300 tỉ USD rót vào công nghệ xe điện thế giới 5-10 năm tới
Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu lên kế hoạch chi 300 tỉ USD cho công nghệ ô tô điện trong 5-10 năm tới. Gần một nửa số tiền này nhắm vào thị trường Trung Quốc.
Ảnh: Reuters
Theo Reuters, hàng trăm tỉ USD sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ngành ô tô từ nhiên liệu hóa thạch sang công nghệ chạy bằng điện và pin ở các nước châu Á. 300 tỉ USD là mức chi tiêu lớn chưa từng có, được thúc đẩy đáng kể nhờ chính sách cắt giảm lượng khí thải CO2 của chính phủ. Phần nhiều số tiền này xuất phát từ hãng Đức Volkswagen.
Nhiều thập niên qua, Trung Quốc cố gắng bắt kịp nhiều nhà sản xuất ô tô Đức, Nhật Bản và Mỹ – các bên thống trị phương tiện công nghệ đốt trong. Giờ đây, Trung Quốc định vị bản thân ở thế sẵn sàng đi đầu phát triển xe điện. “Tương lai của Volkswagen (VW) sẽ được quyết định ở thị trường Trung Quốc. Trung Quốc sẽ trở thành một trong các cường quốc ô tô thế giới”, giám đốc điều hành VW Herbert Diess cho hay. Hãng có liên doanh nhiều thập niên với hai công ty ô tô lớn nhất Đại lục là SAIC Motor và FAW Car.
Sếp VW nói thêm: “Những gì chúng tôi tìm thấy ở Trung Quốc thực sự là môi trường phù hợp để phát triển thế hệ ô tô tiếp theo. Chúng tôi tìm thấy những kỹ năng phù hợp, những gì mà chúng tôi chỉ bắt gặp một phần ở châu Âu và nhiều nơi khác”.
Video đang HOT
Để bắt kịp với xu hướng hạn chế động cơ diesel và động cơ xăng của nhiều nước, ngành ô tô đẩy mạnh điện khí hóa. Một năm trước, họ dự định chi chỉ 90 tỉ USD để phát triển xe điện. Số tiền 300 tỉ USD mà các nhà sản xuất ô tô tính dành để đưa xe điện đến gần hơn với tài xế Trung Quốc, châu Âu và Bắc Mỹ giờ đây còn lớn hơn cả nền kinh tế Ai Cập hoặc Chile.
Xe Volkswagen Passat đang được sạc tại Berlin (Đức)
1/3 tổng chi tiêu xe điện của toàn ngành, tức 91 tỉ USD, là từ cam kết của VW. Công ty cố đứng lên sau vụ bê bối khí thải xe diesel khiến hãng phải nộp hàng tỉ USD tiền phạt và thiệt hại danh tiếng. VW cho biết kế hoạch điện khí hóa trên ba châu lục sẽ giúp doanh nghiệp xuất xưởng 15 triệu phương tiện điện đến năm 2025, trong đó có 50 mẫu thuần chạy bằng điện và 30 mẫu xe hybrid. Cuối cùng, công ty Đức có kế hoạch điện khí hóa toàn bộ 300 mẫu xe thuộc 12 thương hiệu mà hãng sở hữu, trong đó gồm cả Audi và Porsche.
Daimler, hãng ô tô Đức, cam kết 42 tỉ USD để phát triển xe điện. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Mỹ General Motors thì dự kiến chi 8 tỉ USD cho công nghệ xe điện và xe tự hành. Gần 45% tổng chi tiêu cho xe điện, tức 135 tỉ USD, mà cả ngành dự kiến chi sẽ chảy về Trung Quốc. Trung Quốc hiện thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất và bán ô tô điện thông qua hệ thống hạn ngạch, tín dụng và ưu đãi từ chính phủ.
Vì lẽ đó, chi tiêu cho xe điện của nhiều cái tên lớn Trung Quốc, từ SAIC cho đến Great Wall Motor, có thể ngang bằng hoặc thậm chí vượt chi tiêu của nhiều đối tác liên doanh đa quốc gia như VW, General Motors hay Daimler. Hãng tin Reuters phân tích ngân sách đầu tư và mua sắm được 29 hãng xe hàng đầu thế giới công bố trong hai năm qua và kết luận rằng chi tiêu thực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển (R&D), kỹ thuật, dụng cụ sản xuất và mua sắm của các hãng có thể cao hơn nhiều so với số liệu được công bố.
“Có sự gấp rút trong việc đầu tư vào phương tiện chạy bằng điện và pin”, Alexandre Marian, giám đốc điều hành hãng AlixPartners cho hay. Báo cáo thực hiện năm 2018 do ông Marian làm đồng tác giả cho thấy tổng chi tiêu cho xe điện của các hãng xe và nhà cung ứng phụ tùng ô tô hàng đầu thế giới sẽ đạt 255 tỉ USD đến năm 2023.
Theo TNO
BMW bắt tay Daimler: Tương lai BMW và Mercedes dùng chung khung gầm
Bất chấp sự đối địch không ngừng nghỉ để cạnh tranh danh hiệu thương hiệu xe sang số 1 thế giới, 2 tập đoàn Đức Daimler và BMW đã quyết định bắt tay trong lĩnh vực sản xuất linh kiện.
Trước đó, BMW và Daimler đã cùng hợp tác trong mảng bản đồ điện từ (HERE Technologies, mua lại cùng Audi), dịch vụ chia sẻ xe và vận tải nhưng thỏa thuận mới sẽ đẩy 2 tập đoàn này sát lại nhau hơn nữa.
Những lĩnh vực mà 2 phía hợp tác phát triển chung lần này đa dạng và có quy mô lớn hơn rất nhiều, bao gồm khung gầm, ắc quy và thậm chí cả công nghệ xe tự lái theo thông tin được Bloomberg đăng tải.
Với áp lực đang ngày một gia tăng trong lĩnh vực xe tự lái và ắc quy xe điện, không ít các hãng xe lớn trước đó cũng đã phải bắt tay với chính các đối thủ của mình để cắt giảm chi phí, điển hình là phi vụ giữa Ford và Volkswagen mới đây. Có lẽ chính vì động thái này của Volkswagen (thương hiệu chủ quản của Audi - đối thủ còn lại của BMW/Mercedes-Benz) mà 2 tập đoàn mẹ tới từ Đức mới ra quyết định nhanh tới vậy.
Động thái bất ngờ của đối thủ Volkswagen buộc BMW/Daimler phải có biện pháp đáp trả.
Nhìn chung, dù doanh số năm 2018 của BMW lẫn Daimler vẫn ở mức khả quan nhưng lợi nhuận của họ đã giảm đi trông thấy, một phần vì chi phí sản xuất/phát triển công nghệ mới cao và phần còn lại tới từ yếu tố khách quan là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Daimler trước đó đã công bố bổ sung ít nhất 10 mẫu xe điện trong 4 năm tới trong khi BMW cũng cam kết trình làng 12 mẫu xe như vậy từ nay tới 2025.
Theo trí thức trẻ
Xe điện Nissan Leaf E+ gây ấn tượng mạnh với công suất 214 mã lực và tầm hoạt động 363km Nissan Leaf E có thể được xem là phiên bản cao cấp hơn của Leaf với dung lượng pin lớn hơn, hệ truyền động mạnh mẽ hơn và trang bị công nghệ hiện đại hơn. Mẫu xe điện Nissan Leaf nguyên bản có tầm hoạt động khá hạn chế là 241 km, tuy nhiên Nissan đã khắc phục vấn đề này bằng việc...