31 người chết đuổi khi vượt “eo biển tử thần” đến Anh
Ít nhất 31 người di cư, trong đó có cả trẻ em, đã thiệt mạng trong một vụ lật thuyền khi đang tìm cách vượt qua eo biển Manche để vào Anh hôm 24/11.
Nhiều người di cư mạo hiểm vượt eo biển Manche bằng những thuyền nhỏ thô sơ để đến Anh (Ảnh minh họa: Reuters).
Guardian đưa tin, sự việc xảy ra hôm 24/11 khi một thuyền chở di dân bị lật ngoài khơi Calais. Con thuyền được cho là chở khoảng 50 người, ít nhất 31 người được xác định đã thiệt mạng, trong đó có 5 phụ nữ và một trẻ em.
Video đang HOT
Giới chức Pháp lo ngại, số người thiệt mạng trong vụ lật thuyền có thể còn tăng tiếp vì hiện vẫn còn một số người mất tích. Đây có thể coi là thảm kịch kinh hoàng nhất trong cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ tìm ra người chịu trách nhiệm về thảm kịch trên, đồng thời tuyên bố sẽ không để khu vực eo biển Manche trở thành “nghĩa địa” với người di cư.
Eo biển Manche thuộc Đại Tây Dương nằm giữa Anh và Pháp đang trở thành hố tử thần tiếp theo ở châu Âu khi ngày càng nhiều người di cư, tị nạn mạo hiểm vượt biển để đến Anh chỉ bằng những con thuyền nhỏ.
Giới chức Pháp cho biết, kể từ đầu năm đến nay có khoảng 31.500 di dân tìm cách đến Anh và số người được cứu sống trên biển là 7.800. Trong khi đó, giới chức Anh cho biết, từ đầu năm nay, có hơn 25.000 người nhập cư trái phép vào nước này, gấp 3 lần năm 2020.
Nga tuyên bố sẽ cùng Belarus đáp trả các hành động khiêu khích
Ngày 23/11, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia LB Nga Nikolai Patrushev cho biết nước này cùng với Belarus sẽ tiếp tục "đáp trả thích đáng trước các hành động khiêu khích, kể cả các hoạt động quân sự" dọc biên giới hai nước này với các nước khác.
Người di cư lập các trại tạm tại cửa khẩu ở Kuznica Bialostocka-Bruzgi, Đông Bắc Ba Lan, giáp giới Belarus ngày 18/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời phỏng vấn tạp chí Argumenty i Fakty, khi được hỏi về cuộc khủng hoảng di cư tại khu vực biên giới giữa Belarus và Ba Lan, ông Patrushev nêu rõ: "Belarus là đồng minh và đối tác chiến lược gần gũi nhất của chúng tôi".
Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Patrushev khẳng định cuộc khủng hoảng di cư tại biên giới giữa Belarus và Ba Lan có thể được xem là kết quả của sức ép bên ngoài nhằm vào Minsk. Quan chức này còn cho rằng có nhiều nhóm can dự vào việc đưa người di cư vào châu Âu qua Belarus và việc di chuyển của người di cư từ khu vực biên giới Ba Lan tới Đức "được tổ chức kỹ càng".
Cùng ngày, Bộ Nội vụ Belarus thông báo 118 người di cư đã rời khỏi nước này một ngày trước đó và thêm nhiều người nữa sẽ rời khỏi đây trong ngày.
Căng thẳng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Belarus đã leo thang trong thời gian gần đây xung quanh vấn đề người di cư ở khu vực biên giới Belarus và Ba Lan, cửa ngõ vào EU. Brussels đã cáo buộc Minsk để cho dòng người di cư đến Belarus và vượt biên giới vào Ba Lan cũng như các nước thành viên khác trong liên minh nhằm đáp trả việc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt Belarus liên quan tình hình chính trị tại nước này. Phía Belarus luôn bác bỏ, coi đây là cáo buộc vô căn cứ.
Tổng thống Belarus Lukashenko cho rằng các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm vì chính hành động can thiệp của những nước này đã khiến người dân tại nhiều quốc gia phải sơ tán chiến tranh. Belarus đã đề xuất kế hoạch trong đó EU tiếp nhận 2.000 người di cư trong khi Belarus sẽ hồi hương 5.000 người khác. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Ủy ban châu Âu (EC) và Đức bác bỏ.
Taliban đòi Mỹ trả "kho tiền" ngay lập tức Quan chức cấp cao của Taliban kêu gọi Mỹ "giải phóng" số tiền bị đóng băng của Afghanistan trong bối cảnh nước này đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo. Lực lượng Taliban trên đường phố Afghanistan (Ảnh: Reuters). Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Taliban Khan Muttaqi cho biết Mỹ không còn tham gia vào cuộc chiến với Afghanistan, do...