300 khủng bố IS chia nhau giữ 500m2 đất ở thành trì Mosul
Nhiều tên khủng bố cạo râu, ngụy trang để lẩn trốn khỏi thành trì Mosul sẽ thất thủ trong vài ngày tới.
Một xe tăng nã đạn ở thành trì Mosul.
Khoảng 300 tên khủng bố IS đang chia nhau giữ hơn 500 m2 đất ở thành phố Mosul, Iraq, theo thông tin được quân đội nước này công bố. Chúng tập trung ở khu vực Old City bên trong thành trì Mosul và nhiều người lo ngại cho sự an nguy của dân chúng đang bị giam hãm tại đây.
Theo Daily Mail, ít nhất 1.500 thường dân đang bị giảm lỏng ở thành trì Mosul, thành phố lớn thứ hai tại Iraq. Cuộc chiến tại Mosul đang bước vào hồi kết khi lãnh địa của quân khủng bố IS ngày một thu hẹp dần.
Khu vực mà chúng kiểm soát nằm gần sông Tigris chảy qua trung tâm thành phố Mosul. Sau khi quân đội Iraq tấn công thành trì Mosul, rất nhiều phiến quân IS đã thiệt mạng hoặc phải bỏ chạy thoát thân.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi từng tuyên bố việc giải phóng hoàn toàn Mosul chỉ còn tính bằng ngày. Quân Iraq đang bao vây Mosul để tránh khủng bố IS tràn sang nước láng giềng Syria.
Video đang HOT
Trung tướng Sami al-Aridi thuộc lực lượng đặc nhiệm Iraq, nói: “Hàng trăm tên khủng bố đang tìm cách trốn khỏi Old City bằng cách cạo râu. Ngày 5.7, chúng tôi vừa bắt giữ hai tên lẩn trốn cùng nhóm phụ nữ và trẻ em trên đường rời khỏi Mosul”.
Khủng bố IS chiếm giữ thành trì Mosul từ mùa hè năm 2014 sau vài ngày tấn công thành phố này từ phía bắc và trung Iraq. Lực lượng quân đội Iraq do Mỹ hậu thuẫn đã thực hiện nhiều chiến dịch quy mô nhằm tái chiếm thành phố từ tháng 10 năm ngoái nhưng chưa đạt được thắng lợi cuối cùng.
Theo Danviet
Điều gì xảy ra sau khi tiêu diệt hết IS ở Iraq và Syria?
Cuộc chiến tiêu diệt hoàn toàn khủng bố IS chỉ là sự khởi đầu của việc giải quyết hàng chuỗi các xung đột, mâu thuẫn sắc tộc khác trong khu vực.
Mosul đổ nát, tan hoang sau 3 năm.
Khủng bố IS đang bị đánh bật khỏi hai thành trì quan trọng là Mosul ở miền bắc Iraq và Raqqa tại miền đông Syria. Trong 3 năm qua, hai thành trì này được xem là bàn đạp quan trọng để chúng có thể thực hiện tham vọng xây dựng cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo".
Sau nhiều tháng bị không kích liên tiếp từ lực lượng liên quân do Mỹ hậu thuẫn, phiến quân khủng bố này đang ngày càng bị áp đảo. Theo tin mới nhất của Daily Mail, hiện 300 tên khủng bố đang bám trụ ở một diện tích chưa tới 500 m2 tại Mosul.
Tuần trước, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tuyên bố sẽ giải phóng Mosul trong vài ngày tới. Quân IS chiếm giữ thành phố này từ mùa hè năm 2014 cho tới nay. Cuộc chiến giữa quân Iraq và khủng bố IS chỉ còn tính bằng ngày.
Tuy nhiên, ngay cả khi khủng bố IS thua trận thì cuộc chiến thực sự mới bắt đầu. Hàng vạn dân thường vẫn trong cảnh thiếu thốn, cần hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thuốc men sau 3 năm chịu cảnh màn trời chiếu đất. Tại Mosul, hàng trăm người đang chịu đựng cảnh đói ăn và khốn khổ giữa các đợt không kích.
Quân Iraq đang giao tranh với khủng bố IS.
"Dân thường thoát khỏi Mosul kể lại những trải nghiệm kinh hoàng. Họ bị kẹt giữa làn đạn, đợt không kích, pháo kích, đạn bắn tỉa và xe bom. Họ sống trong sợ hãi, không có nước sạch hay thức ăn", Iolanda Jaquemet, phát ngôn viên tổ chức Chữ thập đỏ, nói.
Trong bối cảnh này, bảo đảm và gìn giữ hòa bình còn khó hơn là chiến thắng một cuộc chiến. Thông tin từ Trung tâm Phòng chống Khủng bố tại học viện West Point (Mỹ) nhấn mạnh: "Tầm quan trọng của an ninh, quản lý và chính trị sau giải phóng là rất quan trọng". Tại những nơi khủng bố IS đã bị đánh bật, hàng trăm cuộc tấn công vẫn diễn ra, cho thấy phiến quân này vẫn quyết tâm bám trụ tại thành phố Mosul.
"Đẩy lui IS khỏi Syria và Iraq không đảm bảo thắng lợi cuối cùng và giảm khả năng nhóm khủng bố này sẽ tấn công vào các khu vực khác", thông báo của Daniel Milton và Muhammad all-Ubaydi, viết.
Một người bố ôm con bỏ chạy khỏi Mosul.
Tại Iraq, giải phóng Mosul chỉ được xem là bước đầu tiên trong cuộc chiến dài hơi ở phía bắc, và quân chính phủ (do người Hồi giáo Shiite nắm quyền) vẫn phải chật vật tìm cách kiểm soát khu vực này. Ở một chiều hướng khác, phiến quân người Kurd đang kêu gọi bỏ phiếu độc lập để giành quyền tự trị cho khu vực biên giới. Người Hồi giáo Sunni vẫn bày tỏ thái độ thù địch và căm ghét dành cho những phiến quân Iraq được Iran hậu thuẫn.
"Xung đột ở khu vực này đã bắt đầu từ năm 1930", Jooset Hiltermann từ Tổ chức Khủng hoảng Thế giới, nói. "Mâu thuẫn giữa người Ả Rập và người Kurd, giữa Hồi giáo Shiite và Sunni, giữa các quốc gia láng giềng như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ - sẽ chỉ khiến khu vực thêm leo thang căng thẳng".
Giải quyết mâu thuẫn tồn tại hơn 80 năm qua ở khu vực này sẽ là bài toán khó nhất mà chính người dân Iraq hay Syria phải tìm ra lời giải.
Theo Danviet
Chiến thắng đầu tiên của Trump: Mỹ diệt 2.900 tên IS trong 4 ngày Chỉ trong vòng 4 tuần, quân đội Mỹ đã hỗ trợ các lực lượng an ninh Iraq tiêu diệt được 2.900 chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đẩy nhóm này đến bên bờ vực sụp đổ ở Iraq. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có chiến thắng đầu tiên trong cuộc chiến chống IS Theo Daily Star, nhờ được quân...