300 tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm
Ban kỹ thuật Codex quốc tế về vệ sinh thực phẩm (Codex Committee on Food Hygiene – CCFH) cho biết, đến nay hệ thống Codex đã có hơn 300 tiêu chuẩn, các văn bản hướng dẫn, quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phẩm và nhóm thực phẩm.
CCFH đã có những thay đổi về nội dung trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, các văn bản liên quan đối với an ninh thực phẩm toàn cầu bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo đảm công bằng trong thương mại quốc tế về thực phẩm. Một trong những công việc quan trọng mà CCFH vừa hoàn thành đó là hoàn thiện soát xét Dự thảo “Các nguyên tắc chung và Hướng dẫn thiết lập và áp dụng các chỉ tiêu vi sinh vật”. Việc này giúp các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển xây dựng các chỉ tiêu vi sinh vật của quốc gia mình.
Theo ANTD
Video đang HOT
"Khoảng trống" chưa được lấp
Từ trước tới nay, hình thức xử phạt hành chính vẫn được coi là công cụ để răn đe đối với các hành vi vi phạm về hành chính trong các lĩnh vực giao thông, xây dựng, tài nguyên môi trường, thuế, quản lý thị trường, trật tự an toàn xã hội... Tuy nhiên khi Luật xử phạt vi phạm hành chính chính thức có hiệu lực từ 1-7 thì việc xử phạt tại một số địa phương lại rơi vào thế khó.
Cần sớm có văn bản hướng dẫn để xử lý ngay nhiều công trình vi phạm
Khó cho nhà quản lý
Trước đây, việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện dựa trên Pháp Lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Căn cứ vào đó có khoảng 120 văn bản dưới luật gồm các nghị định thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã được ban hành để hướng dẫn và cụ thể hóa việc xử phạt. Khi Luật Xử phạt vi phạm hành chính ra đời cũng đồng nghĩa với việc Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản dưới nó cũng chấm dứt hiệu lực. Vậy câu hỏi đặt ra là, các hành vi vi phạm hành chính tới đây sẽ bị xử lý như thế nào khi mà các văn bản hướng dẫn thi hành Luật như nghị định và thông tư hướng dẫn chưa được hoàn thiện và chính thức ban hành? Nói một cách khác, hiện việc xử phạt này đang "vấp" phải thế khó bởi quy định cũ đã hết hiệu lực, trong khi quy định mới còn chưa ra đời.
Ông Phan Văn Bảo - Chánh thanh tra Sở xây dựng Hà Nội cho biết: Thực tế việc ban hành Luật mới trong khi các văn bản dưới Luật chưa bắt kịp đã khiến cho công tác xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như ngành xây dựng, hiện nay cán bộ thanh tra phát hiện nhiều vụ vi phạm trật tự xây dựng, nhưng họ rất lúng túng khi xử lý bởi việc ban hành quyết định xử phạt trong giai đoạn này khiến họ có thể phải đối mặt với nguy cơ bị "kiện" vì quy định cũ đã hết hiệu lực.
Xác định trước được vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành chủ trì xây dựng 56 nghị định liên quan đến các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác nhau. Đây là một con số rất ấn tượng bởi nó đã rút ngắn được hơn một nửa so với 120 văn bản hướng dẫn trước đây. Tuy nhiên phần lớn các nghị định vẫn còn nằm ở dạng dự thảo hoặc thẩm định dự thảo và chưa thể ban hành để hướng dẫn, triển khai. Đơn cử như Bộ Xây dựng cũng mới chỉ ban hành được Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh BĐS; khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở để lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan ban ngành.
Luật mới, quy định xử phạt cũ
Mới đây trong một cuộc trả lời báo chí về câu hỏi: Liệu Luật xử phạt vi phạm hành chính sẽ phải "nợ" văn bản hướng dẫn trong bao lâu? Thứ trưởng Bộ tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng: Về nguyên tắc thì các quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính sẽ được thực hiện. Nhưng với các vi phạm và mức phạt cụ thể tương ứng với hành vi được quy định trong nghị định cũ thì tiếp tục được áp dụng nếu nó không trái với tinh thần Luật xử phạt vi phạm hành chính. Lý giải về độ "vênh" giữa hướng dẫn cũ và Luật mới, ông Liên cho rằng: Dù sao thì mức phạt trong các văn bản cũ vẫn thấp hơn mức phạt trong các văn bản dự thảo (mới). Như vậy là nếu vi phạm thì người dân vẫn được lợi.
Thực tế phải thừa nhận, dù thế nào thì việc đã ban hành Luật mới cũng đã tạo nên những khó khăn cho chính những nhà quản lý khi mà những văn bản hướng dẫn chưa kịp "chạy" theo. Đó chính là lý do khiến một số đơn vị không dám mạnh tay xử phạt mà chọn hình thức tạm "treo" vi phạm để đợi tới lúc có đầy đủ các khung pháp lý mới làm cho an toàn.
Với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện nay, mặc dù đã có hiệu lực thi hành từ 1-7, song đến nay vẫn chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, trong khi đó có khá nhiều nội dung, quy phạm mới so với các văn bản luật về lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính trước đây. Sự chậm trễ này chắc chắn đã, đang và sẽ đẩy nhiều lực lượng chức năng xử lý vi phạm hành chính rơi vào tình trạng lúng túng, thậm chí là có những trường hợp không thể xử lý được vi phạm. Sự thiếu thống nhất và kịp thời giữa các văn bản điều chỉnh về lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính còn có thể dẫn tới hiện tượng xử lý không đúng về cả nội dung cần xử lý lẫn thẩm quyền của cá nhân hoặc tổ chức được phép xử lý. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không thể xử lý được các vi phạm về lĩnh vực hành chính đang diễn ra hàng ngày hiện nay. Bởi lẽ, không chỉ có Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã nêu rõ mà ngay cả tinh thần của Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng thể hiện, trong trường hợp "chuyển giao" giữa hai hệ thống hoặc hai văn bản luật thì mọi hành vi vi phạm hành chính sẽ vẫn bị xử lý bình thường với nguyên tắc nếu việc xử lý ấy không trái với điều khoản, quy định tại văn bản luật mới và căn cứ để xử lý vẫn là các quy định, chế tài của văn bản luật cũ. Nói cách khác là một khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn chỉnh, xuyên suốt và nhất quán thì các quy định lẽ ra đã bị bãi bỏ thì vẫn còn nguyên hiệu lực.
Nguyễn Long
Theo ANTD
Sửa đó sai đâu? Gần đây, có nhiều chuyện mà dư luận thấy phiền lòng cho các cơ quan chức năng khi đưa ra những chính sách tùy tiện mà thiếu khảo sát cụ thể. Nhiều văn bản đã đưa ra rồi lại rút vì không khả thi. Điều đáng nói là cái dạng văn bản thiếu tính thực tế, không khả thi đó đang ngay một...