ "mướn đất" và cũng mất một số tiền kha khá trong túi.
Đến lúc này thì sự chịu đựng của ông Kurt cho những gian xảo, lừa lọc của con người nơi đây cũng đã đến giới hạn, nhưng vì thương người vợ Việt Nam, ông không thể quay lại Đan Mạch mà bỏ vợ lại xứ này. Ông ta quyết định dành dụm số tiền ít ỏi còn lại, để mua được miếng đất sa mạc toàn cát, đầy mồ mả, ngay QL1, gần cây xăng Thắng Lợi, thuộc Chí Công, Bình Thuận.
Vậy mà họ đâu có để đôi vợ chồng già này được yên. Hai ông bà vẫn thường xuyên bị lực lượng chức năng đến xét giấy tờ, hỏi tại sao họ lại thích về Việt Nam ở... Rồi xin tiền đổ xăng, sau vài lần đến nhà ông, thấy có cái máy vi tính của ông Kurt là giá trị trong căn nhà tuềnh toàng cũng lấy luôn mang về cơ quan, rồi xóa luôn hình ảnh các công trình, tài liệu của ông lưu trữ trong đó...
Ông Kurt kể rằng, hàng xóm xung quanh cũng có người tốt, nhưng cũng vẫn có kẻ thích "bắt nạt" hoặc "bành trướng" chủ quyền sang nhà người khác. Mới đây, không hiểu vô tình hay ác ý mà có người đã phá hoại cái giếng nhà ông bằng cách thả dây thun cũ (cắt từ ruột xe đạp) vào trong ống bơm. Thế là ông Kurt phải xây cái giếng mới.
Ông Kurt rất thích trò chuyện tiếng Đan Mạch với tôi. Lâu lâu ông mới có cơ hội bày tỏ sự bức xúc của cuộc sống với một người hiểu được tiếng nước ông. Hai vợ chồng già rất quý hóa khách đến thăm nên rất muốn tôi ở lại. Nhưng vì tôi cũng là thằng ngang bướng. với ý nghĩ ngủ một đêm tại nhà bạn bè mà phải đi trình giấy tờ với chính quyền địa phương thì nhiêu khê cho tôi quá. Thôi để tôi đi ngủ bụi và để cho đôi bạn già của tôi ngủ yên giấc.
Tôi chỉ thấy buồn là không giúp gì được cho họ. Bạn yêu Việt Nam? vậy bạn đã giúp được gì cho người Việt? công sức bỏ ra liệu đã bằng đôi bạn già này chưa? Họ chính là những người yêu nước Việt, những người có tâm hồn Việt nhưng cũng thật cực nhọc cho họ quá khi muốn yêu, muốn sống an bình cũng không được.
Bạn đọc có thể tới thăm và động viên gia đình ông Kurt gần chùa Cổ Thạch thuộc Liên Hương, Tuy Phong, Bình Thuận.
Ngôi nhà sơ sài của ông bà nằm trên miếng đất sa mạc và mồ mả ngay QL1, gần giữa trạm xăng Thắng Lợi và khu đồi Quạt gió.
Chỉ cần ghé thăm họ, mua giúp cô Sang (0986902470) lon nước uống và nhìn những gì họ làm là bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hay rồi.
Tung Xich Lo
Theo NTD
Ngư dân vớt được vật lạ nghi chứa chất nguy hiểm Một ngư dân trong lúc đánh bắt hải sản trên vùng biển giáp Trung Quốc đã vớt được một vật thể lạ. Nghi là vật chứa khí nguy hiểm nên cơ quan chức năng đang yêu cầu xác minh, xử lý. Vật thể lạ được ngư dân Phạm Văn Giang (30 tuổi, trú xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) phát hiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ
Có thể bạn quan tâm

Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?
Nhạc việt
21:43:25 22/02/2025
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"
Nhạc quốc tế
21:40:16 22/02/2025
Ukraine đề nghị mua LNG của Mỹ
Thế giới
21:23:29 22/02/2025
"Thần đồng" học xong chương trình tiểu học trong 1,5 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH nhưng nhanh chóng lâm vào bi kịch: Chuyện gì đã xảy ra?
Netizen
21:01:39 22/02/2025
Cuối cùng, nỗi lo sợ của MC Quyền Linh với Lọ Lem - Hạt Dẻ đã xảy đến!
Sao việt
20:36:02 22/02/2025
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận
Sức khỏe
20:06:11 22/02/2025
Nam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổi
Sao châu á
19:58:35 22/02/2025
Erling Haaland bổ sung vào bộ sưu tập siêu xe của mình liên tiếp
Sao thể thao
19:57:20 22/02/2025
Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ
Hậu trường phim
19:49:08 22/02/2025
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ
Lạ vui
18:16:32 22/02/2025