30/4/1975: Sáng tinh mơ kịp mọc một rừng cờ
Đông đảo các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham dự mít tinh mừng chiến thắng
Giải phóng Xuân Lộc, cánh cửa vào Sài Gòn của quân ta đã mở.
Sáng ngày 24/4/1975, Nguyễn Trọng Quyến được lệnh đến gặp Trung tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân phía Đông. Trung tướng chỉ đạo:
- Chúng ta sắp tiến công tiếp vào Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của địch. Tôi phân công đồng chí lo đủ 2.000 lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng và 40.000 băng đeo tay cho lực lượng quân quản. Trong ngày 25/4 phải có.
Nguyễn Trọng Quyến trưởng thành từ một lái xe chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, trở thành kỹ sư ô tô, nay là cán bộ tiền phương Tổng cục Hậu cần, vốn nổi tiếng tháo vát. Nhưng với nhiệm vụ “hỏa tốc” này, anh dè dặt đề nghị:
- Thưa thủ trưởng, việc này xin giao cho quân nhu được không. Tôi là dân kỹ thuật, bây giờ biết tìm đâu ra vải màu và thợ may ngần ấy lá cờ và băng tay. Lại còn tiền nữa.
Trung tướng Lê Trọng Tấn ôn tồn:
- Tôi thấy đồng chí có thể khắc phục khó khăn để thực hiện tốt việc này nên mới phân công. Hãy phát huy óc sáng tạo, năng nổ ứng biến, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh. Kể cả việc tiền nong vay mượn ở đâu. Thời gian lại rất gấp, phải thật khẩn trương.
Thế là Nguyễn Trọng Quyến vào việc. Anh xin một chiếc xe tải và một lái xe, nhằm hướng Bắc. Tại thị xã Phan Thiết, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân quản Ba Mì lắng nghe Quyến đưa ra yêu cầu. Ông đắn đo giây lát rồi hỏi: “Vậy đồng chí mang theo bao nhiêu tiền?”.
Chao, Nguyễn Trọng Quyến lúng túng sao! Quyến nhớ trong ví của mình có mấy tờ bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam mệnh giá 1 đồng mang từ Hà Nội vào, liền rút ra một tờ đưa cho người đối diện. Ông Ba Mì run run cầm tờ giấy bạc, đưa lên soi, ngắm hình Bác Hồ, rồi cho vào túi áo bên phía trái tim:
Video đang HOT
- Đồng chí thân mến, tôi coi như được Bác Hồ giao nhiệm vụ. Tôi sẽ thực hiện được một nửa yêu cầu của đồng chí.
Quyến vẫn chưa hết lo lắng. Nhưng ông Ba Mì đã nhanh chóng gỡ bí giúp. Ông gợi ý còn một nửa chỉ tiêu số cờ và băng, Quyến đi gặp đồng chí Ba Thành, Trưởng ban Quân quản tỉnh Bình Tuy giải quyết nốt. Tại Bình Tuy, Quyến cũng trao tay ông Ba Thành một tờ bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam mệnh giá 1 đồng, được ông rưng rưng cảm động đón nhận.
Tất nhiên hai cán bộ lãnh đạo tỉnh Phan Thiết và Bình Tuy có cách riêng của mình trong việc vận động nhân dân, nhưng đều có hiệu quả. Trưa ngày 25/4, đúng hẹn, bà con khắp nơi tấp nập chở cờ và băng đeo tay đến, chất đầy chiếc xe tải. Bằng xe lam, xe gắn máy và cả xe đạp. Thành công đến thật chóng vánh nhờ có sức dân, khó vạn lần dân liệu cũng xong!
Ngày hôm sau, 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Buổi sáng ngày 30/4/1975, khi đại quân ta tiến vào đô thành Sài Gòn, cả thành phố tràn ngập cờ và hoa, hoa và cờ…, đúng như ca từ một bài hát quen thuộc của nhạc sĩ Xuân Hồng: Ta đang đi, đi giữa rừng hoa / Hay ta đi giữa rừng cờ…
Hay như một nhà thơ – chiến sĩ viết: Ngày ấy hẳn là ngày vui nhất / Năm cánh quân về náo nức thành đô / Nét rạng rỡ hiện trên từng khuôn mặt / Sáng tinh mơ kịp mọc một rừng cờ…
Theo 24h
Những bức ảnh lịch sử về ngày toàn thắng
Ngày này 38 năm về trước, 5 mũi tấn công của ta đã thần tốc tiến vào đánh chiếm sào huyệt cuối cùng Sài Gòn, đưa non sông về một mối.
Cuối tháng 3/1975, đồng chí Lê Đức Thọ từ miền Bắc vào Nam cùng đồng chí Phạm Hùng và Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
Tại khu rừng cao su phía Nam Dầu Giây, Sư đoàn 304 trao lá cờ quyết chiến, quyết thắng cho Trung đoàn 66 Anh hùng để cắm trên Dinh Độc lập ngày giải phóng Sài Gòn, ảnh của nhà báo, NSNA Đinh Quang Thành.
Lữ đoàn tăng 203 cùng Sư đoàn bộ binh 304, Quân đoàn 2 đánh địch trên xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn, tiến vào giải phóng thành phố Sài Gòn (Ảnh: Đinh Quang Thành).
Tiến vào Dinh Độc Lập
Bức ảnh xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập do nữ phóng viên người Pháp Francoise Demulder chụp trưa ngày 30/4/1975.
Cố Đại tá Bùi Quang Thận trong bức ảnh lịch sử đang cầm lá cờ từ xe 843 tiến vào Dinh Độc Lập
Các chiến sĩ Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4/1975.
Cảnh hỗn loạn của Sài Gòn trong giờ phút cuối cùng của chế độ Ngụy quyền.
Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng vô điều kiện trên Đài phát thanh Giải Phóng.
Nhân dân Sài Gòn chào mừng các anh giải phóng quân.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham dự mít tinh mừng chiến thắng.
Bức ảnh đã đi vào tâm trí của nhiều thế hệ, "Mẹ con ngày gặp lại" của nhà báo Lâm Hồng Long.
Theo 24h
Bí mật trận đánh cách Dinh Độc Lập 7km Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đứng trước thời điểm lịch sử, các cánh quân của ta ở thế chẻ tre tiến thẳng về Sài Gòn. Để dọn đường cho đại quân đánh chiếm cơ quan đầu não của địch, ở cửa ngõ phía Đông, Bộ chỉ huy chiến dịch xác định cây cầu đặc biệt quan...