3.096 ngày sống trong “địa ngục” (Kỳ 6)
Sự linh cảm khiến Natascha hoang mang nhưng không giúp cô bé tránh được vụ bắt cóc.
Linh cảm
Sau này, trong hồi ký của mình, Natascha Kampusch kể cô đã linh cảm một điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra trước khi bị bắt cóc. Buổi sáng định mệnh ấy, bé ngủ dậy, cảm thấy hoang mang mặc dù mọi việc diễn ra bình thường. Cô và người mẹ không được hợp tính nhau và thường xuyên cãi vã. “Đêm trước khi tôi bị bắt cóc, tôi đã cãi nhau với mẹ vì bố tôi đưa tôi về nhà quá muộn và không đưa tôi về tận cửa nhà”. Tuy nhiên, sau khi tranh cãi, cô linh cảm bất an thực sự nên đã nói với mẹ rằng: “Chúa biết điều gì sẽ xảy ra. Một ai đó có thể bắt con”. Và linh cảm đó đã thành sự thật.
“Mẹ tôi thường dặn tôi đừng bao giờ ra khỏi nhà sau khi cãi nhau mà không nói lời tạm biệt”, Natascha nói.Quả thật, sau này Natascha kể, trong đi bộ, cô cảm thấy như có ai đó giục cô đừng đi sang bên kia đường. Tại đây, Natascha nhìn thấy một người đàn ông đứng gần chiếc xe tải màu trắng. Cô đã không nghe theo trực giác. Người đàn ông bên đường chính là Wolfgang Priklopil, kẻ đã bế thốc bé Natascha lên và ném vào trong ô tô chỉ trong khoảng khắc rồi phóng đi.
Một cảnh trong bộ phim dựa trên câu chuyện có thật của Natascha Kampusch mang tên “Ác mộng 3.096 ngày”.
Natascha bị giam trong một căn phòng bí mật chỉ rộng chừng 5 m2. Đó là một căn phòng đặc biệt nằm dưới mặt đất 2,5 mét, không có cửa sổ, cũng không có ánh sáng mặt trời. Cửa ra vào làm bằng thép nằm ẩn đằng sau lưng tủ đựng ly chén. Trong 6 tháng đầu, Natascha bị nhốt trong phòng cả ngày lẫn đêm. Sau đó, Priklopil cho phép em ban ngày lên nhà trên nhưng ban đêm phải trở về phòng giam ngủ. Những lúc y vắng nhà, Natascha cũng bị nhốt trong phòng. Vài năm sau, căn phòng được nâng cấp tương đối tiện nghi hơn.Khi cảnh sát vào trong phòng, họ thấy có tivi, bàn ghế, quần áo, sách vở, trò chơi, nước đóng chai…
Từ tháng 6/2005, Natascha được phép đi dạo trong vườn nhà. Từ tháng 2/2006, thỉnh thoảng Natascha được phép ra khỏi nhà. Có một lần Priklopil đưa Natascha đi trượt tuyết vài giờ. Tuy nhiên, Wolfgang Priklopil luôn biết nắm đúng tâm lýcủa Natascha tới mức biết rõ cô phản ứng thế nào nên hắn hoàn toàn có thể điều khiên Natascha theo ý muốn.
Trốn thoát
Video đang HOT
Sáng 23/8/2006, Natascha có nhiệm vụ dùng máy hút bụi làm vệ sinh chiếc BMW 850i trong sân vườn. Tới gần trưa, có một người gọi điện cho Priklopil. Vì chiếc máy hút bụi quáồn nên Priklopil bước ra ngoài để nghe điện thoại. Thừa dịp, Natascha nhảy hàng rào chạy trốn, vượt qua một con lộ khoảng 200 m, lại vượt rào và nhờ người qua đường gọi cảnh sát tới. Tuy nhiên, không ai quan tâm đến tình cảnh của cô.
Căn phòng nhốt Natascha Kampusch trong 8 năm và hình cô bé trước khi bị bắt cóc.
Cuối cùng Natascha gõ cửa sổ nhà một bà cụ 71 tuổi và nói: “Cháu là Natascha Kampusch”. Ngay lập tức cảnh sát có mặt sau khi nhận được cú điện thoại của bà cụ. Natascha lập tức được đưa đến đồn cảnh sát thành phố Deutsch Wagram.Cảnh sát mau chóng xác định được cô gái đích thực là Natascha Kampusch qua xét nghiệm DNA, một vết thẹo trên người và sổ thông hành (tìm thấy trong phòng nhốt Natascha).
Khi bị bắt cóc, Natascha cân nặng 45 kg. Tám năm sau, em chỉ cao thêm được 18 cm và cân nặng 48 kg. Natasha cho biết ăn uống rất thất thường trong suốt thời gian bị giam cầm.Trong khi đó, Priklopil hay tin Natascha bỏ trốn đã lấy xe chạy trốn cảnh sát đến một trạm ga xe lửa ở ngoại ô Bắc Vienna. Kẻ bắt cóc điên loạn này đã nhảy vào đầu xe lửa tự tử chết. Trước đó, y có nói với Natascha rằng “cảnh sát sẽ không bao giờ bắt được ta lúc còn sống”.
Theo một nguồn tin của cảnh sát, Prilklopil được chôn cất trong một ngôi mộ với cái tên giả để tránh bị phá hủy.
Theo khampha
3.096 ngày sống trong "địa ngục" (Kỳ 5)
Khi hít phải những làn khói cay xè vào phổi, tôi cố hít thật sau. Nhưng sau đó tôi bắt đầu ho và ý nghĩ cố gắng sống sót trỗi dậy.
"Nghe lời! Nghe lời! Nghe lời!"
Những cơn giận dữ điên cuồng bùng phát tức thời của Priklopil dần trở nên thường xuyên hơn. Hắn liên tục đánh vào đầu tôi khiến tôi cảm thấy buồn nôn. Thỉnh thoảng tôi đếm và biết được có tuần phải chịu tới hơn 200 trận đòn. Tôi bắt đầu ghi lại những kỷ lục trong cuốn sổ - Và tôi còn giữ nó tới ngày nay.
Hắn cũng trở nên khó đoán hơn bao giờ hết. Vào những đêm hắn khó ngủ, giọng của hắn vo ve hàng giờ thông qua cái loa trong tầng hầm của tôi. Những đêm khác, hắn chỉ đơn giản chỉ nói đều khiến tôi căng thẳng: "Nghe lời! Nghe lời! Nghe lời!" qua 2 chiếc điện đàm nội bộ.
Một lần, khi không thích cái cách tôi nướng bánh, hắn kéo tôi ra đằng sau căn hầm và nhốt tôi ở đó trong chỗ tối hoàn toàn trong 2 ngày và chỉ cho một túi cà rốt để ăn.
Lối xuống căn hầm và nơi đã nhốt Natascha Kampusch suốt 8 năm trời.
Thật lạ lùng, một ngày tôi nghe được tên cũ của tôi trên radio. Tác giả của cuốn sách viết về những người mất tích đang nói tên tôi trong danh sách những người mất tích không dấu vết, không thi thể. Tôi muốn thét lên: "Tôi ở đây! Tôi còn sống!".
Sau đó, tôi bỗng nhìn mọi thứ trở nên rất rõ ràng. Tôi biết rằng không thể dành cả đời mình như thế này. Chỉ có một con đường duy nhất: xa lìa cuộc sống này.
Ngày hôm đó không phải là lần đầu tiên tôi cố tự tử. Năm 14 tuổi, tôi đã cố tự tử bằng cách nối quần áo lại rồi tự chịt cổ mình. Năm 15 tuổi, tôi đã tự rạch cổ tay bằng cái kim khâu to.
Lần này, tôi đặt giấy, báo, giấy vệ sinh vào trước cửa lò hâm. Căn phòng sẽ đầy những khói và tôi sẽ dần xa rời cái cuộc đời vốn dĩ không còn thuộc về tôi nữa.
Khi hít phải những làn khói cay xè vào phổi, tôi cố hít thật sau. Nhưng sau đó tôi bắt đầu ho và ý nghĩ cố gắng sống sót trỗi dậy.
Tôi với lấy chiếc gối bịt lên mặt để cố giảm bớt tác hại của làn khói đang dầy đặc trong hầm, ném quần áo ướt để dập tắt đám cháy âm ỉ. Sáng hôm sau, căn hầm vẫn còn đầy mùi khét.
Khi Priklopil xuống hầm, hắn giận dữ giật tôi ra khỏi giường. Sao tôi dám trốn thoát khỏi hắn. Gương mặt hắn trở nên giận dữ và sợ hãi. Nỗi sợ hãi khiến tôi kinh hoàng tới mức có thể đánh đổi được mọi thứ để được an toàn.
Natascha Kampusch ngày được giải cứu.
Nhưng sau vụ đó, có một vài sự thay đổi nhỏ. Priklopil thay đổi thái độ với tôi hơn và dần nắm được tâm lý của tôi. Thực vậy, hắn trở nên tự tin hơn đủ để cho tôi lên tầng hầm đi vào xe ô tô với hắn. Lần đầu tiên, tôi được phép rời khỏi căn hầm tù ngục trong vòng 7 năm trời.
Tôi đã chờ đợi giây phút này quá lâu rồi. nhưng tôi vẫn còn cứng đầu và im lặng trong nỗi sợ hãi.
Chúng tôi lái xe đi trong một thế giới mà chỉ tồn tại trong trí nhớ của tôi đã 7 năm. Giờ đây, mọi thứ dường như trở nên không có thực. Chúng tôi dừng tại một khu rừng nhỏ. Tôi chỉ biết một vài cây lá kim và đập đầu nhè nhẹ vào một thân cây lớn để xem nó có thực không.
Trên đường về, không ai trong cả hai nói một lời. Khi Priklopil nhốt tôi trong căn hầm một lần nữa, một nỗi buồn sâu thẳm tràn ngập trong tôi. Tôi cảm thấy mình mới vừa đi thăm một thế giới trong tưởng tượng, nơi mọi người đi lại như những đồ chơi. Chỉ có căn hầm nơi tôi sống là thật.
Chắc chắn Priklopil hiểu tâm lý của tôi vào thời điểm đó. Và hắn hiểu rất rõ. Hắn hiểu tâm lý tôi tới mức đủ tự tin để đưa tôi ra ngoài tới một nơi trượt tuyết. Và, tại đó, lần đầu tiên trong 8 năm, tôi thấy mình ở một mình trong một căn phòng có người lạ. Người mà tôi có thể mở lời cầu cứu.
Theo khampha
3.096 ngày sống trong "địa ngục" (Kỳ 4) Tôi bắt đầu phản kháng một cách tiêu cực hơn. Mỗi khi hắn đánh tôi, tôi tự tát vào mặt mình cho tới khi hắn bảo dừng lại. Một cảnh trong bộ phim dựa trên câu chuyện có thật của Natascha Kampusch mang tên "Ác mộng 3.096 ngày". Những dòng tâm sự trong cuốn tự truyện của Natascha Kampusch: Thường thường, tôi đội...